Bài giảng hướng dẫn lập ngân sách và lưu ý khi lập ngân sách

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
Ngân sách (Budget) là gì? Tại sao phải lập Ngân sách (Budget)?

Ngân sách (Budget) được lập ra để theo dõi sát sao tình hình doanh thu và chi phí tương ứng trong một quãng thời gian, kiểm soát các chi phí không vượt ra khỏi mức khống chế đã được xác định. Trong thực tế, nhiều Ngân sách (Budget) chỉ được lập ra cho đủ hình thức và sau đó sớm bị bỏ quên do không phù hợp với thực tế kinh doanh, do các phán đoán, dự tính thiếu cơ sở...và do đó không đóng được vai trò là Cuốn cẩm nang quản lý hàng ngày trong doanh nghiệp.

Untitled-1.jpg
Lập ngân sách tức là hoạch định các nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án. Các tổ chức luôn phải đố i mặt với vấn đề khan hiếm nguồn lực do đó các nhà quan trị cũng phải đương đầu với các giới hạn về ngân sách. Tầ m quan trọng của một hoạ t động nhiều hay ít thể hiện ở mức nguồn lực được cam kết cho hoạt động đó. Nếu ngân sách ở mức quá cao sẽ gây ra sự lãng phí và tạo điều kiện cho quản lý lỏng lẻo, nhưng nếu quá thấp sẽ dẫn đến hạn chế thành quả và ảnh hưởng đến cam kết.


Ngân sách còn là một công cụ để ki ểm soát, là tiêu chuẩn nhằm so sánh và đo lường sự chênh lệch giữa việc sử dụng các nguồn lực thực tế và kế hoạch. Các nhà quản trị có thể sử dụng độ lệch chuẩn (hoặc phương sai) của một yếu tố nhằm dự báo các sai lệch của yếu tố này so với ngân sách và đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời.


Tiến trình lậ p ngân sách phải gắn sử dụng nguồn lực với các mục tiêu của tổ chức, nếu không tiến trình lập k ế hoạch / kiểm soát sẽ trở nên vô ích. Mặt khác, dữ liệu ph ải được thu thập và báo cáo đúng thời hạn thì ngân sách mới có tác dụng trong việc xác định và báo cáo các vấn đề hiện tại hoặc dự đoán các vấn đề sắp xảy ra.



Chúng ta sẽ xem xét một số phương pháp lập ngân sách được sử dụng trong các tổ chức. Chúng ta cũng sẽ đề cập đến vấn đề ước lượng chi phí, đặc biệt chú ý đến các chi tiết và các rủi ro. Chúng ta nghiên cứu một số yêu cầu đặc biệt liên quan với việc lập ngân sách cho các dự án. Trong toàn bộ chương, chúng ta chú ý đến việc xử lý r ủi ro lập ngân sách, mặc d ầu các phương pháp xử lý r ủi ro sẽ được bàn chi tiết trong chương 8. Cuối cùng, chúng tôi trình bày một phương pháp cải thiện các kỹ năng Dg ngân sách, và dự đoán.


**Tài liệu gồm các nội dung sau:

5.1. CÁC MỨC ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA DỰ TOÁN
+ Dự toán sơ bộ
+ Dự toán theo quy mô
+ Dự toán chi tiết

5.2. CÁC KỸ THUẬT DỰ TOÁN

5.2.1. Khác biệt giữa lập dự toán cho hoạt động thường xuyên và dự án
5.2.2. Các lưu ý khi lập dự toán cho dự án
5.2.3. Các kỹ thuật lập dự toán
5.2.3.1. Dự toán từ trên xuống
5.2.3.2. Dự toán từ dưới lên
5.2.3.3. Dự toán theo thời kỳ:

5.2.3.4. Phương pháp dự toán phối hợp:

5.3. MỘT SỐ LƯU Ý KHI LẬP DỰ TOÁN
5.4. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SAI LỆCH SO VỚI DỰ TOÁN


Tải về ở file đính kèm bên dưới

Dân Kế Toán tổng hợp
 

Đính kèm

  • document.pdf
    297.5 KB · Lượt xem: 1,047

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top