8 chiến thuật thông minh cho những ai mãi không xin được việc

PhanTranLong

Member
Hội viên mới
Mỗi ngày đều gửi CV đến hàng chục công ty nhưng mãi vẫn chẳng có nhà tuyển dụng nào gọi điện cho bạn thì đây là 9 chiến thuật tuyệt vời bạn cần áp dụng ngay lập tức.

Hành trình xin việc của bạn kéo dài từ ngày này sang ngày khác nhưng mãi chẳng có gì thay đổi. Bạn gửi CV như "rải truyền đơn" với số lượng công ty chẳng thể nào đếm nổi nữa nhưng điện thoại vẫn im lìm, hoặc là bạn đã rất may mắn được gọi đến phỏng vấn nhưng chẳng bao giờ nhận được một lời đề nghị làm việc nào cả. Nói thẳng ra, bạn liên tục bị từ chối.

Bạn đã từng rơi vào hoàn cảnh này chưa?
Vào một chiều chủ nhật đẹp trời, bạn cảm thấy rất hứng khởi khi đã hoàn thành việc ứng tuyển hồ sơ tới tất cả các công ty mà đã đánh dấu từ tuần trước. Sau đó, bạn tiếp tục dành hàng giờ trau chuốt cho thư xin việc, CV và cover letter của mình. Đến bữa tối, bạn hào hứng hơn khi tin rằng những cuộc gọi mời bạn đến phỏng vấn chắc chắn sẽ đổ về dồn dập trong vài tuần tới.

Thực tế thì ngược lại, những cú điện thoại mời phỏng vấn mà bạn hy vọng sẽ xuất hiện như "một cơn lũ" chẳng hề có. Tồi tệ hơn khi bạn nhận ra rằng không hề có một công ty nào ấn tượng với hồ sơ của bạn cả.

Thế nên, bạn lại tiếp tục dành cả chiều chủ nhật tiếp theo để chỉnh sửa bộ hồ sơ xin việc của mình và một hành trình "apply" khác lại bắt đầu.

xin-viec-2.jpg


Quá thất vọng và có lẽ, bạn đã muốn từ bỏ bởi vì những gì đang làm không hề có kết quả. Tuy nhiên, thay vì thừa nhận thất bại, hãy áp dụng 8 chiến thuật vô cùng thú vị sau đây để "refresh" lại hành trình xin việc của mình. Chắc chắn, nếu kiên trì áp dụng, bạn sẽ nhận được những điều rất bất ngờ đấy.

1. Bắt đầu lại những gì bạn đã làm
Trong một bài báo đăng trên trang The Daily Muse có tên How to Apply for Fewer Jobs, But Land More Interviews (tạm dịch: Cách để ứng tuyển ít vị trí hơn nhưng được gọi phỏng vấn nhiều hơn), tác giả Kristen Walker đã chia sẻ quy tắc "nine-out-of-10"nghĩa là chỉ ứng tuyển những công việc mà mức độ "thích" của bạn đối với chúng đạt điểm 9 trở lên trong thang điểm từ 0 đến 10. Chẳng hạn, nếu có 3 vị trí: kế toán tổng hợp, kế toán kho và kế toán bán hàng, mức độ "thích" của bạn cho từng vị trí theo thứ tự là 10 - 9 - 5 thì hãy ứng tuyển công việc kế toán kho và kế toán tổng hợp.

Theo quy luật này, bạn có thể chuyển hướng bằng cách dồn công sức vào việc chỉ những vị trí mà bạn quan tâm và thực sự muốn. Nhờ đó, bạn cũng có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu các công ty, chỉnh sửa hồ sơ, chuẩn bị và làm cẩn thận hơn cho mỗi lần ứng tuyển, đồng thời không còn cảm giác rằng những CV đã gửi sẽ vô ích và không có kết quả.

Tại sao quy tắc "9-out-of-10" lại hiệu quả hơn hơn cách gửi ồ ạt?
xin-viec-1.jpg


Quy luật này nhấn mạnh đến chất lượng hơn số lượng và điều tuyệt vời nhất đó là khi bạn ứng tuyển ít vị trí hơn, bạn sẽ xây dựng được những bộ hồ sơ chất lượng hơn trước. Hãy thử nghĩ: Nếu trong 2 giờ, bạn gửi được 10 hồ sơ nhưng cái nào cũng giống nhau so với chỉ gửi được 2 CV nhưng mỗi cái đều chuyên biệt cho một vị trí thì quả thật, lựa chọn thứ hai sẽ tốt hơn rất nhiều.

Ngoài ra, việc chỉ ứng tuyển vào những vị trí bạn thực sự hào hứng sẽ giúp "lửa" nhiệt huyết trong con người bạn được duy trì. Nhờ đó, nếu may mắn được mời phỏng vấn thì khi đối mặt với các ứng viên "nặng ký" khác, bạn cũng sẽ tự tin hơn, sôi nổi hơn và một người có niềm đam mê với công việc là điều mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm.

Thứ ba, bạn sẽ duy trì được động lực. Khi dành hàng giờ để gửi CV tới một danh sách dài các công ty và nếu chẳng nhận được bất kỳ phản hồi nào, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy thất vọng. Do vậy, khi giới hạn các vị trí ứng tuyển và điều quan trọng hơn, chỉ tập trung vào những cơ hội bạn quan tâm thì lẽ tự nhiên, bạn cũng sẽ bớt cảm thấy chán nản hơn khi bị từ chối.

Có đầu tư nhiều thì ắt sẽ có kết quả. Xin việc cũng vậy. Một CV tốt, chuyên nghiệp luôn là ưu thế.

2. Rà soát soát lại hồ sơ
Bước tiếp theo đó là hãy kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ của bạn, bao gồm cả lỗi chính tả, ngữ pháp, địa chỉ email, cách trình bày, bố cục... thật kỹ lưỡng. Có thể bạn tự tin vào quá trình chuẩn bị của mình nhưng cẩn thận là điều mà bạn nên hướng đến. Hãy đọc lại hồ sơ vài lần hoặc nhờ bạn bè kiểm tra hộ.
3. Bị từ chối khi đi phỏng vấn, hãy can đảm xin nhận xét của họ về bạn
Bạn may mắn hơn khi được gọi đi phỏng vấn nhưng điều đáng tiếc là chẳng có lần nào bạn trúng tuyển cả. Trong trường hợp này, rõ ràng vấn đề không nằm ở bộ hồ sơ mà có thể do thái độ, hành vi và kỹ năng phỏng vấn của bạn. Chính vì vậy, hãy mạnh dạn "xin" nhà tuyển dụng nhận xét về cách trả lời, phong thái, điểm mạnh, điểm yếu cũng như lời khuyên về mình. Bạn không có bất cứ thứ gì để mất cả nên hãy can đảm lên để học hỏi được nhiều hơn và rút kinh nghiệm cho các buổi phỏng vấn tới.
4. Nhà tuyển dụng từ chối cho Feedback, hãy tìm một "Pro" khác
xin-viec-3.jpg


"Pro" ở đây chính là một cố vấn, huấn luyện viên nghề nghiệp hay bất cứ ai đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động tuyển dụng hoặc vị trí mà bạn apply. Từ thảo luận về cách phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp, trò chuyện, chiến thuật tạo mối quan hệ cho tới những vấn đề chuyên môn, các "Pro" sẽ giúp bạn có được rất nhiều lời khuyên và kinh nghiệm hữu ích. Quan trọng hơn, họ sẽ truyền động lực cho bạn.

5. Cập nhật thông tin trên các tài khoản mạng xã hội
Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều về việc nhà tuyển dụng "thời hiện đại" không bỏ qua việc tìm hiểu thông tin ứng viên trên mạng xã hội. Do vậy, ngay từ bây giờ, hãy kiểm tra lại tài khoản trên Facebook, Twitter, LinkedIn hay Instagram, xóa các pic hay post nhạy cảm và bất lợi cho hình ảnh cá nhân của bạn....

6. Tham gia các cộng đồng tuyển dụng hay việc làm trên mạng xã hội
Ngoài việc update thông tin trên mạng xã hội thì việc tham gia vào các nhóm/cộng đồng việc làm cũng là điều mà ứng viên không nên bỏ qua. Cho dù bạn là người hướng nội hay hướng ngoại thì nếu chưa xin được việc, hãy gỡ bỏ giới hạn bản thân để tham gia vào các vòng kết nối nhằm mở rộng cơ hội tìm việc cho mình. Biết đâu, cơ hội sẽ xuất hiện bất ngờ và người chiến thắng là người biết nắm lấy những cơ hội đó.

7. Thay đổi
xin-viec-4.jpg


Nếu chiến lược cũ không hiệu quả, hãy sẵn sàng cho một cú đột phá. Chẳng hạn, chủ động tham gia các sự kiện, hội thảo việc làm để học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội; sử dụng các phần mềm Photoshop để thiết kế CV chuyên nghiệp thay vì vẫn giữ một bộ hồ sơ truyền thống; luyện tập đứng trước gương về cách đi, đứng, bắt tay, trả lời câu hỏi hay sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn... Chỉ khi nào bạn chấp nhận bước ra khỏi "vùng an toàn" của mình thì bạn mới nhìn thấy những điều mới lạ.

8. Nghỉ ngơi
Liên tục gửi hàng chục CV xin việc mà không có kết quả, vậy thì đã đến lúc bạn cần nghỉ ngơi để hồi phục năng lượng. Tôi biết rằng, bạn không hề muốn bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào và tôi cũng không đề nghị bạn từ bỏ. Tôi chỉ khuyên bạn hãy tìm một cách khác để tạo ra sự cân bằng. Nếu trước đây bạn chỉ dành thời gian để tụ tập bạn bè hoặc chỉ ở nhà cả ngày, ngồi trước máy tính để nộp hồ sơ thì giờ đây hãy thực hiện chúng 50 - 50. Khi để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên, làm việc với tâm thế thoải mái, suy nghĩ tích cực và không ngừng cố gắng thì bạn sẽ tìm thấy những ý tưởng mới để cải thiện bản thân mình.

Một trong những điều khó nhất của xin việc là bạn chẳng thể nào đoán được khi nào sẽ được gọi phỏng vấn cả, ít nhất là thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên ngồi xuống và chờ đợi. Hãy thử áp dụng 8 chiến thuật trên nếu như đang gặp rắc rối trên con đường nghề nghiệp của mình và chào đón những điều bất ngờ đến với bạn.


NGUỒN : quantrimang.com
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top