Bài tập kế toán thuế

thuong8710

Member
Hội viên mới
Một một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau:
1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000đ, trong đó thuế GTGT 2.000.000đ.
2. Đem tiền mặt gởi vào NH 30.000.000đ, chưa nhận được giấy báo Có.
3. Thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình 63.000.000đ, trong đó thuế GTGT 3.000.000đ.
Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000đ, trong đó thuế GTGT
20.000đ.
4. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000đ.
5. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 10.000.000đ.
6. Nhận được giấy báo có của NH về số tiền gởi ở nghiệp vụ 2.
7. Vay ngắn hạn NH về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000đ.
8. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 40.000đ.
9. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000đ.
10. Nhận phiếu tính lãi tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng 16.000.000đ.
11. Chi TGNH để trả lãi vay NH 3.000.000đ.
12. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000đ, chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân viên 20.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiêp vụ kinh tế phát sinh trên.
Bài giải
1.
Nợ TK 111: 22.000.000
Có TK 333: 2.000.000
Có TK 511: 20.000.000
2.
Nợ TK 113: 30.000.000
Có TK 111: 30.000.000
3.

Nợ TK 111: 63.000.000
Có TK 333: 3.000.000
Có TK 711: 60.000.000
Nợ TK 811: 200.000
Nợ TK 133: 20.000
Có TK 111: 220.000
4.
Nợ TK 641: 300.000
Có TK 111: 300.000
5.
Nợ TK 141: 10.000.000
Có TK 111: 10.000.000
6.
Nợ TK 112: 30.000.000
Có TK 113: 30.000.000
7.
Nợ TK 111: 100.000.000
Có TK 311: 100.000.000
8.
Nợ TK 152: 400.000
Nợ TK 133: 40.000
Có TK 111: 440.000
9.
Nợ TK 642: 360.000
Có TK 111: 360.000
10.
Nợ TK 112: 16.000.000
Có TK 515: 16.000.000
11.
Nợ TK 635: 3.000.000
Có TK 112: 3.000.000

12.
Nợ TK 111: 25.000.000
Có TK 112: 25.000.000

Nợ TK 334: 20.000.000
Có TK 111: 20.000.000
 
Ðề: Bài tập kế toán thuế

Bên bạn hạch toán theo QĐ 15 phải k?
NV4: Nợ tk 6417/có tk 111 = 300.000
NV8: Ntk 152=50.400.000
nợ tk 133= 5.040.000
có tk 112 = 55.000.000
có tk 111 = 440.000
NV9: Bạn phải nói rõ sử dụng ở bộ phận nào?
Nợ tk 6413, 6423/có tk 111 = 360.000
NV 12: tạm ứng lương bạn lên để vào tk 141 có bảng chi tiết tạm ứng lương kèm theo. Đây chưa phải là thanh toán lương k nhất thiết phải HT vào tk334
nợ tk 141/có tk111 = 20.000.000
 
Ðề: Bài tập kế toán thuế

ko đâu, ở nv9 : cho vào 642 là đúng rồi, nếu đề bài cho vậy bạn phải tự hiểu là dùng cho bộ phận văn phòng,
còn NV 12 , cho vào 334 là đúng rồi , vì khoản này sẽ được trừ vào số lương phải trả , lần sau trả lương cho nhân viên thì trừ đi khoản đó, nếu cho vào 141 thì không đúng và lằng nhằng,
VD, nếu cho vào 141 , rồi khi nhân viên trả tiền bạn lại ĐK N 111 ,112 / C 141 vậy là mất thêm 1 bút toán nữa, đề bài đã cho là tạm ứng lương thì bạn cứ cho vào 334 , đúng cả về lý thuyết và thực hành, ở bài này bạn ấy chỉ đk thiếu ở NV8 thôi, bạn ấy thiếu bút toán ( N 156(1) = 50 (tr) )
 
Ðề: Bài tập kế toán thuế

ở công ty m thường tạm ứng lương từ tháng 1 đến tháng 10 rồi xem kết quả SXKD mới làm thanh toán lương. m toàn cho vào 141 thôi. năm ngoái bên kiểm toán và bên Sở tài chính lên kiểm tra họ đều nhất trí với cách hạch toán của m. Còn ở NV này m nghĩ nếu DN bạn chỉ cho tạm ứng 1 tháng thôi thì hạch toán vào tk 334 là hợp lý.
- trong kế toán k thể tự hiểu được đâu bạn ạ. khi xuất hoặc mua 1 thứ gì đó sử dụng cho bộ phận nào phải rõ ràng thì khi xác định chi phí mới chính xác được.
 
Ðề: Bài tập kế toán thuế

ko đâu, ở nv9 : cho vào 642 là đúng rồi, nếu đề bài cho vậy bạn phải tự hiểu là dùng cho bộ phận văn phòng,
còn NV 12 , cho vào 334 là đúng rồi , vì khoản này sẽ được trừ vào số lương phải trả , lần sau trả lương cho nhân viên thì trừ đi khoản đó, nếu cho vào 141 thì không đúng và lằng nhằng,
VD, nếu cho vào 141 , rồi khi nhân viên trả tiền bạn lại ĐK N 111 ,112 / C 141 vậy là mất thêm 1 bút toán nữa, đề bài đã cho là tạm ứng lương thì bạn cứ cho vào 334 , đúng cả về lý thuyết và thực hành, ở bài này bạn ấy chỉ đk thiếu ở NV8 thôi, bạn ấy thiếu bút toán ( N 156(1) = 50 (tr) )
Mua NVL mà dùng 156?

---------- Post added at 10:48 ---------- Previous post was at 10:47 ----------

ở công ty m thường tạm ứng lương từ tháng 1 đến tháng 10 rồi xem kết quả SXKD mới làm thanh toán lương. m toàn cho vào 141 thôi. năm ngoái bên kiểm toán và bên Sở tài chính lên kiểm tra họ đều nhất trí với cách hạch toán của m. Còn ở NV này m nghĩ nếu DN bạn chỉ cho tạm ứng 1 tháng thôi thì hạch toán vào tk 334 là hợp lý.
- trong kế toán k thể tự hiểu được đâu bạn ạ. khi xuất hoặc mua 1 thứ gì đó sử dụng cho bộ phận nào phải rõ ràng thì khi xác định chi phí mới chính xác được.
Em đồng ý vì biết chắc rằng học với thực tế khác nhau nhiều lắm.
 
Ðề: Bài tập kế toán thuế

đây ko phải đúng hay sai ,nhưng thực tế là ko phù hợp , nếu gọi là tạm ứng lương thì nó chỉ sải ra trong 1 tháng , sang tháng lại ứng tiếp vậy cứ như vậy có thể ứng đến mới năm cũng đc, nhưng tháng nào phải hạch toán hết tháng đó , mình vd, tháng 1 nhân viên A tạm ứng 1000,000 tiền lương , nếu đk như bạn là
N 141 / C 111= 1000,000. vậy 141 ps nợ, nếu trong kỳ nhân viên A trả tiền thì bạn ĐK N 111 / C 141 , mất thêm 1 bút toán, còn nếu nhân viên A ko trả nợ bắt buộc bạn phải thu hồi khoản này trên sổ , có nghĩa là bạn Đk N 111/ C 141 = 1000,0000 rồi khi trả lương Bạn Đk N 334 / C 111 = tổng số lương của nhân viên này nhưng khi trả tiền bạn sẽ trừ đi 1000,000 nhân viên này đã ứng, hoặc bạn lại Đk thêm N 334 / C 141 =1000,000 nếu ko làm vậy thì 141 sẽ có dư nợ và treo ở đó, Nếu khi nhân viên A tạm ứng bạn đưa thẳng vào 334 thì đơn giản hơn nhiều , khi tạm ứng bạn chỉ Đk N 334 / C 111= 1,000,000 ; khi trả lương bạn Đk N 334/ C 111= số lương còn lại, cho vào 141 chỉ là khi nhân viên tạm ứng đi mua NVL ,hàng hóa. CCDC , công tác phí .... để phục vụ cho công việc của công ty thì thương ng ta cho vào 141 để theo dõi ,

---------- Post added at 11:22 ---------- Previous post was at 11:12 ----------

[/COLOR]quên ko để ý nếu là nvl thì là 152(1)=50,(tr), học và làm ko khác nhau tý nào hết , chỉ có điều khi làm người làm đôi khi phải linh hoạt chế biến để sao cho hợp lý , những y bạn học là những kiến thức chuẩn theo quy định của luật pháp , và bạn làm cũng phải tuân thủ luật pháp, học là học theo 1 hệ thống còn khi làm thì đôi khi quá trình nó có chút biến đổi , nhưng vẫn tuân theo kiến thức đã học, mình thấy để hoàn thành công việc thì áp dụng 80% kiến thức đã học ,còn 20% là sự sáng tạo của ng làm nhưng vẫn tuân thủ chuẩn mực , vì kế toán là nghề làm áp dụng chuyên môn, nên quá trình làm việc phải áp dụng đúng những quy định, ko như các ngành xã hội vì khi học ng học chủ yếu rèn kỹ năng làm việc ,vì kiến thức học đâu có công thức nào để áp dụng, nên khi làm sẽ hơi khác với khi học, theo mình bạn cứ nắm chắc kiến thức đã học là làm ok,
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bài tập kế toán thuế

tdkt24 nói cũng đúng. nhưng bên m là DNNN, trả lương theo HS và mức độ hoàn thành công việc. lên m đưa vào 141 cho tiện.
m phải làm thêm bút toán nhưng k phức tạp gì
khi ứng:
nợ tk 141/có tk111
* Khi hoàn ứng: ( nếu số ứng ít hơn lương thực lĩnh )
- nợ tk 111,334
có tk 141
- chi nốt lương còn lại : nợ tk 334/có tk 111
* Khi hoàn ứng: ( nếu số ứng nhiều hơn lương thực lĩnh )
- nợ tk 111, 334/có tk 141
- Nếu NV hoàn nốt số tiền còn lại bằng tiền mặt:
nợ tk 111/ có tk 141
Vậy thôi có gì mà phức tạp
 
Ðề: Bài tập kế toán thuế

thì đó chỉ là cách làm và đặc thù riêng của công ty bạn, nhưng nếu áp dụng theo cái chung thì nó lại ko hợp, vì vậy ở bài tập này bạn ấy áp dụng theo cái chung đưa vào 334 là đúng ,nếu làm bài tập mà đưa vào 141 chắc chắn sẽ bị điểm thấp hơn là đưa vào 334, mọi người bảo học và làm khác nhau, thực ra có khác j , chỉ có điều khi làm thì áp dụng và biến đổi sao cho phù hợp, cũng như bạn bạn đang áp dụng theo đặc thù của cty bạn . nhưng vẫn ko sai về lý thuyết chỉ có điều bạn thêm hoặc bớt đi cho phù hợp thôi,
 
Ðề: Bài tập kế toán thuế

Khó vậy trời, mình chịu, phải vào đây học hỏi kinh nghiệm mới được :)
 
Ðề: Bài tập kế toán thuế

ko đâu, ở nv9 : cho vào 642 là đúng rồi, nếu đề bài cho vậy bạn phải tự hiểu là dùng cho bộ phận văn phòng,
còn NV 12 , cho vào 334 là đúng rồi , vì khoản này sẽ được trừ vào số lương phải trả , lần sau trả lương cho nhân viên thì trừ đi khoản đó, nếu cho vào 141 thì không đúng và lằng nhằng,
VD, nếu cho vào 141 , rồi khi nhân viên trả tiền bạn lại ĐK N 111 ,112 / C 141 vậy là mất thêm 1 bút toán nữa, đề bài đã cho là tạm ứng lương thì bạn cứ cho vào 334 , đúng cả về lý thuyết và thực hành, ở bài này bạn ấy chỉ đk thiếu ở NV8 thôi, bạn ấy thiếu bút toán ( N 156(1) = 50 (tr) )
Bạn nói đúng rồi nhưng NV8 là thiếu bút toán N152 chứ k phải N156
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top