Ẩm thực

Ðề: Ẩm thực

Sống có đôi, ăn có cặp
Chè Sơn Qui - Gỏi Sam

Trong một dịp về chơi Gò Công (thuộc tỉnh Tiền Giang), khi đi qua địa danh Sơn Qui, tôi nghe một vị ngồi cùng xe chỉ vào quán bên đường, nói:
- Món ăn của tình nhân đó!

Tôi ngạc nhiên, định hỏi là món gì, thì một vị khác đã lên tiếng:
- Món chè đó, ai ăn mà chẳng được, đâu chỉ dành cho tình nhân!

Lúc này tôi mới thật sự tò mò:- Chè gì mà lãng mạn vậy?

Anh chàng tài xế người gốc Mỹ Tho, có lẽ muốn có dịp khoe món ăn của quê hương mình, nên nhanh nhảu đề nghị:
- Sẵn quý vị đang khát nước, sao không ghé ăn món tình nhân này?

Nói rồi, anh ghé ngay vào quán bên đường ấy, trước sự e dè của tôi và vài người nữa:
- Sao lại ăn chè vào giờ này, rồi lát làm sao ăn cơm?

Anh tài xế cười cười:
- Ăn món này xong thì chẳng cần ăn cơm nữa, mà phải tìm món khác ăn cho nó đủ cặp!

Những lời nói úp mở đó chỉ được giải mã khi món ăn được gọi:
- Cho sáu ly chè. Đồng thời dặn nhà hàng kế bên làm giùm một đĩa gỏi Cặp Đôi cùng với lít đế Gò Đen. Làm nhanh, để quý vị đây đỡ đói bụng!

Tôi phản đối ngay:
- Ai lại vừa ăn chè vừa nhậu, phản qui luật quá!

Một vị khá sành sõi cách ăn theo kiểu đánh đố này, đã vội lên tiếng:
- Ông quên các cụ xưa hay nói rượu chè luôn có đôi sao?

Tôi tưởng anh ta lầm, nên chỉnh:
- Chè đó là trà, chứ không phải chè ngọt này đâu!

Vị ấy cười:
- Chứ có ai cãi đâu. Nhưng với hôm nay thì chè đúng là chè ngọt, nấu bằng đậu xanh với đường cát hẳn hoi.

Tôi chưa kịp hỏi thêm thì chị bán chè đã dọn ra sáu ly. Nhìn ly chè, tôi chợt nhớ, nên kêu lên:
- Chè Sơn Qui!

Anh bạn ngồi cạnh xác nhận:
- Đúng là chè Sơn Qui, bởi nơi đây chính là làng Sơn Qui nổi tiếng của Gò Công. Và món chè này cũng nổi tiếng mà đâu đâu người ta cũng biết.

Tôi nhắc lại:
- Món chè Sơn Qui này, tôi đã ăn nhiều lần rồi, nhưng có nghe ai bảo nó là món ăn chỉ dành cho các cặp tình nhân đâu?

Một anh bạn lại cười:
- Anh chưa ăn món thứ hai, làm sao chứng minh được!

Tôi nâng ly chè lên, gọi là ăn món thứ nhất. Và đây là dịp để anh chàng tài xế dẻo miệng chứng tỏ sự sành ăn của mình:
- Mọi người đừng thấy món chè bán ven đường mà coi thường nhé. Món có gốc hoàng tộc đó!

Tôi thường nghiên cứu về món ăn mà cũng phải ngạc nhiên với câu nói của anh ta:
- Sao gọi là món ăn hoàng tộc?

Anh ta cười:
- Anh không nhớ đây là quê hương chôn nhau cắt rốn của bà Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức triều Nguyễn sao? Người ta kể rằng thời còn con gái, khi chưa được tiến cung vào Huế, người đẹp Phạm Thị Hằng (tên tộc của bà Thái hậu Từ Dũ) thích nhất hai món ăn của quê hương mình, đó là món chè này và món gỏi sam. Anh biết gỏi sam?
- Biết. Nhưng chắc gì đây là hai món ăn ruột của bà Từ Dũ?

Anh chàng cười to:
- Thì có ai kiểm chứng đâu, cứ hiểu vậy cho vui!

Chị bán chè nãy giờ im lặng, bỗng lên tiếng:
- Anh này nói đúng đó. Ở xứ Gò Công này có hai món ăn đó là nổi tiếng nhất, chắc chắn bà Từ Dũ ngày xưa khoái ăn rồi! Anh ăn thử xem và sẽ biết tại sao dân hoàng tộc cũng khoái!

che.jpg


Ly chè Sơn Qui thoạt trông cũng giống những loại chè khác, với đậu xanh cà nấu chín nhuyễn, đường cát trắng nấu tan thành nước, đậu phộng rang giã hạt lựu (đậu phộng rang xong, nhúng vào bột năng pha nước sền sệt, sau đó luộc trong nước sôi cho bột chín và tạo thành lớp áo trong suốt quanh hạt đậu, giống hạt lựu), nước cốt dừa và đậu thạch (loại đậu màu trắng, hạt lớn như đậu ngự) rim đường.

Tất cả những thứ vừa kể được để riêng sau khi nấu chín, khi ăn mới múc từng thứ cho vào ly. Trên cùng rưới một lớp nước cốt dừa sền sệt, béo ngậy.

Ngày nay, chè này ăn với đá bào, ngày xưa ăn nóng. Các hợp chất vừa kể tạo thành một vị vừa ngọt, vừa béo, vừa bùi, nhất là khi cắn hạt đậu phộng giã hạt lựu - vừa giòn giòn vừa béo béo, cực kỳ thú vị!
- Nhưng nó có liên quan gì với món gỏi sam?

Một anh bạn cười to:
- Nhà nghiên cứu ẩm thực mắc mưu cậu tài xế rồi! Chẳng qua cậu ta muốn mời anh ăn một lúc hai đặc sản của Gò Công thôi!

Tuy nhiên, anh chàng tài xế rất nghiêm túc, tỏ rõ sự sành ăn của mình:
- Không phải đùa đâu. Đây là hai món cần phải đi cặp với nhau mỗi khi về Gò Công để ăn. Anh biết sao không? Cũng do chuyện của bà Từ Dũ thời con gái đó.

Rồi anh ta dẫn nhập một câu chuyện ăn món gỏi sam khá lý thú:
- Như quý vị biết, sam là con vật sống ở biển, có đặc tính luôn bên nhau, nhất là khi lên bờ, chúng đeo nhau không rời, nên mới có câu “dính như sam”! Con vật này ngày càng ít đi, có lẽ do cách ăn của con người.

Một vị không hiểu, vội hỏi:- Sao vậy?

Anh tài xế lý giải:
- Bởi khi làm thịt con sam để ăn, người ta hầu như không ăn thịt của chúng, mà chủ yếu là ăn... trứng. Mà trứng bị tận diệt như vậy, làm sao con vật đó kịp sinh sôi!

Tôi bảo:
- Đúng là con sam chỉ ngon có phần trứng. Các phần khác ăn thua thịt cua, ghẹ nhiều. Bởi vậy mới nổi tiếng món gỏi sam!

sam.jpg


Gỏi sam là món ăn thuộc loại hiếm và chế biến tương đối cầu kỳ. Hiếm là bởi phải chờ đến mùa sam bắt cặp, mang trứng thì mới có nguyên liệu để tạo ra món gỏi. Trong hai con sam bắt cặp, chỉ có con cái là hữu dụng, bởi nó có trứng! Trứng sam màu nâu đen, to cỡ hạt đậu Hà Lan.

Trong mỗi con sam mang đến chục ngàn trứng. Muốn ăn, ta đem nướng nguyên con sam trên lửa than, rồi tách trứng ra, trộn với múi bưởi. Bưởi phải chọn loại hơi chua, tách múi ra từng tép nhỏ, trộn chung trứng sam, rau răm xắt nhuyễn, hành tây thái mỏng, cà-rốt xắt sợi, đậu phộng rang giã nhuyễn. Nước mắm pha chanh, tỏi, ớt, chút đường, rưới lên khi ăn.

Món này nhậu thì khỏi chê, nhưng quý bà quý cô không biết nhậu cũng có thể dùng làm món ăn chơi, ngon tuyệt cú mèo!

Anh chàng tài xế kết bằng câu:
- Bà Từ Dũ ngày xưa nghe nói được nuông chìu nên thường xuyên được ăn món quý hiếm này. Bà không biết uống rượu, nên mỗi khi ăn xong, bà thường tráng miệng bằng một loại chè mà khi đó gọi là chè Tân Qui.

- Sao bây giờ gọi là chè Sơn Qui?

- Ngày xưa, làng này gọi là Tân Qui, sau mới đổi thành Sơn Qui (Gò Rùa).

- Nhưng tại sao hai món ăn này lại có tên khác là món “sống có đôi, ăn có cặp”?

- Thì các anh nghe đó, không phải tương truyền bà Từ Dũ thời còn con gái đã ăn luôn có cặp, có đôi sao? Cặp là sam, lúc nào con vật ấy cũng cặp với nhau cho đến chết và khi muốn chế ngự bớt độ chua, béo ngậy của món gỏi sam, phải dùng vị ngọt cùa chè Sơn Qui!

Một người cười bảo:
- Nếu là dân nhậu thì thay chè bằng vị cay cay của... đế Gò Đen!

(Theo Đẹponline)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Ẩm thực

Bánh giá Chợ Giồng​

IMG_8864.jpg


Xứ Gò Công, lâu nay ngoài những đặc sản mắm còng, mắm tôm chà nổi tiếng gần xa, vùng quê nghèo, gió mặn này còn có một món bánh đặc biệt làm xao xuyến lòng người: bánh "giá" Chợ Giồng

Chợ Giồng là tên xưa của chợ thị trấn Vĩnh Bình (huyện Gò Công Tây - Tiền Giang) ngày nay. Bánh "giá" có từ hồi nào, không ai còn nhớ. Nhiều người chỉ mang máng rằng, nghe kể từ thời ông cổ bà sơ của họ chưa vợ, chưa chồng thì cái bánh giá đã có mặt ở chợ Giồng. Cũng nghe đồn rằng, cái bánh dung dị, dân dã này hình như gắn liền với một mối tình tan vỡ nào đó ở xứ Gò, cho nên tới giờ này người Gò Công vẫn còn ngâm nga câu ca: “Một mai em gái theo chồng, còn đâu bánh giá Chợ Giồng mời anh”

Bánh giá hay bánh vá? Cho đến nay vấn đề này vẫn còn là cuộc tranh luận bất tận. Người nói: gọi bánh giá vì làm bằng nguyên liệu chính là cọng giá đậu xanh; kẻ cãi: phải gọi là bánh vá mới đúng vì chiếc bánh khi chiên được đặt trong một dụng cụ na ná như cái vá múc canh, và hình thù chiếc bánh cũng tương tự. Các vị công tằng tổ phụ không còn để lại bất kỳ tài liệu nào chứng minh tên cúng cơm của chiếc bánh, cho nên đến nay chiếc bánh đậm đà - ai gọi sao cũng được.

Bánh giá là món ăn dân dã nên nhà nào cũng làm được. Bột gạo, bột mì, bột đậu nành được nêm nếm gia vị (muối, đường, bột ngọt, tiêu, hành, tỏi) bao quanh lớp nhân gồm thịt nạc bằm, tôm lột vỏ và những cọng giá trắng muốt, no tròn, phía trên chiếc bánh nhận thêm vài con tôm còn nguyên đầu đuôi rồi đặt trong chiếc vá nhôm, bỏ vào chảo dầu chiên cho vàng, giòn. Có điều lạ, dù đơn giản nhưng người ta vần thích mua từ một nơi nào đó ở Vĩnh Bình. Nhưng cũng lạ, thị trấn Vĩnh Bình cũng chỉ... có vài chỗ làm bánh - đếm trên đầu ngón tay. Theo lời dì Ba Đẹp, một trong những người hiếm hoi còn sinh sống bằng nghề làm bánh giá gần ngã ba Hòa Đồng (QL 50), hàng chục năm ngồi chiên bánh giá bán cho khách qua đường ở ngã ba Hòa Đồng: “Giá trị chiếc bánh không cao, đồng lời không nhiều mà phải dãi nắng dầm mưa nên nhiều người không thích nghề này”. Lời giải thích của dì Ba Đẹp không biết thực hư ra sao, nhưng cứ nhìn cảnh dì Ba loay hoay cả ngày bên bếp lửa, thau bột, rổ nhân bánh trong một túp lều xập xệ ven quốc lộ 50, bất kể trời nắng hay trời mua, để chiên cho được 300 - 400 chiếc bánh bán với giá 1.500 đồng- 2.000 đồng/chiếc thì không thể nói bánh giá là thứ vật thực hấp dẫn những người có máu kinh doanh - nôn nóng làm giàu. “Tui còn cái may, bao nhiêu năm qua người ta vẫn thích ăn bánh giá, tui mới bám trụ, giữ được với cái nghề mẹ truyền, con nối này”, dì Ba nói.

Bánh giá dân dã, tinh tế ở xứ nghèo. Trước khi đưa chiếc bánh lên mâm, người ta dùng kéo cắt bánh ra thành từng miếng vừá ăn. Bánh kèm với rau sống, dưa leo, nước mắm (hoặc nước tương) pha tỏi, ớt, chanh, đường, ai cầu kỳ thì giặm thêm gắp bún tươi trắng ngần. Trên bàn tiệc, không ai bày nguyên chiếc bánh và khách dự tiệc cũng không ai dám gắp cả chiếc bánh cho vào chén, vì như vậy là “phàm phu tục tử”. Dì Ba Đẹp nói rằng, đừng nhìn chiếc bánh giá “dặm trường gió bụi” ven quốc lộ 50 mà xem nhẹ, đó là món không thể thiếu trên mâm cỗ những dịp tiệc tùng, lễ lạt, giỗ quải của xứ Gò Công. Hiện tại, ngoài số lượng bánh bán cho khách qua đường mỗi ngày, dì Ba Đẹp còn nhận chiên bánh theo đơn “đặt hàng” của các cơ quan, công sở trong huyện mỗi khi những nơi này đãi khách phương xa. “Đặt hàng giá bao nhiêu tui cũng làm, tiền càng cao thì nhân tôm, thịt càng nhiều hơn so với chiếc bánh bình thường, còn diện tích chiếc bánh thì... vẫn vậy. Nhiều khi xe hơi chở Việt kiều về thăm quê, đi ngang cũng ngừng lại đặt hàng và ngồi tại chỗ xem tui chiên bánh”, dì Ba vừa múa đôi tay từ các thau đựng nguyên liệu qua chảo dầu sôi sùng sục, vùa tự hào khoe.

“Bánh giá bây giờ mùi vị không còn như xưa”, mấy vị bô lão sành ăn ở thị trấn Vĩnh Bình nhận xét. Mang chuyện này hỏi dì Ba Đẹp, dì cười: Mấy ông cụ nói đố có sai. Má tui kể, hồi xưa xứ Gò Công tôm tép dồi dào, bánh giá chính hiệu phải làm bằng con tôm bạc đất, chiên xong gói bằng lá chuối khô mới ngon. Bây giờ tôm bạc đất mắc mỏ, làm bánh giá phải sử dụng tôm sắt, tôm chì, nhiều khi tép mòng làm nguyên liệu nên mất ngon. Thứ nữa là khách hàng bây giờ đòi nhân bánh phải có thêm thịt bằm, gan heo; chiên rồi gói bằng giấy dầu, đựng trong bọc xốp nên mùi vị chiếc bánh không còn nguyên sơ như bánh giá Chợ Giồng ngày trước”. Dì Ba Đẹp nói một hơi rồi buông chiếc vá nhôm vào thau bột, mắt nhìn xa xăm về phía Chợ Giồng.
 
Ðề: Ẩm thực

Thịt chuột đồng:
Chợ bán chuột

kxfum1244444058.jpg


Rửa chuột

6_1.jpg

Sạch nhé

1487affc0cc00b.jpg

DSC01120.jpg


Vừa ngon vừa giòn:
Chuột nướng

180_1221528320.jpg


Nhìn bé ăn thấy là thèm

080827173854-686-498.jpg


Nướng lu

thit%20chuot.jpg


Chuột hấp

s.JPG

Những con chuột đồng to lớn gần bằng loại chuột cống ở đô thị, chỉ có khác là bộ lông của chuột đồng màu vàng nâu. Chuột đồng thường sống ở nơi hoang dã như bờ bụi rậm rạp hoặc làm hang ở các gò đất cao giữa cánh đồng. Bà con nông dân ở Nam Bộ xem chuột đồng là một món ăn khoái khẩu và cũng từ đó nghĩ ra cách săn bắt chuột khá thú vị.


Để bắt chuột đồng, trước hết, người ta cố gắng tìm cho được cửa hang chính và các cửa hang phụ khác. Sau đó tiến hành kế “hỏa công” bằng cách đốt rơm rạ hay cỏ khô và chận các lối thoát hiểm. Chuột trong hang bị ngộp khói, buộc phải thoát ra cửa hang, thế là bị lọt ngay vào bẫy giăng sẵn. Riêng trong mùa nước nổi, các hang đều bị chìm dưới nước, họ hàng nhà chuột kéo nhau lên ẩn trên các gò đất cao. Muốn bắt chuột đồng chỉ việc quây rơm và cỏ khô đốt trụi cả gò, sau đó đi thu lượm chuột thui.
Khi làm thịt chuột, người ta thường bỏ đầu, đuôi, chân và bộ đồ lòng. Sau đó người ta đem ướp với ngũ vị hương hay sả ớt, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: rô ti, chiên sả ớt, kho nước dừa, rang me, xào lăn, xào lá cách… Bà con nông dân ở Nam Bộ còn nấu thịt chuột với hà thủ ô và lá câu kỷ để có một món ăn bổ dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, khi phá được ổ chuột con còn đỏ hỏn, chưa mở mắt gọi là chuột bao tử, người ta đem rửa sạch bằng rượu đế, cắt bỏ bộ đồ lòng, rồi ngâm rượu chung với một vài vị thuốc bổ Đông y khác, để khoảng chừng 100 ngày sau sẽ có một loại rượu thuốc bổ dưỡng. Bởi lẽ, chuột bao tử còn giữ đầy đủ nguyên khí của chuột mẹ và chuột cha.
Không chỉ ở Nam Bộ, nhiều nơi khác trên thế giới cũng khoái ăn thịt chuột. Nhà văn Vũ Bằng từng nổi tiếng với quyển sách “Miếng ngon Hà Nội” viết về các món ăn ngon của đất Hà thành, cũng đã viết về món thịt chuột đồng rất tỉ mỉ, từ cách bắt chuột cho đến cách làm thịt rồi nấu nướng và thưởng thức trong quyển sách “Món lạ miền Nam”. Điều này là minh chứng hùng hồn về sự hấp dẫn của món thịt chuột đồng.

Trong sách “Món ăn bài thuốc” của dược sĩ Bùi Kim Tùng cũng viết: Do chuột đồng có khả năng sinh sản mạnh nên ăn thịt chuột đồng càng nhiều càng giúp mạnh thận khí, tóc đen, tinh túy đầy đủ, không đau lưng, hết mỏi gối. Dược sĩ Bùi Kim Tùng còn dẫn thêm rằng, y sư Tuệ Tĩnh từng khẳng định thịt chuột đồng đực có vị ngọt chát, hơi ấm, không độc, chữa trị các chứng: gãy xương, phỏng lửa, các vết thương do đâm chém, hiếm muộn con cái…

Nói tóm lại, bên cạnh loài chuột nhà phá phách và gớm ghiếc, còn có loài chuột đồng mà thịt của chúng là những món ăn ngon, bài thuốc bổ góp phần phục vụ cho nhu cầu ẩm thực và trị liệu. :cungly:

im12206521301.jpg

.......nhìn thấy là ói chứ ăn gì nổi nữa hả anh Thành ....ọc...ọc........ghê qua' đi......
 
Ðề: Ẩm thực

banh-flan.jpg

Nguyên lịêu:
5 quả trứng gà
600ml sữa tươi ( tương đương 3 bịch sữa tươi ko đường ). Hoặc 1 hộp sữa đặc có đường
250gr đường
3 ống vani
1/2 muỗng cafe nước cốt chanh
Cách làm:
Hòa sữa tươi với đường (nếu dùng sữa đặc thì pha 1 hộp sữa 2 hộp nước không thêm đường)
Đập trứng vào 1 cái tô dùng muỗng khuấy cho lòng đỏ và lòng trắng tan vào nhau, chú ý khi khuấy trứng ko mạnh tay, khuấy đều và không được đánh trứng, vừa khuấy trứng vừa cho sữa vào từ từ cho dung dịch lõang dần và không bị nổi bọt (chú ý là nếu làm bằng sữa đặc thì phải để cho sữa đã pha ngụôi mới cho vào trứng). Sau khi hòa tan sữa và trứng thì
dùng rỗ lọc lọc lại cho hỗn hợp sữa trứng thật mìn, khi lọc cũng nhẹ tay, từ từ không cho sữa nổi bọt. Cho 3 ống vani vào khuấy đều.
Làm caramel: Cho 3 muỗng cafe đừơng vào chảo vắt vào 1/2 muỗng cafe chanh, cho vào 1 muỗng canh nước, mở lửa nhỏ khi đường sôi quanh miệng chảo thì mở lửa lớn 1 tí, dùng tay lắc chảo nhẹ rồi để nhỏ lửa đến khi nào đường ngả màu vàng nâu nhạt thì tắt lửa (chú ý đừng để cháy đường ăn rất độc, chỉ ngã vàng nâu thật nhạt là được)
Tráng caramel đã làm vào khuôn (khuôn có thể làm bằng bất cứ cái gì mà thấy tiện: chén, chum, khuôn mũ, khuôn thiết....)
Sau khi tráng caramel đều khuôn thì múc hỗn hợp sữa trứng vào khuôn. Lấy nồi nấu nước sôi lên rồi dùng đồ kê lên để các khuôn bánh vào cho cách mặt nước (gọi là hấp cách thủy) đậy nắp nồi lại để lửa thật nhỏ khỏang 7 phút thì mở nắp và giũ cho sạch nước đọng trên nắp nồi rồi đậy lại hấp tiếp, cứ thế khỏang 20 - 30 phút thì bánh chín (tùy độ dày của khuôn bánh).
Úp khuôn bánh lên 1 cái đĩa và lật úp lại để đó 1 tí rồi mở khuôn ra. Khi ăn có thể thêm 1 ít đá đập nhuyễn lên mặt. Nếu thích có thể cho thêm vài giọt cafe đen lên.

Bánh thành phẩm ngon thì phải mịn và không bị tàn ong (lỗ lỗ bọt khí trên bánh). Nếu bánh bị tàn ong là do khi khuấy trứng mạnh tay trứng bị nổi bọt li ti hoặc là lúc hấp bánh cho lửa to và để cho nước đọng trên nắp nồi rơi vào bánh
 
Ðề: Ẩm thực

Ăn chay 1 ý nghĩa tâm linh rất tốt. ngoài ra ăn chay 1 vài ngày/ tháng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cứ ăn chay theo kiểu: cơm trắng, rau cải xào, tương và đậu hủ thì cũng hơi ngán :D. Hôm nay em lại giới thiệu với pà con 1 món chay tương đối dễ nấu mà măm lạ miệng rất ngon: Bún chả chay

Nguyên liệu:
4 trái bắp tươi (chọn bắp già 1 tí)
2 cây mì căn
3 miếng đậu hủ chiên
1 cọng boa rô rửa sạch bào mỏng
1 củ cải trắng rửa sạch bào vỏ chẻ 4 xắt khúc
2 củ cà rốt nhỏ rửa sạch bào vỏ xắt khúc
1 củ sắn nhỏ (to thì 1/2 củ) rửa sạch lột vỏ xắt khúc
1 trái mướp nhỏ rửa sạch bào vỏ xắt khúc
1 củ su su nhỏ rửa sạch bào vỏ xắt khúc
2 trái cà chua to (nhỏ thì 3 trái) rửa sạch xắt múi (trái to thì xắt làm 6, trái nhỏ xắt làm 4)
Giá, rau muống bào, quế, ngò gai, cần tàu...(rau ăn sống các loại tùy thích)
1 vài quả ớt
1 muỗng canh bột năng
Gia vị: muối, tiêu, đường, hạt nêm từ rau và nấm, xì dầu
Cách nấu:
Boa rô phi thơm chắt ra chén
- Nước dùng:
Đậu hủ, mì căn ướp tí muối, tiêu, đường, hạt nêm, xì dầu để đó
Nấu sôi 4 lít nước sau đó cho: củ cải trắng, cà rốt, củ cải đỏ,mướp, củ su su vào hầm nhỏ lửa đến khi củ trong mềm và ra hết nước ngọt thì vớt hết củ ra nêm 1 ít muối, hạt nêm rau và nấm, 1 tí xíu đường (rất ít đường hoặc ko cho cũng được), tí xíu tiêu
Lấy 1 ít boa rô phi cho đậu hủ, mì căn vào xào cho thơm rồi cho cà chua vào xào sơ qua cho ra màu rồi cho hết qua nồi nước dùng
- Chả chay: Bắp bào mỏng rồi cho vào cối giã nhuyễn (ai có máy xay thịt thì cho vào máy xay thịt xay nhuyễn) sau đó cho boa rô đã phi thơm vào giã tiếp rồi cho vào tí muối, tiêu, hạt nêm, đường vào trộn đều sau cùng cho bột năng vào trộ đều rồi vo thành viên như viên to rồi đem chiên vàng.
===> Trụng bún cho nóng cho vào tô, múc nước dùng, đậu hủ, mì căn vào, để vài miếng chả chiên lên mặt cho 1 ít ngò gai xắt nhuyễn lên mặt, cho 1 muỗng cafe boa rô phi lên rắt tiêu lên dọn ăn kèm với đĩa rau sống, đĩa nước tương xắt vào vài khoanh ớt
 
Ðề: Ẩm thực

Cháo và gỏi chay
ChaovaGoiGaChay.jpg
Nguyên liệu:
1 trái mướp xắt khúc
1 củ cải trắng xắt khúc
1 củ sắn xắt khúc
1 trái su su xắt hạt lựu
1 củ cà rốt rửa sạch xắt hạt lựu
2/3 chén gạo vo sạch để ráo rang sơ hơi vàng
200gr nấm bào ngư
200gr nấm rơm cắt sạch chân ngâm muối, rửa sạch lại chẻ đôi (nấm nhỏ quá thì để nguyên)
1 cọng boa rô xắt mỏng phi thơm với dầu
1/4 bắp cải trắng 1/4 bắp cải tím tách bẹ cải ra rửa thật sạch rồi xắt nhuyễn
1 ít rau răm rửa sạch
1 ít ngò rửa sạch
1 miếng đậu hủ chiên vàng cắt miếng mỏng theo chiều dài của miếng đậu hủ
1 miếng đậu hủ trắng xắt nhỏ hạt lựu
3 miếng tàu hủ ky (còn gọi là phù chúc) chiên sơ để ngụi
1 ít đậu phộng rang vàng
Gia vị: nước mắm chay, muối, tiêu, đường, hạt nêm từ rau và nấm, dầu ăn, giấm
Cách làm:
Cháo:
Nấu nước sôi cho mướp củ xắn củ cải trắng vào hầm nhỏ lửa cho ra nước ngọt, sau đó vớt bỏ củ cải trắng, củ xắn và mướp. Cho gạo đã rang vào nồi nước dùng nấu cho gọi nhừ nở đều hạt gạo thì cho su su, cà rốt, nấm rơm, đậu hủ trắng vào. Đến khi chín thì nêm muối, hạt nêm, đường cho vừa ăn
Nấm bào ngư ướp tí muối, tí đường, tí hạt nêm rồi đem chiên sơ cho vàng da sau đó để ngụi rồi xé miếng dài dài.
Trộn gỏi:
Rửa bắp cải lại với giấm rồi vớt ra để ráo.
Pha nước mắm, giấm, đường cho vừa ăn trộn 1 ít vào bắp cải để thấm, ăn thử 1 cọng bắp cải xem vừa ăn chưa, nếu chưa thì nêm nếm lại. sau đó trộn dầu boa rô phi vào
===> Cho bắp cải ra đĩa để nấm bào ngư và tàu hủ ky lên mặt rắt đậu phộng rang lên rồi cho thêm rau răm và ớt xắt cọng dài
Múc cháo ra tô cho đậu hủ chiên và nấm bào ngư vào, cho thêm cafe dầu boa rô phi lên, rắt thêm tí tiêu trang trí với ngò và ớt
Dọn kèm đĩa nước mắm chua ngọt trộn với ớt băm
 
Ðề: Ẩm thực

Hôm nay ăn thịt cá trở lại :)) để sắp tới rằm rùi thì ăn chay tiếp nhoa bà con :">
Món của ngày hôm nay là Sườn xào chua ngọt (theo gợi ý của em phương ;;) )
Sườn xào chua ngọt​

suonxaochuangot.jpg
Nguyên liệu:

500gr sườn non heo
1 túi bột chiên giòn
3 muỗng canh bột năng
1/2 củ hành trắng xắt múi
10 củ hành tím
4 quả dưa leo chẻ đôi xắt miếng to xào
3 quả cà chua xắt múi
1 ít ngò
2/3 chén giấm
1 ít gừng băm sợi
Gia vị: muối, tiêu, đường, hạt nêm, tỏi, xì dầu
Cách làm:
- Chiên thịt:
Thịt rửa sạch chặt ngắn ướp hạt nêm, tiêu, đường, tỏi băm, 5 củ hành tím băm. để thịt thm gia vị khoảng 1 giờ thì trộn bột khô áo đều vào thịt
Bắt chảo dầu sôi cho thịt vào chiên lửa vừa chiên đến khi thịt chín vàng gấp ra để ráo dầu.
Sốt chua ngọt:​
Pha 2/3 chén giấm với muối, đường, tiêu, gừng, 5 củ hành tím xắt múi,1 ít xì dầu và 3 muỗng canh bột năng khuấy đều, nếm thấy vừa ăn thì bắt lên bếp khuấy cho sền sệt lại.
Xào rau củ:​
Bắt chảo nóng phi dầu tỏi cho thơm rồi cho dưa leo vào xào lửa thật to nêm 1 ít hạt nêm, muối, đường xào khỏang 3 phút rồi cho cà chua vào xào tiếp 2 phút thì cho thịt chiên và củ hành trắng vào trộn đều 1 phút sau tắt lửa cho nước sốt chua ngọt lên trôn đều
==> xúc ra đĩa cho thêm ngò và rắt ít tiêu lên mặt, chấm cùng xì dầu
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Ẩm thực

Thòi lòi biển: Xấu mà ngon bất ngờ​

ImageView.aspx

Cá thòi lòi biển tuy xấu nhưng làm được nhiều món ngon chân phương
Cá thòi lòi biển "đẹp" hơn cá sấu một chút, có biệt danh là “Tào Tháo”. Tuy nhiên thịt nó ngọt, bùi bất ngờ. Cá thòi lòi có khả năng lặn lâu, phóng như bay trên mặt nước và trèo giỏi. Theo tự điển Wikipedia, cá thòi lòi có tên khoa học là Periophthalmodon schlosseri, thuộc họ cá bống trắng (Gobiidae), được tìm thấy tại các khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở Úc, Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Seychelles, Thái Lan và Việt Nam.


Đa Nghi

Với dân phố thị, con thòi lòi còn quá xa lạ và mới nhìn hơi... ớn cảm. Bởi hai con mắt nó lồi gần hẳn ra ngoài như đèn xe hơi đời cũ. Nhờ vậy nó có khả năng quan sát tứ bề. Ngay cả khi lội thong thả dưới nước, nó luôn ngóc đầu lên và thường xuyên đảo mắt quan sát, nghe động là nó lủi trốn mất dạng. Do vậy nó còn có biệt danh là “Tào Tháo”.

2950467261_c198930b76.jpg

Riêng ở nước ta, dựa vào môi trường sống, tạm chia thòi lòi thành hai loại: ở biển và sông, rạch. Loại ở biển, cỡ cá lớn nhất gần bằng cổ tay người lớn, thịt ngon đến độ “quên mời… em vợ”! Loại này sống theo các vùng nước lợ và mặn như Cần Giờ, Nhơn Trạch, Gò Công, Bạc Liêu, Cà Mau... Cá biệt, một số người dân vùng Nhơn Trạch, Đồng Nai gọi thòi lòi biển bằng một tên dễ mến khác là bống thùng. Song người viết vẫn chưa tìm ra lý giải hợp lý về tên phát sinh này.

Đặc biệt, giống thòi lòi biển rất hung dữ. Nếu được nhốt chung, chúng sẽ cắn lộn đến te tua tơi tả. Do vậy, những chủ vựa phải may miệng chúng lại hoặc làm mù mắt để giúp chúng giữ nguyên “vóc ngọc”. Và chúng có thể nhịn đói bốn, năm ngày vẫn tươi tỉnh. Chưa hết, chúng rất mạnh mẽ. Có chuyện một số cô gái phố thị về Cần Giờ, TP.HCM làm dâu. Buổi đầu các cô không dám làm thịt con cá xấu xí này. Nhưng khi các cô bạo gan làm cá xong, nó vẫn còn có thể gây sửng sốt. Cụ thể, khi các cô mang thân cá ra cầu ao rửa. Cá liền vùng mạnh, vuột khỏi tay người rửa, bơi lúc lắc xuống tận đáy ao sâu.

Được biết, cách bắt cá thòi lòi hiệu quả và thông dụng là đặt “chà di”. Trước người ta dùng lá dừa nước kết lại thành “chà di”, nay họ chế lại dụng cụ này bằng chai nhựa. Dụng cụ này được cấu tạo tựa như cái lợp, khiến cá vào được nhưng không thoát được. Đầu tiên người đi bẫy cá sẽ đuổi cá vào hang hoặc đoán biết cá đang ở hang, trong những lùm gai dại như ô rô hay những hốc, kẹt rễ cây đước, mắm... Kế đến, họ ém chặt các hang phụ (ngách) bằng đất cứng, rồi chụp “chà di” lên miệng hang chính và ém chặt bằng đất dẻo. Đợi khi nước lớn “bò” vào, cá bị ngộp thở sẽ phóng mạnh vào rọ. Riêng đám thòi lòi ở sông, rạch chỉ lớn bằng ngón tay trỏ người lớn, thường sống ở những vùng nước ngọt như vùng Q.7, Bình Triệu, TP.HCM hay ở Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ… Đám cá này rất tanh, có khi gà vịt còn chê.

Chỉ có nhóm thòi lòi sông còn nhiều tiềm ẩn thú vị. Tiếc thay, đến nay đạo diễn những chương trình ẩm thực khẩn hoang “hoành tráng” ở TP.HCM vẫn chưa cảm được điều này.

Ngon quên mời...

Hơn bảy năm trước, dân nghèo Gò Công và Cần Giờ dùng loại cá này chế ra món “thịt bò nhà nghèo”: làm sạch, bỏ da rồi kho tiêu. Họ hâm lại ba, bốn lửa khứa cá sẽ ửng màu hổ phách. Cắn miếng cá, dân sành ăn phải líu lưỡi bởi độ ngọt, bùi, thơm cứ tranh nhau quyến rũ, nấn ná. Đặc biệt, thịt cá này để nguội vẫn không tanh. Do vậy, món này thường được ưu ái dành cho bà đẻ. Bởi thịt nó “hiền”, nhiều nạc, rẻ hơn cá lóc đồng. Và trong mâm cỗ cúng Thần Nông, sau mùa gặt, không ít bà nội trợ đảm đang xứ biển Gò Công bày thêm món thòi lòi kho tiêu, bên cạnh con cua, con lóc nướng trui.

VietGiaiTri.Com-205387-1241084782.jpg

Nay con thòi lòi biển thêm danh giá nhờ các món: nấu cháo Tiều, chiên hoặc nướng một nắng. Cha đẻ của món cháo Tiều thòi lòi là bếp trưởng nhà hàng Duyên Hải, gần bến xe buýt Cần Thạnh, Cần Giờ. Những dịp cuối tuần, không ít doanh nhân và văn nghệ sĩ lặn lội xuống đây thưởng lại món này. “Muỗng cháo ở đây được gia chế tài tình nên tôi nghe “phê” như bản nhạc hay”, anh bạn văn sĩ ở TP.HCM bình. Thật vậy, những tinh chất của thịt cá “rỉa” nhỏ giao hòa cùng ít thịt nạc heo, tép bạc cũng bằm nhuyễn. Cháo nhừ mịn, bốc khói, thơm điếc mũi. Xen kẻ và kết nối là ít nấm tuyết giòn sừn sựt. Gặp mưa rừng bỡn cợt, cháo càng mau cạn nồi.

Và anh Nguyễn Hải từng làm chủ một quán ăn nhỏ xinh ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM, còn chế ra món thòi lòi biển một nắng. Cách chế món này như sau: cá tươi mang làm sạch, để ráo, ướp ít sả tươi bằm, ớt giã, muối, bột ngọt, đợi ngấm khoảng hai tiếng, phơi nắng gắt khoảng ba, bốn tiếng. Từ dạng cá “dốt dốt” này, đầu bếp đem chiên hoặc nướng thì cung bậc hương vị món ngon đã khác nhau. Tựu chung, dân sành điệu kết luận rằng những món này còn ngon hơn cá lóc đồng một nắng.

Nếu có dịp nghỉ đêm trong Khu du lịch sinh thái Vàm Sát, ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM, có thể bạn sẽ được nghe thòi lòi biển hát gọi bạn tình, vào mùa mưa. Tiếng hát nghe “èo... ẹo” ngân vang, thúc giục, hồ hởi… như tiếng mời gọi “bắt cặp” của đám nhái đồng mùa sa mưa. Và đấy cũng là điệu nhạc hồi sinh của giống sinh vật lưỡng cư xấu xí này, “nhờ ơn” Khu dự trữ sinh quyển thế giới! Bởi ngoài khu này, họ hàng chúng thường bị dân địa phương đuổi bắt “từ lớn đến nhỏ”.

Cũng tại nhà hàng trong khu du lịch vừa kể có hai món đặc sản từ thòi lòi biển: nướng trui và trộn gỏi lìm kìm. Dây lìm kìm mọc hoang dại rất nhiều ở rừng Cần Giờ. Mùa mưa lá lìm kìm xanh non, tựa lá sâm nhưng nhỏ hơn. Vị lá này chua chua, chát chát, mằn mặn, dường như có “duyên nợ” với thịt thòi lòi biển tự ngàn xưa. Gấp một miếng thịt cá này, cặp thêm vài miếng lá lìm kìm nhai chậm, bạn sẽ nghe từng cung bậc hương vị lâng lâng hòa quyện. Không khí rừng thật trong lành, có tiếng chim bìm bịp vang vang giục con nước.

Một số bà nội trợ đảm đang vùng Phước Khánh, Nhơn Trạch, Đồng Nai thường đãi khách quý món bống thùng hấp bia, cuốn bánh tráng rau sống. Hay có dịp thẳng về Đất Mũi, bạn nên dùng thử miếng khô thòi lòi nướng mặn mòi, rồi hớp ly trà “quạo” (đậm), góp chuyện tiếu lâm. Có người đồn rằng, thòi lòi là chắt, chít của khủng long, em ghẻ cá sấu.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Ẩm thực

Chưa được ăn thử mới nghe đã thấy ngon rồi, cám ơn bạn rất nhiều, về nấu thử mới được
 
Ðề: Ẩm thực

Kim chi Hàn Quốc
Hôm nay chia sẻ với bà con 1 món ăn rất hợp gu với dịp tết: Kim chi :mua: Kim chi dùng ăn kèm với thịt kho tàu với vị chua thanh sẽ làm giảm cái béo ngậy của thịt mỡ. Đặc biệt, em thấy tết năm nay hơi se lạnh,có món kim chi, với vị cay nồng của nó sẽ làm cho tết trở nên ấm áp hơn :muatumlum: Chú ý: chống chỉ định với những ai không ăn cay được..vì độ cay của kim chi thuộc dạng rất khủng :muongita:
kimchi.jpg

kimchicaithao.jpg
Nguyên liệu
Cải thảo:2 cây (khỏang 1 kg)
Củ cải trắng 2 củ (to thì 1 củ)
Hành: 150 gr
Hẹ: 100gr
Carrot: 1 củ (nếu thích thì cho thêm, ko thích thì cũng ko cần thiết)
Ớt sừng trái to và đỏ: 150gr
Gừng: 100gr
Tỏi: 3 củ (to thì 2 củ)
Củ hành: 1 cái
Táo: 1/2 quả
Ớt bột: 1/2 chén
Bột nếp: 2/3 chén
Gia vị: muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, nứơc mắm ngon
Sơ chế rau củ:
Cải thảo chẻ làm 4 rửa sạch (ko cho rời từg lá ra, dùng tay lần vào từng bẹ lá rửa sạch), ngâm trong nước muối (3 chén muối 10 chén nước) khoảng 1-2 giờ rồi vớt ra rửa sơ lại nước lạnh, vớt lên để ráo nước đem phơi nắng đến khi lá cải ráo nước hơi ỉu xuống (ko phơi quá lâu sẽ làm mất độ giòn của cải, nắng to thì phơi 2 tiếng, nắng ít thì 3 tiếng)
Củ cải trắng rửa sạch gọt vỏ băm sợi mỏng ướp 2 muỗng cafe muối để 30 phút thì vắt cho khô nước ướp ớt bột vào
Hành hẹ rửa sạch, giũ khô nước cắt khúc
Carrot gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng ướp vào 1 muỗng cafe muối đem phơi nắng đến khi miếng carrot khô mặt và ráo nước.
Ớt sừng chẻ đôi bỏ hạt và băm nhuyễn
Táo gọt vỏ băm nhuyễn
Gừng bỏ vỏ băm nhuyễn
Tỏi bỏ vỏ băm nhuyễn
Củ hành bỏ vỏ xắt mỏng
Làm sốt kim chi
Cho táo, tỏi, gừng, ớt đã băm vào máy xay mịn (khi xay ko cho thêm nước)
Pha 2/3 chén bột nếp vào 5 chén nước, cho muối, đường, hạt nêm, bột ngọt vào (nhắm cho vừa ăn, tuỳ khẩu vị) nấu cho bột đặc lại cho vào 2 muỗng canh nước mắm (cái này em cho thêm thấy nó đậm đà hơn, còn HQ thì ko có nước mắm VN nên tụi nó chẳng cho vào đâu :xinloinhe:)
Chờ khi bột ngụi hẳn thì cho hỗn hợp táo-gừng-tỏi-ớt đã xay vào bột trộn đều rồi cho củ cải trắng ướp ớt bột, hành, hẹ cắt khúc, củ hành xắt mỏng, củ carrot vào vào trộn đều lên, cho luôn phần ớt bột còn lại vào tiếp tục trộn đều.
Trộn và ủ kim chi
Để cải thảo lên 1 cái mâm, lật từng lá cải ra trét sốt kim chi vào từng lá cải.
Xếp cải vào 1 cái hộp (hủ) ép chặt đậy nắp để ở ngoài 2 ngày rồi cho vào tủ lạnh để ăn dần.
P/S: Nếu thích có thể cho thêm dưa leo, trái su cũng rất ngon. Dưa leo chẻ tư vẫn chừa dính bỏ hết hạt ướp muối 30 phút rồi đem phơi nắng cho ráo nước rồi nhét sốt kim chi vào giữa rồi ém vào hủ kim chi. Củ su xắt miếng ướp muối phơi nắng cho ráo nước rồi trộn chung vào keo kim chi đậy nắp lại. Em thì em ko cho vào vì làm biếng :xinloinhe:
Kim chi có thể ăn kèm với thịt kho tàu, thịt luộc,...hoặc ăn kèm như 1 món dưa cải. Ngoài ra còn có thể dùng làm nguyên liệu nấu canh cá, canh thịt, lẩu hải sản...:dangiuqua:


EM thích món này nè
KUm ơn nhiều nhiều ne`
 
Ðề: Ẩm thực

Món trứng luộc

1200455728.img.jpg


Cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.
Trứng vừa bỏ ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.
Ăn kiểu gì thì tùy...
 
Ðề: Ẩm thực

Ba mươi sáu phố phường Hà Nội xưa có một con phố được hình thành và nổi danh bằng tên một món ăn. Món đặc sản ấy từ lâu đã trở thành nét văn hóa ẩm thực, ẩn chứa sự lịch lãm, tinh tế của người Tràng An. Đó là phố Chả Cá với món chả cá Lã Vọng.
Những nguyên liệu chế biến đơn giản nhưng lại mang đến món ăn đặc biệt, lạ miệng độc đáo bậc nhất của đất Tràng An. Chả cá ăn thơm và không ngấy, có vị thơm ngọt của thịt cá và cái thú khi dùng gia vị, nước chấm.
Vị ngon của chả cá Lã Vọng quả thực khó có từ ngữ nào diễn đạt hết. Nhưng chắc hẳn, người Hà Nội hay bất cứ ở nơi đâu đều mong muốn được thưởng thức hương vị đặc biệt ấy một lần, để cảm nhận đầy đủ nét thanh lịnh, trang nhã trong nghệ thuật ẩm thực Hà thành
LN0.8660659_1_1.jpg

món chả cá truyền thống được chế biến từ phần thịt cá lăng đã lọc bỏ xương. Thịt cá được thái miếng vừa ăn qua đem tẩm ướp gia vị rồi dùng kẹp tre nướng đến khi chín vàng và có mùi thơm nức. Ngày nay, vì loại cá lăng rất hiếm và đắt nên cũng có thể thay bằng cá nheo, cá quả (cá lóc) hay cá trình… Sự cầu kỳ của món không chỉ ở loại cá mà ở cả gia vị đi kèm. Gia vị của món chả cá có nghệ, mỡ, nước mắm được sử dụng theo lượng nhất định trở thành “bí quyết” truyền thống riêng. Những nghệ nhân làm chả cá thành thạo có thể ước chừng được tỷ lệ, ko phải đo đếm mà vị rất vừa vặn và ngon. Chả cá phải ăn nóng mới đảm bảo được cả vị và hương. Với miếng thịt cá sau khi nướng, người ta dùng chảo mỡ rán nóng kèm một số hương liệu như hành hoa, thì là đặt ngay trên bàn ăn rồi thưởng thức.
CS0.8660737_1_1.jpg

Nước chấm cho món chả cá có mắm tôm kèm tinh dầu cà cuống hoặc nước chấm chua ngọt. Ngoài ra, ăn kèm với món này còn có rau húng Láng với rượu nếp cái hoa vàng hay rượu làng Mơ đã nổi tiếng đất Hà thành xưa nay. Đặc biệt, từ món chả cá Lã Vọng mà nay Hà Nội cũng nổi danh thêm món bún chả cá (chả cá ăn kèm với bún) vừa có vị thơm ngon vừa mát, bổ.
 
Ðề: Ẩm thực

Cá Rô sốt me

caro.jpg

Nguyên liệu


- 2 con cá rô to.
- 3 thìa súp nước cốt me.
- 2 thìa cà phê đường.
- 1 thìa cà phê bột nêm.
- 1 thìa súp nước mắm.
- 1 thìa cà phê củ hành tím băm.
- 1/2 thìa cà phê ớt băm, tiêu.


Cách làm


- Làm cá: cắt bớt phần vây cho sạch.
Rửa cá với nước muối pha loãng. Dùng dao cạo sạch lớp nhớt trên mình cá để giảm mùi tanh. Ướp với bột nêm và tiêu để khoảng 10 phút.
- Chiên vàng cá trong chảo nhiều dầu. Vớt ra, để ráo. Có thể dùng giấy thấm để hút bớt dầu thừa.
- Cho vào chảo khoảng một thìa súp dầu ăn, phi thơm hành tím và ớt băm. Thêm nước cốt me, đường và nước mắm vào, xào nhanh tay cho đến khi nước sốt hơi sệt lại.

- Bày cá ra đĩa, rưới nước sốt lên trên.

Dùng với cơm trắng nóng
Ngon quá ta, bác làm tui đói wá...:k5429592:
 
Ðề: Ẩm thực

Sườn non hấp bia

Món này khác với vị của các món sườn xào, không giống với món canh. Rất lạ miệng mà chế biến đơn giản, bạn hãy vào bếp hấp sườn non với bia nhé!

2010327124643-1%2838%29.jpg


Nguồn ảnh: phanvien

Nguyên liệu:

400 g sườn non

200 g khoai tây

1/2 lít bia

Hành lá, hạt nêm, đường, hạt tiêu, dầu ăn.

Cách làm:

Hành lá rửa sạch, tước sợi.

Sườn lợn rửa sạch, chặt khúc vừa ăn, ướp với hạt nêm, đường, tiêu khoảng 10 phút cho ngấm gia vị. Rán sườn chín vàng hai mặt, cho ra đĩa, đổ nửa phần bia vào cùng với khoai tây, hấp chừng 20 phút. Khi gần ăn, cho nốt phần bia còn lại vào hấp nóng. Múc ra bát, rắc hành lên và thưởng thức.

Mách nhỏ:

Khi cho phần bia còn lại vào, bạn không nên hấp lâu, chỉ cần vừa nóng thì tắt bếp ngay, món ăn sẽ thơm ngon hơn.


Chúc bạn ngon miệng!
 
Ðề: Ẩm thực


Bánh cuốn nhân thịt
Bạn có thể làm những chiếc bánh cuốn tại nhà bằng chảo chống dính, rất ngon
Nguyên liệu:

- 200g bột gạo
- 70g bột năng
- 650g nước
- 1 ít muối, 4 tsp dầu ăn
- 150g thịt nạc + mỡ xay nhỏ
- 2-3 tai nấm mèo
- 1 củ hành tây
- Hành phi
- Giá
- Rau thơm

Thực hiện:

Phi hành: hành khô/hành tím lột vỏ (không rửa), xắt mỏng, bỏ vào chảo dầu phi.

Nước chấm: Nấu tan 300g nước lạnh với 50g đường và 50g nước mắm ngon. Khi ăn, thêm ớt băm vào.

Nhân bánh: Nạc và mỡ xay nhỏ, nấm mèo ngâm nở, xắt sợi nhỏ, hành tây thái mỏng. Cho ít nước vào chảo, chờ sôi, cho thịt vào quậy và miết cho thịt đừng đóng cục to. Thịt còn xăm xắp nước, cho nấm mèo + dầu ăn vào xào tiếp, nêm nếm cho vừa. Thịt gần hết nước thì cho hành tây vào đảo vừa chín tới.

Vỏ bánh: ngâm bột trước ít nhất 4 tiếng (không cho muối và dầu ăn), để khoảng 2 tiếng, gạn chắt nước trong ở trên, cho một lượng nước khác vào đúng số đã chắt ra, quậy lại, ngâm, chắt và cho nước mới (xem cái ngấn bột trên thành chậu ngâm để cho nước vào cho đúng). Tổng cộng 2 hoặc 3 lần chắt. Lần cuối cùng để tráng bánh thì cho muối và dầu ăn vào.

Lần tráng đầu tiên, chảo không dính tráng 1 lớp dầu mỏng thật mỏng thôi, có thể sau khoảng chục lần tráng lại phải quét thêm dầu như lần đầu (dùng cọ thấm dầu để quét).

- Vặn nhỏ lửa, để hơi nóng chảo (chảo nóng quá bột sẽ bị dính ngay vào chảo khi vừa đổ vào, sẽ không có thời gian để lắc cho bột dàn mỏng ra xung quanh; còn chảo chưa đủ nóng thì đổ bột vô lắc bột không dính vào chảo mà cứ chạy vòng vòng).

- Đổ một vá bột vào, lắc cho đều tròn đáy chảo. Tùy chảo mà định lượng, chảo 24cm của tui khoảng một muôi múc canh (muôi 40ml).

- Đậy nắp lại khoảng 1 phút chờ bánh chín, trong khi đó quay qua bỏ nhân và cuốn cái trước. Bột trong là bánh đã chín rồi, có khi chưa đến 1 phút.

- Lấy cái thớt (càng dày càng tốt để tránh ồn), bọc lớp giấy bạc ở trên, phết dầu/mỡ. Lúc đổ bánh ra, rất có thể phải đập nhẹ chảo một cái để bánh rớt xuống thớt hoặc cầm sẵn cái xạng hay chiếc đũa gỗ mỏng, chạy một vòng quanh rìa bánh để tróc rìa, úp ra dễ dàng mà không cần đập xuống thớt. Mặt trên của bánh ở trên chảo thành mặt úp xuống thớt để khi cuốn thì mặt này là mặt đưa ra ngoài, bánh mới bóng được.

- Cuốn bánh để lộ phần thịt ra cho hấp dẫn: bánh tròn, chia tưởng tượng làm 3 phần ngang. Rải nhân lên 1/3 cuối, chừa khoảng 2-3 cm mép bánh. Gấp 2 cánh 2 bên vào rồi cuốn từ chỗ bánh không có nhân cuốn lên. Vừa qua khỏi phần nhân là có mép 2-3cm giữ lại.

Thưởng thức: ăn bánh cuốn kèm với giá trụng, hàng phi và nước mắm đã pha
món này ngon :anmi:
 
Ðề: Ẩm thực

Nghêu nướng lá dứa
Nguyên liệu: 350 g thịt nghêu, 150 g giò sống, 100 g mỡ heo, 20 g tỏi băm, 10 g ớt băm, 2 quả chanh, 150 g lá dứa.
Gia vị: bột nêm, đường, tiêu, nước mắm, dầu ăn.
Cách làm:
- Luộc chín mỡ, thái hạt lựu. Xay nhuyễn thịt nghêu. Rửa lá dứa, để ráo. Trộn đều thịt nghêu với giò sống, mỡ, 2 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê tiêu và 1 thìa cà phê tỏi băm. Quét 1 lớp dầu ăn vào khuôn nhôm hình chữ nhật, cho nghêu vào hấp khoảng 15 phút. Cắt chả nghêu thành miếng hình chữ nhật ngang 2 cm, dài 4 cm, dày 1 cm. Quấn lá dứa ở giữa. Cho vào lò nướng 10 phút ở nhiệt độ 200 độ C.
- Làm nước chấm: Hòa 3 thìa súp nước mắm với 2 thìa súp đường, 2 thìa súp nước cốt chanh, 1 thìa súp tỏi băm và 1/4 thìa súp ớt băm.
Dùng với bún, rau sống và nước mắm chua ngọt​
 
Ðề: Ẩm thực

Món ngon hàng ngày: Thịt ba rọi cuộn nấm
Vị đậm đà của những miếng ba rọi hun khói thấm đượm vào những cây nấm kim châm tạo cho món nấm thêm hương vị.
> Món ngon hàng ngày

Nguyên liệu:
200 gr. thịt ba rọi hun khói
200 gr. nấm kim châm
1/ 2 muỗng cà phê lá thơm
1/ 2 muỗng cà phê đường
Dầu ăn

baroi.jpg


Cách làm:
Nấm kim châm ngâm xắt bỏ gốc, ngâm, rửa sạch, vớt ra, để ráo. Ướp thịt ba rọi với lá thơm, đường khoảng 5 phút.
Trải miếng thịt ba rọi ra thớt, lấy một ít nấm kim châm, đặt phần gốc vào miếng thịt, cuốn tròn lại, dùng tăm ghim cố định.
Bắc chảo lên bếp, láng ít dầu ăn, cho miếng ba rọi cuộn nấm vào, chiên chín đều. Lần lượt chiên cho đến hết. Ăn nóng, chấm với xốt chua ngọt.
 
Ðề: Ẩm thực

Món ngon cuối tuần: Chả giò khoai môn
Có nhiều loại chả giò nhưng ăn đỡ ngán và lạ miệng hơn cả có lẽ là món chả giò khoai môn. Mời bạn cùng trổ tài và thưởng thức nhé.
> Chuyên đề: Món ngon cuối tuần

Nguyên liệu:

Một xấp bánh tráng bía, một củ khoai môn, 300g tôm, 300g thịt nạc dăm, một kg bún, một quả trứng gà, dầu ăn để chiên, rau thơm, xà lách ăn kèm. Gia vị gồm: hành tím băm, tỏi băm, tiêu, đường, muối, bột ngọt.

khoai350.jpg


Cách làm:
- Tôm, thịt nạc bằm nhuyễn. Trứng gà tách lấy lòng trắng. Khoai môn bào sợi trộn với gia vị, để 20 phút cho thấm.
- Trải bánh tráng ra, cho nhân vào theo chiều ngang, cuốn tròn lại. Khi cuốn xong thoa lòng trắng trứng cho bánh tráng dính chặt vào cuốn chả giò.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu lăn tăn sôi, cho chả giò vào chiên. Khi chiên trở vàng đều hai mặt chả giò, vớt ra để vào đĩa lớn có lót khăn giấy cho ráo dầu.
- Cho bún và rau vào tô, cắt chả giò vào. Món này dọn ăn với nước mắm chua ngọt
 
Ðề: Ẩm thực

Đá me
Dạo này trời nóng quá, rất dễ bị bệnh, 1 cách đề phòng bệnh là dùng nhiều vitamin C tươi. Mà cứ uống nước cam, nước chanh hoài cũng ngán nhỉ, hôm nay mình đổi khẩu vị 1 tí cho nó đỡ chán và lại tốt cho mùa nóng nhoa...đó là món đá me, 1 món thức uống rất phổ biến ở quê mình.
damely.jpg

Nguyên liệu:
Me dốt (chua) đã lột bỏ vỏ 500gr
Thơm 1 quả to (quả nhỏ thì 2 quả)
Đường 700 - 1 kg (tùy độ ngọt của thơm và tùy khẩu vị mỗi người)
Mè trắng 100gr rang vàng
Cách làm:
Thơm bỏ phần lõi cứng băm nhuyễn 1/2, xắt sợi 1/2 (nếu ko thích ăn sợi thì có thể băm hết toàn bộ)
Cho me vào ngâm trong phần thơm đã băm ướp đường vào để khoảng nửa giờ thì dầm dầm ra cho me nhừ trong thơm cho vào 1/2 muỗng cafe muối khuấy đều
Thơm sắt sợi thì ướp đường rồi đem xào cho đến khi thơm trong và chín
Bắt lửa sên phần me đã ngâm trong thơm băm nhuyễn đến khi nào nước sền sệt lại và có màu vàng óng ánh là được. Lúc đó cho thơm xắt sợi đã ngào vào cho thêm mè rang vàng vào trộn đều lên. Thành phẩm như thế này là vừa, nếu ngào me đậm màu hơn nữa thì sẽ bị đắng và nếu nhạt quá thì nước rất loãng không ngon và ko để lâu đc
mtme.jpg

Sau đó để ngụi, cho vào hủ và để vào tủ lạnh ăn dần, có thể để được rất lâu.
Khi muốn uống đá me thì cho 1 ít mứt me đã làm vào ly, cho thêm ít đường trắng (ai thích ăn chua có thể ko thêm) cho 1 ít nước chín vào khuấy tan, cho đậu phộng rang vào rồi đập đá cho vào và măm :ngaytho:
 
Ðề: Ẩm thực

Lẩu cua đồng bánh đa
Cua đồng bánh đa vốn là món ăn đặc sản, dân dã, các bạn hãy tranh thủ ngày cuối tuần hưởng thức món lẩu cua đồng bánh đa tại nhà.
> Món ngon cuối tuần

Nguyên liệu:

- 1kg cua đồng, rửa sạch, tháo mui, xay sẵn
- 500 g cua biển (1 con), rửa sạch, tháo mui, bẻ đôi, giữ nguyên càng que (nếu có)
- Gạch cua, lấy từ mui cua đồng
- 1 muỗng canh sả bào
- ½ muỗng canh tỏi bằm nhuyễn
- 4 trái cà chua cắt múi cau
- 2 nhánh rau tía tô cắt nhỏ
- 500 g bánh đa đỏ (ngâm nước, chần qua nước sôi) hoặc bún tươi
- 200 g gồm rau nhút, rau muống, rau cần
- 2 nhánh rau tía tô cắt nhỏ
- ½ lít nước lọc.
- 1 trái ớt to cắt khoanh
- Gia vị: 3 muỗng cà phê hạt nêm, 4 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh dầu ăn, dấm bỗng

cuadong.jpg


Thực hiện:
Bước 1: Lấy thịt cua

- Xay cua, hòa tan thịt cua với ½ lít nước lọc, lược 3 lần cho sạch cát và xương cua đồng.
- Bắc nồi nước cua vừa lược lên bếp, thêm vào một muỗng cà phê hạt nêm. Để lửa nhỏ nấu cho thịt cua nổi lên trên mặt nước cua. Vớt thịt cua ra để riêng. Giữ nước cua còn lại trong nồi.
Bước 2: Nấu nước lẩu
- Cho dầu vào chảo, dầu nóng cho sả bào và tỏi băm vào xào cho thơm. Tiếp tục cho phần gạch cua vào đảo đều.
- Đun sôi lại nồi nước cua, cho gạch cua vừa xào và cua biển (nếu có) vào nồi. Nước sôi trở lại thì nêm với hạt nêm, nước mắm ngon và dấm bỗng cho vừa ăn.
- Cho cà chua và phần thịt cua vào nồi lẩu.- Cho hành lá cắt khúc vào
- Dọn lẩu ăn kèm với các loại rau, bánh đa hoặc bún tươi, nước mắm ngon và ớt xắt lát.

Mách nhỏ:


- Cua đồng là lọai thực phẩm giàu canxi nhất, ngoài ra thịt cua đồng còn giàu đạm, chất béo và sắt...
- Bánh đa ngon có màu nâu sậm, sợi bánh mỏng, mềm, dai dai, giòn giòn và thơm mùi gạo mới. Muốn bánh ngon, trước khi ăn nên ngâm bánh vào nước lã, rồi chần qua nước sôi.
- Để lửa nhỏ nấu cho thịt cua nổi lên trên mặt nước cua thành từng bánh, không bị vỡ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top