Báo cáo tài chính năm để lỗ thế nào là hợp lý?

truongoanh

New Member
Hội viên mới
Chào mọi người
Mong mọi người giúp cho trường hợp của mình
Công ty mình thành lập vào cuối năm 2012 nên gộp BCTC và năm 2013
Dự kiến Doanh thu trước thuế năm 2013 là: 600 triệu
Dự kiến tổng chi phí có thể lấy được là: 950 triệu
Vậy Lợi nhuận trước thuế là 350 triệu
Như vậy liệu có để lỗ quá nhiều không?
Mình chưa làm BCTC bao giờ nên không biết như thế nào mong mọi người giúp đỡ.......
Thankyou verry much
 
Ðề: Báo cáo tài chính năm để lỗ thế nào là hợp lý?

Chào mọi người
Mong mọi người giúp cho trường hợp của mình
Công ty mình thành lập vào cuối năm 2012 nên gộp BCTC và năm 2013
Dự kiến Doanh thu trước thuế năm 2013 là: 600 triệu
Dự kiến tổng chi phí có thể lấy được là: 950 triệu
Vậy Lợi nhuận trước thuế là 350 triệu
Như vậy liệu có để lỗ quá nhiều không?
Mình chưa làm BCTC bao giờ nên không biết như thế nào mong mọi người giúp đỡ.......
Thankyou verry much

Công ty bạn mới thành lập lỗ như thế là chuyện bình thường. có thể lỗ liên tiếp trong 2 năm đầu mà bạn.và ko có luật nào quy đinh mức lỗ của công ty bạn ak.
 
Ðề: Báo cáo tài chính năm để lỗ thế nào là hợp lý?

Add ic mình tieuquybeo54 mình bảo cho bạn nhé
Thanks
 
Ðề: Báo cáo tài chính năm để lỗ thế nào là hợp lý?

Tiểu quỷ béo giấu nghề hay sao mà toàn tư vấn riêng thế. Trả lời trên này cho mọi người cùng tham khảo, học hỏi kinh nghiệm
 
Ðề: Báo cáo tài chính năm để lỗ thế nào là hợp lý?

Một : lãi lỗ và kết chuyển
Ðề: Làm lại báo cáo tài chính có nhiều khức mắc...nhờ cả nhà giúp e với???
anh Chu Đình Xinh ơi cho e hỏi: VÌ BCTC các năm trước của cty không chuẩn lắm, nên e sợ khi kết chuyển lỗ rồi, sang năm e muốn thuê luôn kiẻm toán dọn dẹp sổ sách nên e muốn để chuẩn xác đã e mới kết chuyển có được không?
Năm 2008, 2009, 2010, 2011 lỗ
Năm 2012 lãi ( e đã nộp tiền thuế)
vậy năm 2013 nếu lỗ e có được kết chuyển lỗ các năm 2008.2009.2010.2011 không ah?
THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 9. Xác định lỗ và chuyển lỗ
1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế.
2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
- Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

= > Như vậy thời gian chuyển lỗ cho các năm tài chính phát sinh lỗ là không quá 05 năm
Lỗ năm 2008 => chuyển lỗ tối đa từ 2009 – 2013
Lỗ năm 2009 => chuyển lỗ tối đa từ 2010 – 2014
Lỗ năm 2010 => chuyển lỗ tối đa từ 2011 – 2015
Lỗ năm 2011 => chuyển lỗ tối đa từ 2012 – 2016
= > theo kết quả trên số lỗ năm 2008 của bạn hết hạn năm 2013 nếu có lãi, sau năm 2013 thì toàn bộ số lỗ năm 2008 hết hiêu lực giả sử năm 2014 bạn lãi thì toàn bộ số lỗ năm 2008 ko được chuyển xu nào , và bạn được phép chuyển lỗ của các năm 2009,2010,2011,2012,2013 sang cho năm 2014 số lỗi tối đa được chuyển = số lãi của năm đó

= >Nếu việc chuyển lỗ không làm phát sinh thuế TNDN phải nộp thì số tiền thuế đã nộp vào năm 2012 sẽ được treo trên tài khoản Nợ 3334 + CĐPS => và phản ánh số tiền còn phải thu nhà nước trên CĐKT mã số 154: 3. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước
= > Vậy theo kết quả dữ liệu trên bạn đã cung cấp thì công ty bạn đang được chuyển lỗ sang nhưng kế toán lại ko làm phụ lục chuyển lỗ => phải nộp thuế, nếu bạn là người mới đủ hiểu biết nên trình bày với xếp :
-Thứ nhất sau này kiểm toán vào kiểm tra rà soát lại sổ sách công ty bạn => lòi phần thuế phải nộp kia trong khi thực tế ko phải nộp do còn được chuyển lỗ các năm trước sang
-Thứ hai sếp cũng sẽ biết năng lực làm việc của bạn, có thể sẽ có mức lương khác hoặc trong mắt sếp vị trí của bạn cũng được khẳng định, và tiếng nói cũng như các ý kiến đóng góp cải tiến công việc cũng như quy trình sổ sách và thuế má sẽ được sếp cân nhắc => còn nếu không mọi tội vạ đều quy cho kế toán đương nhiệm mà ko cần biết lý do ai làm sai bởi quan niệm của người việt kế toán là cái bộ phận ko làm họ hái ra tiền được không tạo ra lợi nhuận cho họ

= > bạn có thể làm thuật toán cân bằng năm đầu làm lỗ 5.000.000 => năm 2 làm lãi 4.000.000 => còn lỗ 1.000.000 => ……tương tự cho các năm tiếp theo quy luật lỗ trước lãi sau

Hai: việc làm sổ lỗ nếu bạn có đủ các chứng từ hóa đơn chứng mình việc lỗ là hợp lý thì được chấp thuận toàn phần, nếu các khoản chi phí đưa vào có dấu hiệu của gian lận đẩy cao, đôn cao hay đưa khống vào làm tằng chi phí giảm doanh thu => lợi nhuận thấp => sẽ bị bóc bán phần hoặc toàn phần cho những chi phí này
THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Vậy:
Theo Luật thuế TNDN thì các khoản chi phí có chứng từ chi được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, những chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Các trường hợp thường gặp phải là:
1. Các khoản thực chi nhưng không có hoá đơn chứng từ theo quy định.
2. Các khoản chi phí phát sinh trong năm và liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hoá đơn nhưng hoá đơn không hợp pháp.


---------- Post added at 07:37 ---------- Previous post was at 07:30 ----------

Nhưng nên làm lãi một khoản giá trị nhỏ một năm đóng thuế TNDN khoảng < 1.000.000 không nên làm lỗ quá đà hoặc làm theo luật cân bằng : 1 năm lãi<= 1 năm lỗ
- để báo cáo tài chính nhìn được đẹp về số liệu
- sau này thanh tra thuế cũng đỡ hơn
- có cái nhìn khả quan về tài chính công ty
- xu hướng làm lỗ chỉ dành cho DNTN, TNHH MTV còn các hình thức khác : TNHH 2 TV trở lên, cổ phần...........đa số làm lãi dù ít hay nhiều để có cái nhìn khả quan hơn về tài chính và năng lực lãnh đạo của ban quản trị đương thời trước các thành viên góp vốn
- để vay ngân hàng được dễ dàng
- để mang đi đấu thầu các dự án
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top