7 “lối thoát” khi chán việc

chungz1989

Because I say so
Hội viên mới
Cũng giống như bất cứ mối quan hệ nào khác, mối quan hệ của bạn với công việc cũng có lúc lên lúc xuống. Trong một số trường hợp, cách giải quyết tốt nhất là tách khỏi nó, nghĩa là bạn cần tìm một công việc mới.

Tuy nhiên, nếu vẫn còn tình yêu với công việc, bạn có thể lấy lại cảm xúc và phấn chấn trở lại chỉ bằng một số thay đổi nhỏ.



Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang “quá tải” với công việc:

- Hiện tại là 10 giờ sáng thứ Hai nhưng bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và chỉ mong chờ tới thứ Sáu.

- Trạng thái trong cuộc họp của bạn: không chuẩn bị và cũng không thấy hứng thú.

- Bạn tìm mọi lí do để không hoàn thành dự án đúng hạn thay vì cố gắng hết sức để kết thúc chúng.

- Bạn giả vờ bị ốm và lấy đó làm cái cớ để không phải đi làm.

- Bạn tránh gặp mọi người vì sợ bị giao nhiều việc hơn.

- Mọi người tránh gặp bạn vì không muốn nghe bạn than thở về phần công việc của mình.

- Trong thời gian làm việc, bạn không tập trung và không đạt hiệu quả như mong muốn.



Nếu những dấu hiệu trên không biến mất và dần trở thành thói quen của bạn, bạn đang biến mình thành một người lười biếng, chểnh mảng, thụ động. Hãy tìm cách cải thiện tình hình nếu không muốn mọi việc tồi tệ hơn. Hãy áp dụng một số lời khuyên sau:



1. Hiểu bản thân mình

Hãy đánh giá cảm nhận của bạn về công việc cũng như cuộc sống. Bạn có thể viết chúng ra hoặc chia sẻ với người khác nhưng đừng giữ lại trong mình. Nếu cứ phớt lờ cảm xúc của mình, bạn sẽ cảm thấy bất lực và lo lắng hơn về tình trạng của mình. Càng sớm xác định được cảm xúc của mình, bạn càng sớm có hướng giải quyết.



2. Tìm nguồn cảm hứng

Hãy đọc một cuốn sách, bài báo hoặc bất cứ thứ gì nói về câu chuyện thành công của một người nào đó. Điều cần tập trung là những giai đoạn thăng trầm của họ trong suốt cuộc hành trình và họ đã cố gắng ra sao để đạt tới mục tiêu. Câu chuyện của họ có thể truyền cảm hứng cho bạn để đối mặt và vượt qua tình trạng hiện tại.



3. Kiểm soát mọi việc trong khả năng của bạn

Liệu có phải quá nhiều cuộc họp và nhiệm vụ được giao là thủ phạm khiến bạn " quá tải"? Nếu đúng như vậy, hãy tìm cách kiểm soát trong khả năng của bạn. Bạn có thể đề nghị sếp giảm số cuộc họp hoặc chuyển sang một thời điểm khác, yêu cầu giúp đỡ hoàn thành dự án, sắp xếp công việc một cách hợp lí hơn… Hãy cố gắng kiểm soát mọi việc trước khi chúng ra khỏi điểm giới hạn “quá tải” của bạn.



4. Tránh ôm đồm nhiều vai trò cùng lúc

Bạn có phải là trưởng nhóm hay bạn còn là người cố vấn đặc biệt cho công ty bên cạnh công việc thường ngày? Đảm nhận nhiều vai trò cùng lúc dễ làm bạn quá sức. Hãy làm tốt một vai trò và sau đó nâng dần lên khi bạn thấy tự tin và tràn đầy năng lượng.



5. Lập kế hoạch

Thật khó để có động lực nếu bạn “mắc kẹt” trong hàng đống việc cần làm và không biết bắt đầu từ đâu. Mọi người thường lạc đường vì không có bản đồ và trong công việc cũng vậy. Hãy lập ra một kế hoạch cụ thể những công việc cần làm và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, việc gì cần làm trước, việc nào làm sau. Chúng sẽ giúp bạn “dễ thở” hơn. Ngoài ra, trong kế hoạch, bạn cũng có thể đặt ra điểm nhấn cho mình như quay trở lại trường học, thăng chức… Điều mấu chốt là bạn phải hành động để thoát khỏi tình trạng.




Theo CMO
 
Ðề: 7 “lối thoát” khi chán việc

Mình đếm mới thấy có 5 thui à... 2 lối thoát nữa đâu rùi bạn :motsach::motsach::motsach:
 
Ðề: 7 “lối thoát” khi chán việc

Mau bổ sung thêm tác giả ơi
 
Ðề: 7 “lối thoát” khi chán việc

link: http://www.zing.vn/news/viec-lam/7-loi-thoat-khi-chan-viec/a77077.html

còn đây là cách khắc phục khi bạn nghiện việc:

5 bước trị chứng nghiện việc

(Zing) – Cũng giống như bất cứ cơn nghiện nào khác, chứng nghiện công việc cũng có thể phá hủy những mối quan hệ tốt đẹp xung quanh bạn.
5 bước trị chứng nghiện việc

(Ảnh minh họa: Fotosearch)

Mời bạn tham khảo 5 bước bên dưới để vừa thỏa mãn đam mê dành cho công việc, vừa không đánh mất các mối quan hệ quan trọng của cuộc sống.

Bước 1: Chấp nhận chuyện “Không bao giờ là đủ”

Bất kể bạn làm việc nhiều thế nào, hay kiếm được bao nhiêu tiền, chuyện đó cũng không bao giờ đạt đến mức “đủ” mà bạn đặt ra. Nhưng hãy nghĩ kĩ lại: cùng một lúc, bạn có thể cho mấy miếng thịt bò vào đĩa và ngồi lên mấy chiếc xe sang trọng? Điều này thật sự không liên quan đến việc nhu cầu gia tăng, vì "thêm nữa cũng không khi nào đủ".

Bước 2: Tự thú với bản thân rằng bạn chỉ “thật sự hạnh phúc” lúc lao vào việc

Bạn thấy lạc lõng khi không “ôm” lấy bàn làm việc. Ngay cả trong tiệc sinh nhật con, bạn vẫn chỉ nôn nóng muốn quay lại với công việc. Và bạn khó chịu những lúc không được kiểm soát “núi” việc của mình.

Bước 3: Tập trung vào hiện tại, chứ không phải tương lai

Bạn luôn tâm niệm làm việc là vì tương lai mà quên mất chuyện tận hưởng hiện tại. Cảm giác nghiện phấn đấu, vươn lên không bao giờ được cho là đủ với bạn. Bạn nói sẽ làm việc ít hơn vào ngày mai, nhưng bằng cách nào đó, bạn không sao thực hiện nổi điều này. Cuộc sống cứ thế trôi qua và bạn thậm chí không hay biết.

Bước 4: Đừng đánh đồng sự bận rộn với cuộc sống tuyệt vời

Chỉ vì bạn luôn tiến về phía trước và bận rộn không có nghĩa bạn đang có cuộc sống tốt. Một cuộc đời tươi đẹp mang hàm ý các mối liên hệ của bạn suôn sẻ. Và nếu lúc nào cũng lao đầu vào công việc, bạn sẽ không còn thời gian cho gia đình cũng như bạn bè thân. Hãy tự hỏi “Đâu là những mối quan hệ thật sự mà bạn có? Ai là người bạn thấy gần gũi, thân thiết?”.

Bước 5: Học cách “không làm gì”

Thư giãn kiểu “không làm gì hết” có thể là điều khiến bạn bực bội. Hãy tuân thủ quy tắc về việc thường xuyên không để mình bị xao lãng. Tập ngồi trong yên lặng và khoan khoái. Nhớ rằng ngay cả lúc không "đả động chân tay", bạn vẫn tồn tại và có giá trị. Bạn đáng giá chỉ đơn giản vì bạn đang sống.
Link: http://www.zing.vn/news/viec-lam/5-buoc-tri-chung-nghien-viec/a76793.html
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top