10 “bí quyết” trong giao tiếp

chungz1989

Because I say so
Hội viên mới
Trong cuộc sống, mối quan hệ giữa người với người rất phức tạp và khó giải quyết. Chúng ta nên ứng xử ra sao để mối quan hệ với bạn bè đồng nghiệp và cấp trên luôn được bền vững, hài hòa?

Ấn tượng ban đầu



Ấn tượng trong lần gặp gỡ đầu tiên có ý nghĩa quan trọng, đôi khi quyết định sự thành công của công việc. Vì vậy để đối phương có ấn tượng sâu sắc về bạn trong một thời gian ngắn thì mỗi hành vi ứng xử của bạn là rất quan trọng, nên chú ý trau dồi năng lực bản thân và hình thành cho mình những thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày.



Trang phục sáng sủa



Biết cách phối hợp và sử dụng trang phục trong từng hoàn cảnh môi trường khác nhau giúp bạn nâng cao ấn tượng của mình với mọi người, cho thấy bạn là người có thể xử lí mọi công việc trong nhiều tình huống khác nhau.



Biết uống rượu



Rượu là công cụ quan trọng trong giao tiếp xã hội và công việc, nếu bạn không biết uống rượu đôi khi sẽ dẫn đến sự ứng xử không tốt khi giao tiếp. Biết uống rượu không có nghĩa là uống nhiều; uống một lượng thích hợp để tạo quan hệ; uống rượu hợp lí không những có ích trong quan hệ công việc mà còn có lợi cho sức khỏe.



Linh hoạt năng nổ



Người năng nổ có sở thích rộng rãi, có thể tiếp xúc với nhiều người và làm được nhiều việc khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu về những điều mà họ thường xuyên tiếp xúc nhưng không cần thiết phải tinh thông. Nếu một khách hành nói chuyện với bạn về một lĩnh vực bạn không thích hoặc không mấy quan tâm nhưng bạn vẫn có một sự hiểu biết nhất định và khiến khách hàng hài lòng.



Kết bạn



Nên có những mối quan hệ giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, nhưng mức độ tình cảm với từng đối tượng cần phụ thuộc vào sự cân bằng của chính bạn. Chỉ cần bạn không từ chối kết bạn với người khác thì chắc chắn bạn là người có quan hệ vô cùng rỗng rãi.



Giữ chữ tín



Đây là điểm vô cùng quan trọng trong cách giữ gìn những mối quan hệ. Một người biết giữ chữ tín sẽ được người khác coi trọng và tin tưởng. Khi đã hứa hoặc nhận lời một việc gì, dù bản thân không làm đươc nhưng bạn vẫn cố gắng hoàn thành nó. Chỉ cần bạn tự hỏi có nên làm hay không, đừng nên tự hỏi có thể làm hay không, bởi trên đời này không có việc gì là không thể xảy ra.



Khéo léo



Sự khéo léo ở đây là chỉ trước mặt đồng nghiệp hãy tán thành quyết định của sếp, nhưng khi tiếp xúc với mình sếp cần nói rõ ưu khuyết điểm của quyết định để sếp biết rằng bạn là người có trách nhiệm mà vẫn kính trọng sếp. Điều đó của nghĩa là bạn đã dành 70% khéo nịnh sếp và 30% cho lời khuyên trung thành.



Khen chê thích hợp



Không ai yêu quý người thích nói khoác bởi họ không biết khi nào thật, khi nào giả dối. Có thể nói quá đôi chút thành tích của mình nhưng không nên quá đà bởi sẽ gây ra sự hoài nghi về năng lực của bạn. Khi nói chuyện với người khác, khen người một cách hợp lí cũng chính là khen bản thân mình. Khi giao tiếp, biết cách khen chê hợp lí cũng là một nghệ thuật ứng xử.



Nỗ lực



Luôn tự nhủ bản thân phải nỗ lực cố gắng, chăm chỉ làm việc năng cao năng lực bản thân.



Nhẫn nại



Nếu bạn không có đức tính này thì 9 điều trước đây dù bạn tốt thế nào cũng trở nên vô nghĩa.





Theo XHN
 
Ðề: 10 “bí quyết” trong giao tiếp

bài này bác viết hay lắm, em đọc mà thấy nhận ra được nhiều điều, em thấy dân kế toán là dân ít tin người có phải không bác
 
Ðề: 10 “bí quyết” trong giao tiếp

20 bí quyết thành công trong giao tiếp


20 lời khuyên quý giá này được rút ra từ cuộc khảo sát trên Wall Street Jounal của hơn 2.000 nhà tuyển dụng với chủ đề “Giao tiếp giữa cá nhân với nhau và những kỹ năng thông thường mà nhà tuyển dụng ao ước nhất”.

Có được những kỹ năng đối nhân xử thế này, bạn sẽ thành công hơn trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Bạn hãy thử ngẫm nghĩ, thực hành và thử nghiệm nhé.

1. Đừng phàn nàn

80% những người phải nghe bạn phàn nàn sẽ không quan tâm. 20% còn lại nghĩ bạn xứng đáng với những gì bạn đạt được! Như vậy, rõ ràng phàn nàn chả đem lại lợi lộc gì, nếu không muốn nói là rất có hại. Đừng phản ứng tiêu cực trước mỗi khó khăn. Thay vào đó, hãy đưa ra cách giải quyết vấn đề.


2. Cười thật nhiều

Cách thể hiện của bạn nói với cả thế giới rằng bạn là người thế nào. Nếu bạn luôn tươi cười, vui vẻ, mọi người sẽ thấy cuộc sống của bạn thật dễ chịu, và họ tin rằng bạn luôn thành công. Nếu bạn luôn cười, bạn cũng luôn nhận được những nụ cười đáp lại.

3. Hãy lắng nghe thật sự và chân tình

Khi còn đi học, ông tôi thường nói với tôi: “Con lắng nghe nhưng không chú ý!”. Ông nói đúng, tôi có thể lặp lại như vẹt những gì ông nói, nhưng tôi không hiểu lắm.

Khi bạn giao tiếp làm ăn, chỉ cần đối tác phát hiện ra bạn đang vờ nghe họ nói, mọi nỗ lực kinh doanh của bạn với người đó sẽ thất bại.

4. Hãy khiến họ nghĩ họ quan trọng

Ai cũng yêu quý bản thân mình, vì vậy, nếu bạn cũng tỏ ra yêu quý họ, cho họ thấy rằng họ đáng quý biết chừng nào, thì họ sẽ rất ưng làm ăn với bạn.

5. Thể hiện lòng biết ơn của bạn

Có một cách rất dễ để làm cho đối tác, sếp và đồng nghiệp vui vẻ, đó là thể hiện lòng biết ơn của bạn đối với họ. Hãy cho họ thấy rằng, không có họ, bạn khó có được thành công này.

Hãy cảm ơn cả người phục dịch văn phòng vì hàng ngày họ đã rửa chén, đổ rác cho bạn. Cảm ơn chị lễ tân vì hàng ngày chị vẫn chuyển điện thoại cho bạn,…

6. Hãy nói về sở thích của họ

Cái TÔI khiến mọi người thích nói về bản thân mình. Vì vậy, bên cạnh việc nói về mình, hãy lắng nghe người khác nói về họ. Khi thấy ai đó đang mặc chiếc áo in hình một ngôi sao ca nhạc, hãy nói về ngôi sao đó. Nếu người kia hưởng ứng nghĩa là bạn đã tạo được một sự thân thiện trong câu chuyện của bạn với người đó. Nếu thấy đối tác không phản ứng, tức là họ còn đang dè chừng hoặc họ quá khó tính, chỉ thích nói đến công việc thôi.

7. Hãy ghi nhớ từng cái tên

Một vài người có khả năng nhớ tên đến kì lạ. Nếu bạn không có khả năng đó, hãy tìm cách khác: “Chào bạn… Ồ, xin chào anh bạn thân. Chào mừng anh đến đây… Chính anh là người đã giúp tôi hoàn thành dự án đó. Tôi không bao giờ quên…”.

Cái tên là từ ngữ ngọt ngào nhất mà người ta muốn nghe. Nếu bạn trót quên nó, hãy thay bằng những từ ngọt ngào khác.

8. Hy sinh vì họ

Hy sinh vì mọi người tức là cách để người khác nhớ ơn bạn, và sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Hãy tốt bụng, đừng chờ đợi người khác làm tốt cho mình trước.

9. Dùng những câu bông đùa tự làm giảm giá trị bản thân

Đừng ngại tự chọc quê mình. Trong một thế giới mọi người luôn nghĩ mình quan trọng thì những câu bông đùa tự làm giảm giá trị của bạn có thể ngay tức thì khiến bạn trở nên thu hút. Chế nhạo những khuyết điểm của mình là cách thừa nhận nó nhẹ nhàng nhất nhưng không làm ai bị sốc. Và sếp cũng chẳng mấy quan tâm tới những lời tự trào đó của nhân viên.

10. Tạo sự tương đồng

Nếu giữa bạn và đối tác có những điểm tương đồng, tự khắc mối quan hệ giữa hai người trở nên khăng khít hơn, cuộc đàm phán làm ăn cũng nhờ thế đi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Chẳng hạn cùng quê, cùng có con nhỏ, cùng sở thích, cùng quan tâm tới chính trị,…

11. Tạo “sự thư giãn thân mật”

Khi cuộc nói chuyện có vẻ căng thẳng, mời họ một ly trà nóng, khéo léo gợi những câu chuyện vui vẻ, đó là cách để “hạ hoả” đối tác, giúp họ nhìn nhận bạn gần gũi hơn.

12. Hãy nói về lỗi của chính mình trước khi đề cập đến lỗi của người khác

Nhận lỗi về mình trước là một hành vi văn minh, dễ khiến người khác tha thứ nhất.

13. Đừng bảo thủ

Khi bạn đã chấp nhận nhận lỗi về mình, thì có lý do gì để bạn phải bảo thủ, khăng khăng mình đúng. Hầu hết mọi người đều ghét làm việc với người luôn cho rằng ý kiến của mình là “tối cao”.

14. Xin lỗi

“Tôi sai rồi. Tôi xin lỗi” hoặc “Hãy bỏ qua cho tôi nhé” là những câu không quá khó nói. Đừng dại dột nợ ai một lời xin lỗi, người ta sẽ đánh giá bạn không biết các cư xử và không muốn làm ăn chung.

15. Không nói chuyện phiếm khi bàn công việc

Đó là cách để bạn ngầm khẳng định rằng: Tôi là một người chuyên nghiệp, làm ra làm, chơi ra chơi.

16. Đừng ngắt lời người khác và cũng không bao giờ cắt đứt suy nghĩ của họ

Hành động đó làm nhiều người tức giận. Nếu bạn đã từng có hành vi bất lịch sự đó, hãy đọc lại lời khuyên thứ 3 nhé.

17. Không bao giờ nói “Bạn sai rồi”

Có nhiều cách để nói về lỗi của một người, nhưng một câu phủ nhận thẳng tưng như thế thật không hay chút nào.

18. Đừng trò chuyện khi đang giận

Lúc giận, hầu hết chúng ta khó làm chủ được lời nói và trình bày quan điểm của mình. Tương tự như vậy, đừng đến và làm phiền mọi người khi họ đang không vui.

19. Hãy tự kiểm tra thói quen

Tôi có dùng những kỹ năng này hàng ngày không? Tôi có thể trau dồi chúng ở đâu? Kỹ năng nào hoạt động, kỹ năng nào không? Cũng như bất cứ quá trình tự trau dồi nào, bạn cần thường xuyên ghi nhận sự tiến hộ hay thụt lùi của mình. Hãy suy nghĩ lại về cách bạn đối xử với người khác và tìm cách cải thiện những điểm yếu.

20. Tập luyện những bài thực hành này

Kỹ năng đối nhân xử thế giống như các kỹ năng khác. Càng sử dụng nhiều bạn càng thông thạo. Sẽ không có con đường tắt đâu bạn à, chỉ có tập luyện con người mới trở nên hoàn hảo. Chúc các bạn ngày càng thành công trong sự nghiệp.

(Theo Dân Trí, Jobvn/VN8x.com)
 
Ðề: 10 “bí quyết” trong giao tiếp

mình đang chuẩn bị đi làm mình thấy rất có ích đó. thanks nha
 
Ðề: 10 “bí quyết” trong giao tiếp

Em cũng sưu tầm được cái này ! Thấy hay nên gửi các anh chị !
Giao tiếp - phẩm chất của người kinh doanh
Trong một bữa tiệc hay một sự kiện có đông người, bạn sẽ thấy có những người nổi lên giữa đám đông với một phong cách hòa đồng bên cạnh những người có vẻ kín đáo hơn. Họ thường chủ động bắt chuyện với mọi người, niềm nở và có thể bắt chuyện với bất cứ ai. Đó là một kỹ năng rất cần thiết cho người kinh doanh, nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có phẩm chất này. Dưới đây là một số cách để bạn trở thành người có khả năng thích ứng nhanh với những tình huống giao tiếp trong xã hội.
Đến dự với tinh thần thoải mái
Nếu bạn đi mà cho rằng đó là bất đắc dĩ và thấy không thoải mái, bạn sẽ làm cho buổi gặp gỡ trở nên miễn cưỡng. Hãy nghĩ rằng đó là một cơ hội tốt để tiếp xúc với nhiều người và bạn sẽ có buổi gặp gỡ vui vẻ và thú vị. Thay vì đứng lặng lẽ, dựa vào tường, vắt chéo tay và khuôn mặt không mấy vui vẻ, bạn sẽ luôn cười nói, đi tới đi lui để tiếp chuyện và tỏ ra rất thoải mái trong giao tiếp với mọi người.
Ăn mặc nghiêm túc
Trang phục thích hợp với hoàn cảnh sẽ làm cho bạn tự tin lên rất nhiều. Mỗi sự kiện khác nhau, bạn cần có trang phục thích hợp và đó là cách bạn tôn trọng người khác và chính mình. Điều đó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp với người khác.
Hãy cười và chào mọi người một cách thân thiện
Người Trung Quốc có câu: “Nếu bạn không biết cười thì đừng bao giờ kinh doanh”. Nếu bạn nhìn vào mắt ai đó từ cách 10 bước, hãy biểu hiện sự thân thiện bằng cách gật đầu hoặc mỉm cười. Còn nếu cách 5 bước thì bạn hãy nói: “Chào anh!” hoặc “Dạo này bên anh còn nhập hàng từ Nga nữa không?” tùy thuộc vào bối cảnh và đối tượng bạn gặp. Đừng bao giờ cố tình làm như bạn không thấy người khác.
Chuẩn bị câu chuyện trước khi nói
Người ta cảm thấy dễ gần người khác hơn khi có cái để nói. Hãy thường xuyên cập nhật thông tin trên báo chí để biết những gì đang xảy ra trên thế giới. Tìm đọc những tạp chí chuyên ngành hoặc sách để cập nhật kiến thức trong lĩnh vực của bạn.
Luôn sẵn sàng chủ động giới thiệu mình với người khác
Chủ động giới thiệu mình và bắt tay làm quen là cách tốt nhất để hòa nhập với những người lạ. Hãy luôn cầm ly rượu bằng tay trái để tay phải có thể sẵn sàng bắt tay. Nếu bạn ngồi, quay sang hai bên, chào mọi người và tự giới thiệu mình.
Luyện tập kỹ năng nghe
Người ta thường nói “Nói là gieo, nghe là gặt”, nhưng thực tế phần lớn mọi người có xu hướng thích “gieo” nhiều hơn “gặt”. Người có kỹ năng nghe tốt là người biết khuyến khích người khác nói. Hãy đặt câu hỏi hoặc đưa ra lời bình luận để tiếp tục câu chuyện. Bạn có thể dùng một số cách bình luận như: “Nghe có vẻ giống như ”, “Không biết có đúng là anh A làm ở công ty XYZ không?”, “Tôi cũng gặp trường hợp tương tự năm ngoái ”, “Cuối cùng anh ta làm gì?” Có rất nhiều câu hỏi để đào sâu thêm câu chuyện, nhưng cũng cần chú ý bối cảnh để đưa ra cách tiếp chuyện thích hợp.
Đừng uống quá nhiều
Nhiều người nghĩ rằng uống sẽ làm tăng hưng phấn trong giao tiếp, nhưng mặt trái của nó là bạn có thể sẽ không kiểm soát được bạn đã nói gì. Sẽ rất tệ hại khi bạn tỉnh táo và nhận ra rằng lẽ ra không nên nói như vậy khi gặp gỡ người khác. Lúc đó thì đã quá muộn.
Lịch sự lúc chia tay
Bạn không chỉ cần lịch sự lúc ban đầu gặp nhau mà cách bạn rút lui, chia tay cũng là một phần của kỹ năng giao tiếp. Nhiều người tìm cách lặng lẽ rút khỏi cuộc gặp gỡ và cho rằng để không ảnh hưởng tới không khí của người khác. Đó là cách lý giải không hợp lý vì bạn sẽ không gây được ấn tượng. Trong kinh doanh, cách bạn chia tay sẽ góp phần tăng cường hình ảnh của bạn và có thể mở ra những cơ hội mới với đối tác. Những câu nói: “Rất hân hạnh được gặp ông!”, “Hy vọng được gặp lại ông tại ”, “Tôi rất vui mừng được nghe anh nói về ” không phải là vô ích.
.........Chúc một ngày vui vẻ.......
:nhaykieumoi:.........:nhaykieumoi:
 
Ðề: 10 “bí quyết” trong giao tiếp

he he, e tâm đắc với cái biết uống rượu dó
 
Ðề: 10 “bí quyết” trong giao tiếp

Dừng một chút rồi hãy trả lời!
Một trong những bí quyết để trở thành một người giao tiếp tốt là “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Hãy luôn dừng một chút trứơc khi đưa ra câu trả lời.

Một khoảng dừng ngắn (từ 3 đến 5 giây) sẽ mang lại cho bạn cả ba lợi ích sau:
Thứ nhất, bạn tránh được hành động khiếm nhã là ngắt lời của người đang trò chuyện khi họ chỉ muốn nghỉ lấy hơi một chút trước khi tiếp tục nói. Thứ hai, với việc không chen ngang vào cuộc trò chuyện, bạn thể hiện mình suy nghĩ nghiêm túc trước những lời nói của người đối diện. Thứ ba, bạn sẽ lắng nghe người đang trò chuyện tốt hơn. Nhờ vậy, những lời nói của họ sẽ ngấm sâu vào tâm trí bạn và bạn sẽ hiểu rõ điều họ đang nói. Với một khoảng dừng ngắn trước khi trả lời, bạn thể hiện mình là một người biết cách giao tiếp.
Đặt câu hỏi khi cần
Một cách nữa để trở thành một người giao tiếp tốt là đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề. Đừng bao giờ tự cho mình đã hiểu hết những gì người khác đang nói hay muốn nói. Hãy hỏi: “Ý bạn muốn nói gì?” nếu bạn chưa hiểu rõ điều họ trình bày.

Người trò chuyện với bạn khó lòng mà từ chối trả lời câu hỏi này. Khi bạn hỏi “Ý bạn muốn nói gì?”, mọi người sẽ giải thích ý họ rõ ràng hơn. Dựa vào đó, bạn có thể hỏi tiếp những câu hỏi mở khác và khiến cuộc trò chuyện được tiếp nối một cách liền mạch.
Nhắc lại và ngắn gọn hơn
Bí quyết thứ ba để trở thành một người giao tiếp tốt là nhắc lại lời của người trò chuyện với bạn một cách ngắn gọn hơn và bằng ngôn từ của chính bạn. Sau khi gật đầu và cười, bạn có thể nói: “Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không. Bạn muốn nói là …”

Nhắc lại lời người khác nói một cách ngắn gọn hơn thể hiện bạn đang thật sự chú tâm và nỗ lực để hiểu ý nghĩ hay cảm xúc của họ. Điều tuyệt diệu là khi bạn biết cách lắng nghe, mọi người sẽ thấy bạn thật cuốn hút. Họ sẽ muốn tiếp xúc với bạn vì họ cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi có bạn bên cạnh.
Luôn luôn lắng nghe
Sở dĩ lắng nghe là một công cụ hữu hiệu trong việc phát triển kỹ năng và nghệ thuật giao tiếp vì nó giúp bạn xây dựng lòng tin. Bạn càng lắng nghe người khác chăm chú, người ta càng tin tưởng bạn hơn. Ngoài ra, lắng nghe cũng góp phần làm người đối diện cảm thấy được tôn trọng hơn.

Cuối cùng, lắng nghe giúp rèn luyện tính kỷ luật của con người. Do trí óc của bạn có thể xử lý từ ngữ ở tốc độ 500 – 600 từ một phút, và mọi người chỉ có thể nói ở tốc độ 100 - 150 từ một phút nên bạn sẽ phải nỗ lực nhiều mới có thể duy trì sự tập trung khi lắng nghe những lời người khác nói. Nếu bạn không luyện tính kỷ luật trong giao tiếp, trí óc của bạn sẽ nhanh chóng “phiêu du” nơi khác. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe chính là một cách hay để bạn phát triển tính cách và nhân cách của chính bạn.
Bài tập dành cho bạn
Đây là hai bài tập bạn có thể thực hiện ngay để luyện kỹ năng giao tiếp:
- Đầu tiên, hãy tập thói quen luôn dừng 3 đến 5 giây sau khi nghe người khác nói rồi hãy trả lời.
- Thứ hai, hãy luôn hỏi “Ý bạn muốn nói gì?” nếu bạn chưa hiểu rõ những điều mọi người nói. Việc này sẽ giúp bạn lắng nghe họ tốt hơn.
 
Ðề: 10 “bí quyết” trong giao tiếp

Những hướng dẫn dưới đây không chỉ khiến cho bạn trở thành một người văn minh, lịch thiệp mà bạn sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa trong công việc của mình.

Trong thang máy
Văn phòng bạn là một tòa nhà chọc trời tráng lệ, nhưng hãy tạm lờ đi lớp vỏ ngoài hào nhoáng đó. Bước vào thang máy rất có thể bạn đã ít nhất 1 lần gặp một trong những nhân vật sau đây: anh chàng thích gào thét trong điện thoại ("Gì cơ? Tôi đang ở trong thang máy. THANG MÁY!!"), anh chàng dự báo thời tiết ("Cuối tuần này mưa đấy! Đường xá lại lầy lội bẩn thỉu!"),... Nhưng "nổi tiếng" hơn cả chắc phải kể tới những anh chàng hay lao hộc tốc vào thang máy trước khi cửa sập lại, cố lèn mình vào đám đông trong thang máy chỉ để lên tầng 2 nhanh hơn 20 giây leo thang bộ.
Nếu bạn cần thiết phải sử dụng thang máy mà cửa sắp sập đơn giản chỉ cần nói: "Làm ơn giữ cửa giúp tôi!". Một câu nói hết sức đơn giản nhưng đủ chứng tỏ bạn là một người lịch sự, văn minh. Những phép xã giao hiện nay cũng "hợp pháp hóa" quyền... giả điếc khi thấy những đồng nghiệp của mình đang dần tiến tới thang máy từ xa. Chỉ vậy mà mới có sự xuất hiện của những anh chàng lao sầm sập khi cửa thang máy đang khép, điều này cũng dễ hiểu! Tuy nhiên thì đôi khi không cần thiết phải vội vã, vồ vập đến thế!
Lời chào buổi sáng
Có thể nói chúng ta đang sống trong một thế giới mở, nơi mà mọi người đều có nhu cầu giao tiếp với nhau. Sự im lặng đã trở nên lỗi thời. Bất kể vì lý do gì đi chăng nữa, những màn chào hỏi mang tính xã giao đang ngày càng gia tăng một cách chóng mặt! Tưởng tượng xem, bạn vừa tới cơ quan, chưa kịp mở cửa vào phòng thì đã có hàng chục câu hỏi (mang tính chất thăm hỏi) đang xếp hàng chờ bạn trả lời.
Trong xã hội văn minh, mọi người trong văn phòng chỉ nói chuyện khi mỗi người có trong tay một tách cà phê nhâm nhi trong thời gian rất ngắn. Cách lịch sự nhất để tránh những câu thăm hỏi không cần thiết khi công việc còn chưa bắt đầu là gật đầu và mỉm cười và nhắn nhủ một câu đại loại như: "Tôi cần phải check mail một chút. Sẽ nói chuyện với cậu sau nhé!".
Email
Nhân tiện nói tới email, cũng có nhiều điều đáng bàn. Phương tiện liên lạc "hi-tech" này nhiều khi lại bị nhiều người xem nhẹ cách thức gửi email. Gõ sai chính tả, chèn thêm "emoticons" (mặt cười, mặt mếu, thè lưỡi...) một cách vô tội vạ... - những "lỗi" này không chỉ còn gây khó chịu cho người nhận email nữa mà còn là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng. Nếu bạn không muốn người khác hiểu nhầm hay tệ hơn là đánh giá thấp bạn thì hãy sửa những "lỗi" trên (nếu có) ngay lập tức! Cách thức giao tiếp ẩu tả, khả năng giao tiếp nghèo nàn sẽ không bao giờ mang lại những kết quả tốt trong công việc. Thêm một điều lưu ý nữa,không nên viết hoa hết một câu. Vì như thế có cảm giác như bạn đang hét vào mặt người ta.
Điện thoại
Ngày nay, việc sử dụng loa ngoài của điện thoại đã không còn được coi trọng khi mà nó bị lạm dụng quá đà. Cái sự lười đã chiếm lĩnh con người ta đến mức không còn nhấc ống nghe lên và ấn nút "speaker" ngay cả khi đó không phải là một cuộc điện thoại họp, thảo luận đông người. Và những cuộc họp qua điện thoại này cũng thường xuyên nhận được những lời báo hủy vào phút chót. Tệ hơn, có nhiều người ngáp thành tiếng lớn ngay khi người khác đang trình bày qua điện thoại.
Người sử dụng điện thoại di động và PDA cũng không phải ngoại lệ. Những quy tắc về sử dụng những loại phương tiện liên lạc hiện đại tại chốn công sở không thể dễ dãi được giống như khi bạn đến những nơi công cộng như nhà hàng, rạp chiếu phim. Hãy tạm chuyển sang chế độ rung và nếu như bạn đang trong một buổi họp thì hãy tạm cất điện thoại trong túi.
Những câu chuyện tán gẫu
Những văn phòng hiện đại bây giờ đều được trang bị khu giải trí riêng với bộ foosball, Wii... để mọi người có được những phút giây thư giãn sau giờ làm việc, nơi mọi người có thể nói chuyện với nhau.
Tuy nhiên có một vài chủ đề được khuyến cáo là không nên bàn tán như: chính trị, tôn giáo và sex. Nếu có ai đó vui mồm khơi mào những chuyện về tình hình "tiêu hóa" của em bé nhà họ thì bạn cũng không nhất thiết phải nán lại thêm. Những câu chuyện dông dài về các nhà hàng sang trọng, những quán bar sành điệu khi mà đồng nghiệp đã nhìn đồng hồ liên tục sẽ không được hưởng ứng. Bạn cần phải làm chủ thời gian của mình và biết được khi nào là đủ. Và nếu như bạn muốn cắt ngắn câu chuyện của mình thì xin lỗi mọi người hẹn chốc nữa kể tiếp (không bắt buộc!).
Không gian làm việc
Quần áo đi gym buổi sáng vứt bừa bãi, chân đất ngồi họp, bàn làm việc đầy vỏ bánh kẹo, đồ ăn - những yếu tố này chỉ giúp bạn hoàn thiện hình ảnh của một cục thịt thừa, một cái gai trong mắt sếp và đồng nghiệp. Những xung đột dễ xảy ra nhất khi chúng ta bị bỏ chung vào cùng một phòng. Chính vì thế hãy cất quần áo đi gym tại tủ riêng của bạn ở phòng tập. Còn nếu đói quá và trót mua một gói xôi xéo thơm phức với mùi hành khô ngào ngạt, hãy biết ý ra hành lang "xử lý" gọn ghẽ. Một đồng nghiệp, một nhân viên biết cư xử sẽ luôn được lòng những đồng nghiệp khác cũng như sếp. Cho dù bạn có đang nói chuyện điện thoại với ai, tâm trạng ra sao thì cũng nên điều chỉnh âm lượng vừa đủ, đừng làm phiền người khác với những cao độ bất thình lình.
Phép lịch sự trong "rest room"
Bạn cứ nghĩ rằng phép lịch sự tối thiểu trong "rest room" chẳng có gì phức tạp. Hãy xem lại! Giả sử bạn bước chân vào toilet và tạm thời... hết chỗ! Đừng có vội vàng đến mức xếp hàng ngay sau lưng đồng nghiệp ngay khi người ta đang "giải quyết"! Đừng có giục toáy lên vì điều này không giúp được gì! Nhẫn nại hết mức chờ cho đồng nghiệp rửa tay rồi hẵng tiến gần lại và hãy nhớ là phải "giữ khoảng cách". Còn nếu bạn cần sửa sang lại đầu tóc, quần áo, hãy làm thật nhanh gọn. Chải đầu thì ok! Nhổ tóc, cắt móng tay thì tuyệt đối không! Đặc biệt cạo râu lại càng không được hoan nghênh chút nào!
Theo Đàn ông
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top