Cho vay nội bộ

Ðề: Cho vay nội bộ

Sói sửa lại tý!

Thế nào là đơn vị trực thuộc ?
Thế nào là đơn vị phụ thuộc ?
Thế nào là đơn vị độc lập ?

Thế nào là hạch toán phụ thuộc ?
Thế nào là hạch toán độc lập ?

Hiểu được bản chất vấn đề này thì vẫn chưa chốt được vấn đề Songcham đưa ra. Nhưng hiểu được bản chất nghiệp vụ thì có thể lập ra được 1 BCTC đúng, bất kể là sử dụng tài khoản 128, 228 hay 136, 336
Ngay tiêu đề bài viết đã là " Cho vay nội bộ" muh phải ko Songcham,
 
Ðề: Cho vay nội bộ-một đề xuất

Việc bác Muon có nhầm lẫn tý chút cũng thường thôi, các bác đừng có thấy lâu lâu người ta mới sai một tẹo đã phản công ghê thế!

Việc bác Gentle nghĩ là em không loại trừ khoản vay nội bộ khi hợp nhất báo cáo tài chính mới kinh. Còn may là bác í chỉ nhả ý hỏi chứ không đề quyết!

Tuy nhiên em không đồng ý việc bác Soicon cho rằng hạch toán vay nội bộ vào TK nào cũng được (136/1288/2288) chỉ trình bày trên BCTC mới quan trọng. Bác Muon cũng đã phát biểu không tán thành bởi vì hạch toán kế toán phải theo chế độ và chuẩn mực kế toán đàng hoàng, chứ không thì bác phân chia trong hệ thống tài khoản ra một lô sắc xông làm gì? Làm theo cái quy định đã, cái nào chưa tốt sẽ kêu, lúc nữa em sẽ kêu một đoạn. Lại nói chuyện bác Soicon dẫn TK221. Thưa rằng vì tính chất đặc biệt của đầu tư vốn nên người ta phải tách riêng TK này mà không để 136 đấy bác. Và đây cũng là chỗ mà em phải kêu:

Phải thu phải trả là có bản chất khác với tiền vay (không phải nói thêm nhỉ?)
Vay hoặc mượn bên trong (nội bộ) có bản chất khác với vay/mượn bên ngoài (cũng không phải nói thêm nhỉ?)
Nhưng mà dù vay hay mượn, trả lãi hay không thì cũng phải trả nợ gốc đã. Hà cớ gì phải thu phải trả tách riêng phần nội bộ với bên ngoài mà vay thì không tách riêng phần vay nội bộ với vay bên ngoài. Em đề xuất Hệ thống tài khoản nên thêm vào một số tài khoản liên quan như sau (mã TK chỉ là đề nghị):
Phía cty nội bộ cho vay:
- Đầu tư ngắn hạn khác nội bộ (1286)
- Đầu tư dài hạn khác nội bộ (2286)
Phía cty nội bộ đi vay:
- Vay ngắn hạn nội bộ (316)
- Vay dài hạn đến hạn trả nội bộ (3156)
- Vay dài hạn nội bộ (346)

Vì hiện nay chưa được thế nên với tinh thần thượng tôn pháp luật em phải phân vân chưa biết gởi thân nơi nào, thôi đành ghi nợ (phía cty cho vay) vào 1288/2288 vậy!
 
Ðề: Cho vay nội bộ

Vậy.
Trước khi nói tiếp thì tôi chỉ hỏi câu này: Nếu cty mẹ ghi 136 thì BCDKT của cty mẹ sẽ ra sao?

BCTC hợp nhất dĩ nhiên là loại trừ rồi, khoan nói đến, chỉ hỏi là trước khi lập BCTC hợp nhất thì cty mẹ có lập BCTC riêng không? Mặt mũi BCĐKT ra sao?
 
Ðề: Cho vay nội bộ

Vậy.
Trước khi nói tiếp thì tôi chỉ hỏi câu này: Nếu cty mẹ ghi 136 thì BCDKT của cty mẹ sẽ ra sao?

BCTC hợp nhất dĩ nhiên là loại trừ rồi, khoan nói đến, chỉ hỏi là trước khi lập BCTC hợp nhất thì cty mẹ có lập BCTC riêng không? Mặt mũi BCĐKT ra sao?

E xin phép nói leo! :xinloinhe:
Bảng CĐKT của cty Mẹ hoàn toàn bình thường, chưa đụng gì đến hợp nhất ở đây cả! Ý bác hỏi ra sao là sao chỗ nào ạ ?!

Cty Mẹ chắc chắn phải lập BCTC riêng.

Mặt mũi như tuân theo mẫu biểu của BTC ban hành. :mua:
 
Ðề: Cho vay nội bộ

E xin phép nói leo! :xinloinhe:
Bảng CĐKT của cty Mẹ hoàn toàn bình thường, chưa đụng gì đến hợp nhất ở đây cả! Ý bác hỏi ra sao là sao chỗ nào ạ ?!

Cty Mẹ chắc chắn phải lập BCTC riêng.
Mặt mũi như tuân theo mẫu biểu của BTC ban hành. :mua:
Tất nhiên không phải hỏi là để phải kê ra đây cho nó dông dài. Đều là dân kế toán cả, không cần phải chi li.
Chỉ cần hiểu rõ mục đích của BCĐKT là vận dụng được.
Nếu ghi rõ từng chữ của từng chỉ tiêu hay tên tài khỏan thì Sói lại cố tình hiểu sai bằng cách chiết chữ.
Giống như dịch câu tiếng Việt sang tiếng Anh: No star where = Không sao đâu.
Không làm thế nhé, Sói.


Ở BCĐKT có những khoản phải thu phải trả nội bộ.
Các khoản này có tính chất ảnh hưởng đến quyền kiểm soát hoặc là xuất phát từ quyền kiểm soát, và có thể song song đó là trách nhiệm.
Vậy topic này ghi là "cho vay nội bộ" thì vấn đề là: bản chất của sự cho vay ấy là cái gì.
Đừng chiết chữ nhé. Hãy thảo luận về tất cả các tình huống có thế có.
Ghi như thế nào để cho cổ đông có cái nhìn chính xác hơn về quy mô ảnh hưởng của cty?
Có lẽ đến đây tự mỗi người đều thấy rõ phải làm thế nào rồi.
Có cần phải nói thêm?
 
Ðề: Cho vay nội bộ

Cãi nhau dữ quá ah. Có thể mỗi người có quan điểm khác nhau.

Đây là khoản Cty mẹ cho Cty con vay, dù lấy lãi hay không thì cũng chỉ là khoản phải thu lại. HT vào 136 hay 138 tùy theo tỷ lệ % vốn Cty mẹ nắm giữ ở Cty con.

Theo mình khoản này chưa đủ tính pháp lý để ghi vào 128 hay 228. Lập luận cho vay trong TH này cũng giống như đầu tư tài chính vào Cty con là không đúng.

Còn việc loại trừ giao dịch nội bộ thì không liên quan gì cả.
 
Ðề: Cho vay nội bộ-nên xem từ đầu!

Cãi nhau dữ quá ah. Có thể mỗi người có quan điểm khác nhau.

Đây là khoản Cty mẹ cho Cty con vay, dù lấy lãi hay không thì cũng chỉ là khoản phải thu lại. HT vào 136 hay 138 tùy theo tỷ lệ % vốn Cty mẹ nắm giữ ở Cty con.

Theo mình khoản này chưa đủ tính pháp lý để ghi vào 128 hay 228. Lập luận cho vay trong TH này cũng giống như đầu tư tài chính vào Cty con là không đúng.

Còn việc loại trừ giao dịch nội bộ thì không liên quan gì cả.

Cho vay là cho vay, đó là đầu tư tài chính, chẳng có gì không đúng (khẳng định).

Tuy nhiên đây là cho vay nội bộ (quan hệ cty mẹ-con) nên mới phải lăn tăn. Nhắc lại, đây là khoản cho vay có hợp đồng và tính lãi đàng hoàng như cho đơn vị khác bên ngoài nội bộ vay mà thôi. Đối với cty con, thay vì đi vay ngân hàng, họ vay và trả lãi cho cty mẹ (shareholder loan).

Hạch toán vào 1288/2288 là chấp nhận được, dù chỉ vướng chữ nội bộ, tuy nhiên quy định hiện tại không cấm.

Tuy là giao dịch nội bộ nhưng hạch toán vào 136 là không đúng quy định, xin xem quy định về hạch toán TK136 (hình như đã có bạn trích dẫn, thậm chí còn tô màu), Sutu vui lòng đọc lại, có thể tránh được lặp lại các tranh luận đã thông.
 
Ðề: Cho vay nội bộ

Nếu muốn ghi vào 136 thì cần có bằng chứng việc cho vay ấy là 1 phần trách nhiệm của cty mẹ nhằm đảm bảo quyền kiểm sóat của cty mẹ đối với cty con.

Giả sử cty con cần vốn nhưng cty mẹ không mong muốn cty phát hành cổ phiếu mới.
Để đảm bảo tỷ lệ biểu quyết đối với cty con, có thể trong buổi họp cty mẹ tuyên bố sẽ cho cty con vay xxx đồng, thay vì huy động thêm vốn.
Như vậy tiền cho cty con vay tuy không làm thay đổi tỷ lệ góp vốn của các bên nhưng cũng đồng thời đảm bảo cty mẹ không mất quyền kiểm soát.
Thực chẩt khoản vay này không phải là khỏan vay thông thường. Mà là Cty mẹ thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của mình.

Tuy rằng ghi 128 hay 136 thì cũng không làm thay đổi lợi nhuận, nhưng ghi đúng bản chất sẽ giúp cổ đông có cái nhìn chính xác về quy mô của Tổng Cty.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top