Sinh viên học Kế toán mới ra trường phù hợp với những công việc nào?

PhanTranLong

Member
Hội viên mới
Sinh viên học ngành Kế toán ra trường làm gì? và làm việc ở đâu? Là những câu hỏi mà không chỉ những bạn sinh viên năm nhất thắc mắc mà ngay cả những bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, đi thực tập rồi cũng chưa chắc đã hiểu rõ.

sinh-vien-hoc-ke-toan-moi-ra-truong-phu-hop-voi-nhung-cong-viec-nao.jpg


Ảnh minh họa
Học ngành Kế toán ra trường làm gì?
Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Hãy làm một phép tính nhỏ: Cho đến năm 2018, tỷ lệ việc làm của lĩnh vực kế toán tăng trưởng khoảng 22% mỗi năm. Hàng tháng nước ta có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập, trung bình mỗi doanh nghiệp cần 2-6 kế toán viên. Như vậy, cơ hội việc làm của ngành Kế toán là vô cùng rộng lớn và đa dạng.

1. Các vị trí công việc phù hợp với một sinh viên theo học kế toán:
Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm. Tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí như :

– Tại doanh nghiệp: Chuyên viên kế toán, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, kiểm toán nội bộ, kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, giám đốc tài chính/ CFO; tại các cơ quan quản lý nhà nước: Quản lý tài chính các dự án, chuyên viên kế toán, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, kiểm toán Nhà nước, thanh tra kinh tế.
– Tại các công ty Kế toán, Kiểm toán: chuyên gia kế toán, kiểm toán, chuyên gia phân tích tài chính, chuyên gia tư vấn kế toán, chuyên gia tư vấn thuế, chuyên gia tư vấn ngân hàng – tín dụng;- Tại các tổ chức xã hội: Kiểm soát tài chính, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, chuyên gia quản lý quỹ, chuyên viên kế toán.

Đặc biệt, nếu các bạn sinh viên Kế toán có quá trình học tập tốt và yêu thích công việc tư vấn, giảng dạy hoàn toàn có thể trở thành những giảng viên, chuyên gia phân tích ngay tại trường đại học hoặc những trung tâm dạy học Kế toán.

2. Quá trình phát triển nghề nghiệp


– Làm kiểm toán Tại công ty kiểm toán

• Trợ lý kiểm toán (Assistant)

Trong 1-2 năm sau khi ra trường, các bạn sẽ ở vai trò trợ lý kiểm toán với công việc từ đơn giản đến phức tạp. Thời gian đầu, các bạn chủ yếu được giao kiểm tra chứng từ, sổ sách, tham gia kiểm kê kho hay xác nhận công nợ. Khi đã có kinh nghiệm hơn, trợ lý có thể kiểm tra các khoản mục phức tạp dưới sự giám sát của trưởng nhóm.

• Trưởng nhóm kiểm toán (Senior)

Bạn sẽ phụ trách một nhóm các trợ lý kiểm toán để thực hiện một cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình. Lúc này, bên cạnh các kỹ thuật cơ bản, trưởng nhóm phải biết cách phân công, phối hợp và giám sát các trợ lý của mình. Các trưởng nhóm cũng cần có khả năng thực hiện những công việc mang tính chất xét đoán hơn, như phân tích hay đánh giá rủi ro… đồng thời bắt đầu phát triển khả năng làm việc với khách hàng, trao đổi hay giải quyết những sự việc phát sinh trong quá trình kiểm toán.

• Chủ nhiệm kiểm toán (Manager)

Trong khoảng 6-7 năm sau khi ra trường, một sinh viên theo học kế toán có thể trở thành chủ nhiệm kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán có thể điều hành một cuộc kiểm toán lớn và đồng thời chịu trách nhiệm giám sát nhiều cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình. Chủ nhiệm kiểm toán phải phối hợp công việc của các trưởng nhóm và trao đổi với nhà quản lý của khách hàng về những vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán.

• Chủ phần hùn kiểm toán (Partner)
Là người thường điều hành một mảng khách hàng trong công ty kiểm toán. Công việc thiên về phát triển và duy trì khách hàng nhiều hơn là giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Về pháp lý, chủ phần hùn có vốn góp trong công ty kiểm toán và chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro của công ty.Ở các công ty kiểm toán quốc tế, mỗi cấp lại bao gồm nhiều mức khác nhau. Trợ lý kiểm toán có thể chia thành 3 mức độ tùy theo kinh nghiệm.

Trong kiểm toán nội bộ, quá trình phát triển nghề nghiệp và các vị trí tùy theo quy mô và hoàn cảnh cụ thể của tổ chức. Ở những tập đoàn lớn, bộ phận kiểm toán nội bộ có thể lên đến vài trăm người với nhiều cấp từ quốc gia, vùng cho đến toàn cầu. Trái lại, ở một công ty trung bình, bộ phận kiểm toán nội bộ có thể chỉ có một trưởng bộ phận và vài kiểm toán viên và trợ lý ở mức kinh nghiệm khác nhau.

– Làm kế toán tại doanh nghiệp:

• Chuyên viên kế toán

• Kế toán tổng hợp

• Kế toán trưởng

• Tư vấn tài chính…

Làm Kế toán bạn có khả năng trở thành “trái tim” của doanh nghiệp, là khối óc của ông chủ, là bàn tay của bạn bè, đồng nghiệp. Tài sản và các khoản nộp thuế, hoàn thuế của Doanh nghiệp đều được xem xét kỹ lưỡng bằng nghiệp vụ của kế toán viên. Điều đó khẳng định vì sao các chủ Doanh nghiệp lại cần kế toán viên đến như vậy.

Tóm lại, với lĩnh vực và cơ hội nghề nghiệp phong phú của ngành Kế toán, mỗi bạn sinh viên cần nắm bắt cho mình cơ hội học tập để trở thành một Kế toán viên giỏi. Khi đó bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những công việc phù hợp và phát triển chuyên nghiệp hơn. Vì vậy, đáp án của câu hỏi học ngành Kế toán ra trường làm gì? Cơ hội thăng tiến của ngành này ra sao? là do chính bạn lựa chọn và nắm giữ.

Theo Kiemtoan
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top