03 đối tượng doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán nội bộ

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Kiểm toán nội bộ là hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn độc lập, khách quan về các nội dung như: hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp chưa hay các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đã đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao chưa? Đối với một số doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ là bộ phận bắt buộc, cụ thể như sau:

kiem-toan-noi-bo-la-gi.jpg

Các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán nội bộ:

Theo Nghị định05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ thì các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán nội bộ, bao gồm:

1. Công ty niêm yết;

2. Doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;

3. Doanh nghiệp Nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Các doanh nghiệp còn lại được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.

Các doanh nghiệp có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ.

Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định 05/2019/NĐ-CP.

Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.

- Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.

- Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.

- Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.

- Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.

Mức phạt hành vi vi phạm quy định về lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán:

Theo quy định tại Điều 53 Nghị định41/2018/NĐ-CP thì mức phạt hành vi vi phạm quy định về lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán như sau:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với: đơn vị thuê doanh nghiệp kiểm toán trong các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán theo quy định pháp luật.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với: đơn vị thuê doanh nghiệp kiểm toán không đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với: đơn vị được kiểm toán không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính tổng hợp và các công việc kiểm toán khác theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật khác có liên quan.

Nguồn: Pháp lý khởi nghiệp
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top