Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Minh Com`

Đại ka
Hội viên mới
Một giám đốc doanh nghiệp sản xuất X có kể với tôi câu chuyện như sau:

- Công ty anh ta đang trong giai đoạn đầu lập nghiệp, số lượng công nhân không nhiều. Anh ta vừa thương thảo với đối tác của mình nhập nguyên liệu, số lượng là A tấn, với giá B USD/tấn. Sau khi nhập hàng về thì giá nguyên liệu tăng lên (B + b) USD/tấn. Nếu bán nguyên liệu thì ngay lập tức anh ta lãi được b x A USD. Còn nếu đưa vào sản xuất thì chỉ được hòa vốn là giỏi.

Câu hỏi của anh ta hỏi tôi là: Trong tình huống này tôi nên làm gì hả ông?

Theo các bạn quyết định tối ưu của công ty X này là như thế nào?:sweatdrop:
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Dựa trên cái câu "ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH" không nhớ ai nói nữa, nhưng em nói là TRONG KINH DOANH nha.
Vậy ĐẠO ĐứC TRONG KINH DOANH là gì?
Làm kinh tế thì cái nào có lời nhiều thì làm (ĐẠO ĐứC)đấy, không thế nào nói ra làm kinh tế mà tôi chỉ cần đủ ăn hoặc. . .
tất nhiên trường hợp này có thêm phương án.
Ông GĐ đó chấp nhận SX hoà vốn để xây dựng thương hiệu thì cũng hay nhở.
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Một giám đốc doanh nghiệp sản xuất X có kể với tôi câu chuyện như sau:

- Công ty anh ta đang trong giai đoạn đầu lập nghiệp, số lượng công nhân không nhiều. Anh ta vừa thương thảo với đối tác của mình nhập nguyên liệu, số lượng là A tấn, với giá B USD/tấn. Sau khi nhập hàng về thì giá nguyên liệu tăng lên (B + b) USD/tấn. Nếu bán nguyên liệu thì ngay lập tức anh ta lãi được b x A USD. Còn nếu đưa vào sản xuất thì chỉ được hòa vốn là giỏi.

Câu hỏi của anh ta hỏi tôi là: Trong tình huống này tôi nên làm gì hả ông?

Theo các bạn quyết định tối ưu của công ty X này là như thế nào?:sweatdrop:

Theo em thì cần phải tính đến lợi ích lâu dài, chính vì mới giai đoạn đầu lập nghiệp nên càng phải tạo dựng được thị trường, được thương hiệu. Chính vì thế nếu là em, em sẽ chọn phương án là tiếp tục sản xuất, kể cả là lỗ hoặc hoà vốn. Bởi vì em đã được đọc cuốn sách nói về "Thành công" có câu :
Có một sự thật: Không mạo hiểm không thành công. Không hề ngạc nhiên khi hầu hết những người thành công dường như đã có những mạo hiểm đáng kể. Họ liều lĩnh đánh cược sự an nhàn sung túc của riêng họ. Họ thử thách hiện thực. Họ đặt tiền bạc và thời gian vào những canh bạc. Mạo hiểm là một nghệ thuật. Có thể bạn thực hiện một công việc theo một cách hoàn toàn khác và thậm chí gây ra rắc rối...
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Theo em ta nên tiếp tục sản xuất để duy chì hoạt động của DN dc liên tục, nếu ông bạn của anh bán NL thì trước mắt có lãi nhưng sau đó ta lại phải mua NL để phục vụ cho SX đúng ko? Dằng nào chẳng thế trừ khi ông bạn anh muốn dừng hoạt động DN hoạc chuyển sang làm thương mại.
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Một giám đốc doanh nghiệp sản xuất X có kể với tôi câu chuyện như sau:

- Công ty anh ta đang trong giai đoạn đầu lập nghiệp, số lượng công nhân không nhiều. Anh ta vừa thương thảo với đối tác của mình nhập nguyên liệu, số lượng là A tấn, với giá B USD/tấn. Sau khi nhập hàng về thì giá nguyên liệu tăng lên (B + b) USD/tấn. Nếu bán nguyên liệu thì ngay lập tức anh ta lãi được b x A USD. Còn nếu đưa vào sản xuất thì chỉ được hòa vốn là giỏi.

Câu hỏi của anh ta hỏi tôi là: Trong tình huống này tôi nên làm gì hả ông?

Theo các bạn quyết định tối ưu của công ty X này là như thế nào?:sweatdrop:

- Nếu vốn kinh doanh ít thì ông ta nên bán NVL ấy đi, không chừng lại có thêm 1 nghề mới: kinh doanh NVL không chừng.

- Nếu vốn kinh doanh nhiều, để lại sản xuất để gầy dựng tên tuổi thông qua sản phẩm.

- Nếu vốn không nhiều cũng không ít, cũng để lại sản xuất như trường hợp vốn nhiều.

- Nếu số lượng NVL ông ta mua vào quá nhiều, con số lãi b kha khá thì tốt nhất nên bán để tồn tại. Tất nhiên ông ta phải tính toán đến việc giá cả NVL sẽ tăng hay giảm so với thị trường hiện tại.
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Một giám đốc doanh nghiệp sản xuất X có kể với tôi câu chuyện như sau:

- Công ty anh ta đang trong giai đoạn đầu lập nghiệp, số lượng công nhân không nhiều. Anh ta vừa thương thảo với đối tác của mình nhập nguyên liệu, số lượng là A tấn, với giá B USD/tấn. Sau khi nhập hàng về thì giá nguyên liệu tăng lên (B + b) USD/tấn. Nếu bán nguyên liệu thì ngay lập tức anh ta lãi được b x A USD. Còn nếu đưa vào sản xuất thì chỉ được hòa vốn là giỏi.

Câu hỏi của anh ta hỏi tôi là: Trong tình huống này tôi nên làm gì hả ông?

Theo các bạn quyết định tối ưu của công ty X này là như thế nào?:sweatdrop:

Theo tôi nên bán một nửa số NVL đó để kiếm lợi nhuận vì công ty đang trong giai đoạn lập nghiêp việc thu hồi vốn để quay vòng là rất cần, hơn nữa cần lấy ngắn để nuôi dài.
Nửa còn lại đem vào sản xuất
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

theo mình thì ko nên bán mà đưa vào SX vì nếu bán rồi có chắc hàng mình nhập về lần sau giá vẫn như cũ, hay là cao hơn hiện tại? Mình ko thể chỉ thấy cái lợi trước mắt.
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

- Công ty anh ta đang trong giai đoạn đầu lập nghiệp, số lượng công nhân không nhiều. Anh ta vừa thương thảo với đối tác của mình nhập nguyên liệu, số lượng là A tấn, với giá B USD/tấn. Sau khi nhập hàng về thì giá nguyên liệu tăng lên (B + b) USD/tấn. Nếu bán nguyên liệu thì ngay lập tức anh ta lãi được b x A USD. Còn nếu đưa vào sản xuất thì chỉ được hòa vốn là giỏi.

Câu hỏi của anh ta hỏi tôi là: Trong tình huống này tôi nên làm gì hả ông?

Theo các bạn quyết định tối ưu của công ty X này là như thế nào?:sweatdrop:

Đề bài này mang tính lý thuyết quá hoặc vô lý!
Giả sử NVL không tăng, mà theo tính toán của anh ta là SX thì chỉ hòa là cùng, vậy thì công ty chắc làm từ thiện, vậy mà NVL còn tăng nữa thì thì chắc bán công ty để trả lương cho công nhân còn có danh tiếng hơn.:hysterical:
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

chỉ dựa vào mấy cơ sở dữ liệu như thế ko quyết định được như thế nào cả.
Mõi một công ty có một định hướng riêng, mỗi một người quản lý có một cách quản lý riêng, mỗi một thời điểm có một cách sử lý riêng
====>>>>> còn phải xem xét nhiều vấn đề
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Anh bạn tôi đã quyết định tiếp tục sản xuất. Lựa chọn của doanh nghiệp thật nghiệt ngã. Chuyện này tớ không thấy nói đến trong sách kinh tế - quản trị, hay mình chưa đọc hết nhỉ.
Nếu vốn kinh doanh ít thì ông ta nên bán NVL ấy đi, không chừng lại có thêm 1 nghề mới: kinh doanh NVL không chừng.

- Nếu vốn kinh doanh nhiều, để lại sản xuất để gầy dựng tên tuổi thông qua sản phẩm.

- Nếu vốn không nhiều cũng không ít, cũng để lại sản xuất như trường hợp vốn nhiều.

- Nếu số lượng NVL ông ta mua vào quá nhiều, con số lãi b kha khá thì tốt nhất nên bán để tồn tại. Tất nhiên ông ta phải tính toán đến việc giá cả NVL sẽ tăng hay giảm so với thị trường hiện tại.
Nếu bán đi thì giá mua vào sẽ là +b USD/tấn . Nếu thế thì lấy gì SX hẹ.
Đây chỉ là 1 bài Case Studies tham khảo ý kiến của mọi người thôi mà ^^ !
Mục đích tối thượng trong kinh doanh là lợi nhuận.
Vì vậy câu trả lời là BÁN
Thế bán xong muốn SX lại mua vào với giá là +b USD/tấn ah`. Hí hí, lợi nhuận ác ^^
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Nếu Cty X bán vạt liẹu đi thi chuyển công ty từ sản xuất thành thương mại luôn bài học về XD thương hiệu chăng co y nghia gi voi cty rồi
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Một giám đốc doanh nghiệp sản xuất X có kể với tôi câu chuyện như sau:

- Công ty anh ta đang trong giai đoạn đầu lập nghiệp, số lượng công nhân không nhiều. Anh ta vừa thương thảo với đối tác của mình nhập nguyên liệu, số lượng là A tấn, với giá B USD/tấn. Sau khi nhập hàng về thì giá nguyên liệu tăng lên (B + b) USD/tấn. Nếu bán nguyên liệu thì ngay lập tức anh ta lãi được b x A USD. Còn nếu đưa vào sản xuất thì chỉ được hòa vốn là giỏi.

Câu hỏi của anh ta hỏi tôi là: Trong tình huống này tôi nên làm gì hả ông?

Theo các bạn quyết định tối ưu của công ty X này là như thế nào?:sweatdrop:

Nếu mình là GD cty X mình sẽ chọn phương án là sản xuất và chấp nhận hòa vốn. Nhân tiện đây mình xin kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện như thế này.
cty mình chuyên bán và XNK các loại máy móc cơ khí và thiết bị công trình. Một hôm có 1 khách hàng đến cty mình xem hàng và quyết định mua 1 máy lốc tôn trị giá 800tr.( theo quy định của cty mình mọi khách hàng mua máy nếu chưa làm HD sẽ phải đặt trc 5% trị giá hàng) Nhưng hôm đó vị khách kia và cty mình chưa làm hợp đồng cũng chưa có đặt tiền cho cty mình. Sau khi vị khách kia đi khỏi 1 lúc thì có 1 vị khách khác đến và họ cũng muốn mua cái máy lốc tôn đó. Sếp mình nói là đã hứa bán cho 1 người khác là 800tr rồi, nhưng vị khách xin trả thêm 50 nữa để mua đc máy, rồi lên 60tr ...lên đến 880tr nhưng sếp mình nhất quyết ko bán. Và hẹn khi nào có hàng khác về sẽ gọi cho vị khách này.
Mình thiết nghĩ trong kinh doanh giá trị và thương hiệu của doanh nghiệp là rất quan trọng.
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Một giám đốc doanh nghiệp sản xuất X có kể với tôi câu chuyện như sau:

- Công ty anh ta đang trong giai đoạn đầu lập nghiệp, số lượng công nhân không nhiều. Anh ta vừa thương thảo với đối tác của mình nhập nguyên liệu, số lượng là A tấn, với giá B USD/tấn. Sau khi nhập hàng về thì giá nguyên liệu tăng lên (B + b) USD/tấn. Nếu bán nguyên liệu thì ngay lập tức anh ta lãi được b x A USD. Còn nếu đưa vào sản xuất thì chỉ được hòa vốn là giỏi.

Câu hỏi của anh ta hỏi tôi là: Trong tình huống này tôi nên làm gì hả ông?
Theo các bạn quyết định tối ưu của công ty X này là như thế nào?:sweatdrop:

Nguyên nhân vì sao anh ta đưa vào SX lại chỉ "hòa vốn là giỏi"?
.
Vì lượng nhân công ít, nên cái làm cho giá thành cao có lẽ nguyên nhân chính là chi phí SXC quá lớn.
Và có thể đoán rằng: chi phí KH TSCĐ quá cao.
Điều này có thể là do NVL và NC quá ít không phù hợp với số máy móc đã đầu tư và dẫn đến dư thừa công suất máy.
Xét:
  • Nếu không SX mà bán NVL thì vẫn không chắc là có lãi được vì lỗ chi phí bất biến.
    Lãi kinh doanh thương mại bù lỗ sản xuất.
    Con số lãi b x A USD đưa ra là cái bẫy: đã chưa tính đến chi phí đầu tư ban đầu đã bỏ ra chưa thu hồi.
  • Nếu SX mà hòa vốn thì thực tế đã lỗ 1 khoản gọi là chi phí cơ hội - do bỏ qua cơ hội bán NVL kiếm lời b x A USD.
Vậy xem xét b x A USDchi phí bất biến cái nào lớn hơn mà quyết định.
Như vậy vì ta chưa tính được cụ thể và chưa đưa giá trị của "các quan hệ làm ăn" vào tính toán.
Phàm những cái gì không định lượng được thì GĐ tự quyết định theo cảm tính.
Nếu gần bằng nhau thì SX để giữ mối, tìm kiếm thị trường.
Ngoài ra nên xem xét lại phương án SX, đầu tư có hợp lý không, phù hợp tình hình không.
Điều này quan trọng hơn quyết định ngắn hạn "bán NVL" hay "SX".
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Nguyên nhân vì sao anh ta đưa vào SX lại chỉ "hòa vốn là giỏi"?
.
Vì lượng nhân công ít, nên cái làm cho giá thành cao có lẽ nguyên nhân chính là chi phí SXC quá lớn.
Và có thể đoán rằng: chi phí KH TSCĐ quá cao.
Điều này có thể là do NVL và NC quá ít không phù hợp với số máy móc đã đầu tư và dẫn đến dư thừa công suất máy.
Xét:
  • Nếu không SX mà bán NVL thì vẫn không chắc là có lãi được vì lỗ chi phí bất biến.
    Lãi kinh doanh thương mại bù lỗ sản xuất.
    Con số lãi b x A USD đưa ra là cái bẫy: đã chưa tính đến chi phí đầu tư ban đầu đã bỏ ra chưa thu hồi.
  • Nếu SX mà hòa vốn thì thực tế đã lỗ 1 khoản gọi là chi phí cơ hội - do bỏ qua cơ hội bán NVL kiếm lời b x A USD.
Vậy xem xét b x A USDchi phí bất biến cái nào lớn hơn mà quyết định.
Như vậy vì ta chưa tính được cụ thể và chưa đưa giá trị của "các quan hệ làm ăn" vào tính toán.
Phàm những cái gì không định lượng được thì GĐ tự quyết định theo cảm tính.
Nếu gần bằng nhau thì SX để giữ mối, tìm kiếm thị trường.
Ngoài ra nên xem xét lại phương án SX, đầu tư có hợp lý không, phù hợp tình hình không.
Điều này quan trọng hơn quyết định ngắn hạn "bán NVL" hay "SX".

Hè, đồng tình với phương án của muontennguoi :cheers1:
Nhã Vy nói:
Bán lấy tiền lời buôn cái khác chứ anh. Đồng tiền quay vòng mà
Thế sao ko rao bán luôn cả dây chuyền SX luôn đi :smilielol5:
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Dựa trên cái câu "ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH" không nhớ ai nói nữa, nhưng em nói là TRONG KINH DOANH nha.
Vậy ĐẠO ĐứC TRONG KINH DOANH là gì?
Làm kinh tế thì cái nào có lời nhiều thì làm (ĐẠO ĐứC)đấy, không thế nào nói ra làm kinh tế mà tôi chỉ cần đủ ăn hoặc. . .
tất nhiên trường hợp này có thêm phương án.
Ông GĐ đó chấp nhận SX hoà vốn để xây dựng thương hiệu thì cũng hay nhở.

"Đạo đức trong kinh doanh" là 1 định nghĩa rộng. Theo quan niệm chủ quan, mình hiểu là phải cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, "sản phẩm" của doanh nghiệp đừng "hại" người tiêu dùng.
Mục tiêu của kinh doanh có thể vì lợi nhuận hoặc phục vụ lợi ích cộng đồng...Mục tiêu có thể khác nhau nhưng đều đòi hỏi kinh doanh phải có đạo đức.
Bạn có thể đã hiểu sai định nghĩa đó.
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Chuyện này đã xong rồi, nhưng tôi cũng muốn nói 1 chút ý kiến nhé, con người ai cũng có mục đích sống cả, và khi kinh doanh cũng vậy, bây giờ chúng ta hãy xác định rõ được mục đích của việc mở Công ty là gì? Đinh hướng phương hướng của tương lai ra sao? Chúng ta sẽ thực hiện 4 giai đoạn trong chu kỳ sống của 1 DN như thế nào? Và để đạt được mục đích đó thì kế hoạch của ta là phải làm gì? Các bạn không thể nói bán hay không bán được, đứng trên lập trường của người kinh doanh, phải biết xác định được mục tiêu thì mới quyết định được nên hay không nên làm gì. Nếu không làm được điều này có khi các bạn đang bị đốt cháy giai đoạn từ giai đoạn khởi đầu đi đến suy thoái lúc nào không hay đấy.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Để đưa ra quyết định còn phải dựa vào những yếu tố khác nữa.với những dữ liệu đó ko thể nói lên điều gì cả
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Chuyện này đã xong rồi, nhưng tôi cũng muốn nói 1 chút ý kiến nhé, con người ai cũng có mục đích sống cả, và khi kinh doanh cũng vậy, bây giờ chúng ta hãy xác định rõ được mục đích của việc mở Công ty là gì? Đinh hướng phương hướng của tương lai ra sao? Chúng ta sẽ thực hiện 4 giai đoạn trong chu kỳ sống của 1 DN như thế nào? Và để đạt được mục đích đó thì kế hoạch của ta là phải làm gì? Các bạn không thể nói bán hay không bán được, đứng trên lập trường của người kinh doanh, phải biết xác định được mục tiêu thì mới quyết định được nên hay không nên làm gì. Nếu không làm được điều này có khi các bạn đang bị đốt cháy giai đoạn từ giai đoạn khởi đầu đi đến suy thoái lúc nào không hay đấy.
Nhưng nếu mục tiêu ban đầu đó là sai lầm?
Bán cả dây chuyền vẫn là chuyện có thể.
Quan trọng vẫn là phương án nào thì lãi nhiều hơn hoặc lỗ ít hơn.
Chính ở chỗ này mà người ta cần người có học về kế toán tài chánh.
Đôi khi chỉ tính toán theo cảm tính của mình mà thiếu 1 phương pháp tính khoa học sẽ dễ lâm vào tình thế: các chỉ tiêu đưa vào tính toán là chưa đúng và chưa đủ.
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

theo tôi ông ta nên suy xét cái lợi trước mắt và cái lợi lâu dài, theo tôi ông ta tự suy sét và cân đối số lương nguyên vật liệu để sản xuất trong lô NVL ông ta nhập về nếu đáp ứng được phần nào nhu cầu sản xuất và duy trì hoat động cũng như việc làm của công nhân công ty số còn lại có thể đem bán kiếm lời và có vốn để mua lô hàng khác đảm bảo quá trình sản xuất
 
Ðề: Bạn sẽ ra quyết định như thế nào trong tình huống này?

Khi bán NVL đó, sẽ có lãi đối với việc Mua-bán NVL này. Còn đối với toàn công ty, các CF khác vẫn phát sinh, lương công nhân vẫn phải trả. ngoài ra để tiếp tục hoạt động, thì phải mua tiếp NVL,... Tất cả nhân lực và tài sản của công ty để phục vụ cho mục đích hoạt động SXKD gì? để sản xuất hay để buôn bán NVL.... Người GĐ kia cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố để quyết định hướng đi cho DN mình, nhất là tại thời điểm bắt đầu của DN.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top