Từ ngày 01/01/2016, nhiều chính sách mới về Kế toán – Kiểm toán bắt đầu có hiệu lực thi hành. Cụ thể như sau:
1. Hướng dẫn ghi sổ kế toán thuế XNK
Theo Thông tư 174/2015/TT-BTC thì việc ghi sổ kế toán (SKT) thuế xuất nhập khẩu (XNK) quy định như sau:
- Đơn vị KT phải căn cứ vào chứng từ KT để ghi SKT.
Việc ghi SKT phải kịp thời, rõ ràng và đầy đủ theo các nội dung của từng SKT.
Thông tin, số liệu phản ánh trên SKT phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ KT.
- SKT được ghi theo trình tự thời gian phát sinh các nghiệp vụ.
Việc cập nhật, ghi vào SKT, vào cơ sở dữ liệu KT thuế XNK phải căn cứ vào chứng từ KT, phải được kiểm tra tính chính xác của các nghiệp vụ phát sinh.
- Nghiêm cấm ghi SKT mọi thông tin không có chứng từ KT.
Những người có liên quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, liên tục, có hệ thống toàn bộ nghiệp vụ liên quan đến quản lý thuế, thu khác với hàng hóa XNK các thông tin đã cập nhật.
Thông tư 212/2014/TT-BTC, các văn bản liên quan đến KT nghiệp vụ thuế, thu khác với hàng hóa XNK do Bộ Tài chính ban hành trước 01/01/2017 không phù hợp với Thông tư này hết hiệu lực từ 01/01/2017.
2. Phát trang phục cho công chức kiểm toán nhà nước
Thông tư 165/2015/TT-BTC quy định việc quản lý, cấp phát trang phục cho cán bộ, công chức thuộc Kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán nhà nước; trích lập và sử dụng nguồn kinh phí 5% gồm:
- Việc trích lập và sử dụng nguồn kinh phí 5%;
- Cán bộ, công chức thuộc Kiểm toán nhà nước được cấp phát trang phục để sử dụng khi thi hành công vụ;
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Kiểm toán nhà nước được hưởng chế độ ưu tiên.
Thông tư này thay thế Thông tư 56/2007/TT-BTC và Thông tư 160/2011/TT-BTC.
3. Nội dung của hoạt động kiểm toán nhà nước
Theo Luật kiểm toán nhà nước 2015 thì nội dung kiểm toán nhà nước bao gồm:
- Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.
- Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị kiểm toán phải thực hiện.
- Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
Căn cứ vào từng cuộc kiểm toán Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định nội dung kiểm toán của từng cuộc kiểm toán.
Luật kiểm toán nhà nước 2015 thay thế cho Luật kiểm toán nhà nước 2005.
4. Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan
Ngày 08/05/2015, Bộ Tài chính ban hành 02 Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan kèm theo Thông tư 68/2015/TT-BTC.
- Chuẩn mực số 4400 - Hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính.
- Chuẩn mực số 4410 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Chuẩn mực kiểm toán số 930 ban hành kèm theo Quyết định 03/2005/QĐ-BTC và Chuẩn mực kiểm toán số 920 ban hành kèm theo Quyết định 195/2003/QĐ-BTC hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.
5. Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác
Ngày 08/5/2015, Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 66/2015/TT-BTC ba (03) chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác, bao gồm:
- Chuẩn mực số 3000 - Hợp đồng dịch vụ đảm bảo ngoài dịch vụ kiểm toán và soát xét thông tin tài chính quá khứ.
- Chuẩn mực số 3400 - Kiểm tra thông tin tài chính tương lai.
- Chuẩn mực số 3420 - Hợp đồng dịch vụ đảm bảo về báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước trong bản cáo bạch.
Thông tư này áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ đảm bảo khác.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.
Đối với các hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác được thực hiện trước ngày 01/01/2016 mà đến ngày này trở đi mới phát hành báo cáo dịch vụ đảm bảo thì phải áp dụng các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác theo Thông tư này.
6. Khuôn khổ Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo
Ngày 08/5/2015, Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 69/2015/TT-BTC khuôn khổ Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo.
Theo đó, khuôn khổ này áp dụng đối với:
- Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
- Kiểm toán viên hành nghề;
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ đảm bảo.
7. Chuẩn mực về hợp đồng dịch vụ soát xét
Theo Thông tư 65/2015/TT-BTC, hai chuẩn mực Việt Nam mới về hợp đồng dịch vụ soát xét sẽ có hiệu lực từ 01/01/2016. Đó là:
- Chuẩn mực số 2400 – Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính quá khứ;
- Chuẩn mực số 2410 – Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện.
Chuẩn mực này thay thế cho chuẩn mực kiểm toán số 910 – Công tác soát xét báo cáo tài chính kèm theo Quyết định 195/2003/QĐ-BTC.
Đối với các hợp đồng dịch vụ soát xét báo cáo tài chính và thông tin tài chính được thực hiện trước 01/01/2016 mà đến ngày này trở đi mới phát hành báo cáo soát xét thì phải áp dụng chuẩn mực mới 2400 và 2410 này.
8. Chuẩn mực mới về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
Thông tư 70/2015/TT-BTC ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán thay thế chuẩn mực cũ tại Quyết định 87/2005/QĐ-BTC.
Theo đó, chuẩn mực gồm 3 phần như sau:
- Phần A của Chuẩn mực áp dụng cho doanh nghiệp (DN) dịch vụ kế toán, DN kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và người có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên.
- Phần B của Chuẩn mực áp dụng cho DN dịch vụ kế toán, DN kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và người có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên làm việc trong DN dịch vụ kế toán, DN kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
- Phần C của Chuẩn mực áp dụng cho người có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên làm việc trong DN.
9. Hướng dẫn lập chứng từ kế toán đối với công ty chứng khoán
Theo Thông tư 210/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán thì việc lập chứng từ kế toán đối với công ty chứng khoán được thực hiện như sau:
- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của công tư chứng khoán đều phải lập chứng từ kế toán (chỉ lập 1 lần)
+ Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ phát sinh.
+ Chữ viết phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt.
+ Số tiền bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền bằng số.
- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định.
- Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán.
Thông tư này thay thế Thông tư 95/2008/TT-BTC, 162/2010/TT-BTC.
10. Bổ sung tài khoản kế toán cho DN bảo hiểm nhân thọ
Từ ngày 01/01/2016, kế toán áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm (gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ) sẽ áp dụng theo Thông tư 199/2014/TT-BTC. Theo đó:
- Bổ sung các tài khoản kế toán so với chế độ kế toán hiện hành để áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như: tài khoản 337, 416, 624, tài khoản cấp 2 của TK 128, 244...
- Đổi tên một số tài khoản kế toán đã ban hành tại chế độ kế toán hiện hành để áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như: tài khoản 531, 532...
- Không sử dụng một số tài khoản kế toán đã ban hành tại chế độ kế toán hiện hành như: tài khoản 154, 155, 157, 158...
Ngoài ra, Thông tư còn quy định về nguyên tắc, phương pháp hạch toán, mẫu báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp này.
Những nội dung kế toán không hướng dẫn trong Thông tư này thì thực hiện theo quy định tại chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
Thanh Hữu
Thư Viện Pháp Luật
1. Hướng dẫn ghi sổ kế toán thuế XNK
Theo Thông tư 174/2015/TT-BTC thì việc ghi sổ kế toán (SKT) thuế xuất nhập khẩu (XNK) quy định như sau:
- Đơn vị KT phải căn cứ vào chứng từ KT để ghi SKT.
Việc ghi SKT phải kịp thời, rõ ràng và đầy đủ theo các nội dung của từng SKT.
Thông tin, số liệu phản ánh trên SKT phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ KT.
- SKT được ghi theo trình tự thời gian phát sinh các nghiệp vụ.
Việc cập nhật, ghi vào SKT, vào cơ sở dữ liệu KT thuế XNK phải căn cứ vào chứng từ KT, phải được kiểm tra tính chính xác của các nghiệp vụ phát sinh.
- Nghiêm cấm ghi SKT mọi thông tin không có chứng từ KT.
Những người có liên quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, liên tục, có hệ thống toàn bộ nghiệp vụ liên quan đến quản lý thuế, thu khác với hàng hóa XNK các thông tin đã cập nhật.
Thông tư 212/2014/TT-BTC, các văn bản liên quan đến KT nghiệp vụ thuế, thu khác với hàng hóa XNK do Bộ Tài chính ban hành trước 01/01/2017 không phù hợp với Thông tư này hết hiệu lực từ 01/01/2017.
2. Phát trang phục cho công chức kiểm toán nhà nước
Thông tư 165/2015/TT-BTC quy định việc quản lý, cấp phát trang phục cho cán bộ, công chức thuộc Kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán nhà nước; trích lập và sử dụng nguồn kinh phí 5% gồm:
- Việc trích lập và sử dụng nguồn kinh phí 5%;
- Cán bộ, công chức thuộc Kiểm toán nhà nước được cấp phát trang phục để sử dụng khi thi hành công vụ;
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Kiểm toán nhà nước được hưởng chế độ ưu tiên.
Thông tư này thay thế Thông tư 56/2007/TT-BTC và Thông tư 160/2011/TT-BTC.
3. Nội dung của hoạt động kiểm toán nhà nước
Theo Luật kiểm toán nhà nước 2015 thì nội dung kiểm toán nhà nước bao gồm:
- Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.
- Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị kiểm toán phải thực hiện.
- Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
Căn cứ vào từng cuộc kiểm toán Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định nội dung kiểm toán của từng cuộc kiểm toán.
Luật kiểm toán nhà nước 2015 thay thế cho Luật kiểm toán nhà nước 2005.
4. Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan
Ngày 08/05/2015, Bộ Tài chính ban hành 02 Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan kèm theo Thông tư 68/2015/TT-BTC.
- Chuẩn mực số 4400 - Hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính.
- Chuẩn mực số 4410 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Chuẩn mực kiểm toán số 930 ban hành kèm theo Quyết định 03/2005/QĐ-BTC và Chuẩn mực kiểm toán số 920 ban hành kèm theo Quyết định 195/2003/QĐ-BTC hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.
5. Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác
Ngày 08/5/2015, Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 66/2015/TT-BTC ba (03) chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác, bao gồm:
- Chuẩn mực số 3000 - Hợp đồng dịch vụ đảm bảo ngoài dịch vụ kiểm toán và soát xét thông tin tài chính quá khứ.
- Chuẩn mực số 3400 - Kiểm tra thông tin tài chính tương lai.
- Chuẩn mực số 3420 - Hợp đồng dịch vụ đảm bảo về báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước trong bản cáo bạch.
Thông tư này áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ đảm bảo khác.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.
Đối với các hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác được thực hiện trước ngày 01/01/2016 mà đến ngày này trở đi mới phát hành báo cáo dịch vụ đảm bảo thì phải áp dụng các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác theo Thông tư này.
6. Khuôn khổ Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo
Ngày 08/5/2015, Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 69/2015/TT-BTC khuôn khổ Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo.
Theo đó, khuôn khổ này áp dụng đối với:
- Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
- Kiểm toán viên hành nghề;
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ đảm bảo.
7. Chuẩn mực về hợp đồng dịch vụ soát xét
Theo Thông tư 65/2015/TT-BTC, hai chuẩn mực Việt Nam mới về hợp đồng dịch vụ soát xét sẽ có hiệu lực từ 01/01/2016. Đó là:
- Chuẩn mực số 2400 – Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính quá khứ;
- Chuẩn mực số 2410 – Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện.
Chuẩn mực này thay thế cho chuẩn mực kiểm toán số 910 – Công tác soát xét báo cáo tài chính kèm theo Quyết định 195/2003/QĐ-BTC.
Đối với các hợp đồng dịch vụ soát xét báo cáo tài chính và thông tin tài chính được thực hiện trước 01/01/2016 mà đến ngày này trở đi mới phát hành báo cáo soát xét thì phải áp dụng chuẩn mực mới 2400 và 2410 này.
8. Chuẩn mực mới về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
Thông tư 70/2015/TT-BTC ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán thay thế chuẩn mực cũ tại Quyết định 87/2005/QĐ-BTC.
Theo đó, chuẩn mực gồm 3 phần như sau:
- Phần A của Chuẩn mực áp dụng cho doanh nghiệp (DN) dịch vụ kế toán, DN kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và người có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên.
- Phần B của Chuẩn mực áp dụng cho DN dịch vụ kế toán, DN kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và người có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên làm việc trong DN dịch vụ kế toán, DN kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
- Phần C của Chuẩn mực áp dụng cho người có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên làm việc trong DN.
9. Hướng dẫn lập chứng từ kế toán đối với công ty chứng khoán
Theo Thông tư 210/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán thì việc lập chứng từ kế toán đối với công ty chứng khoán được thực hiện như sau:
- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của công tư chứng khoán đều phải lập chứng từ kế toán (chỉ lập 1 lần)
+ Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ phát sinh.
+ Chữ viết phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt.
+ Số tiền bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền bằng số.
- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định.
- Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán.
Thông tư này thay thế Thông tư 95/2008/TT-BTC, 162/2010/TT-BTC.
10. Bổ sung tài khoản kế toán cho DN bảo hiểm nhân thọ
Từ ngày 01/01/2016, kế toán áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm (gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ) sẽ áp dụng theo Thông tư 199/2014/TT-BTC. Theo đó:
- Bổ sung các tài khoản kế toán so với chế độ kế toán hiện hành để áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như: tài khoản 337, 416, 624, tài khoản cấp 2 của TK 128, 244...
- Đổi tên một số tài khoản kế toán đã ban hành tại chế độ kế toán hiện hành để áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như: tài khoản 531, 532...
- Không sử dụng một số tài khoản kế toán đã ban hành tại chế độ kế toán hiện hành như: tài khoản 154, 155, 157, 158...
Ngoài ra, Thông tư còn quy định về nguyên tắc, phương pháp hạch toán, mẫu báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp này.
Những nội dung kế toán không hướng dẫn trong Thông tư này thì thực hiện theo quy định tại chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
Thanh Hữu
Thư Viện Pháp Luật