Bạn tham gia bảo hiểm xã hội và nghỉ việc trước kì nghỉ thai sản? Bạn băn khoăn không biết liệu mình có được hưởng chế độ thai sản không và nếu được hưởng chế độ thai sản thì cần những thủ tục, giấy tờ gì? Vậy thì xin mời các bạn đọc qua bài viết dưới đây!
1. Điều kiện để hưởng chế độ thai sản tự nộp sau khi nghỉ việc
- Điều kiện để được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con là lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Sổ BHXH đã được chốt quá trình tham gia khi nghỉ việc.
2. Mức hưởng chế độ thai sản tự nộp sau khi nghỉ việc
Mức hưởng chế độ thai sản tự nộp sau khi nghỉ việc
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội”.
=> Các bạn sẽ được nhận 06 tháng tiền lương thai sản, trong đó, mức hưởng mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản và 2 tháng trợ cấp khi sinh con ( 2 tháng lương cơ sở. Hiện tại là 2.600.000 ( 1.300.000*2)
3. Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản tự nộp sau khi nghỉ việc
Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con thì sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi thường trú hoặc nơi tạm trú để được hưởng độ thai sản
4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc trước khi sinh con
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc trước khi sinh con
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy khai sinh / giấy chứng sinh
+ Sổ BHXH đã được chốt quá trình tham gia
+ CMND + sổ hộ khẩu / sổ tạm trú ( để đối chiếu).
Nộp hồ sơ theo phiếu giao nhận 202 ( các bạn có thể lên mạng lấy hoặc tại cơ quan BHXH nhé)
5. Thời hạn giải quyết hồ sơ thai sản tự nộp
Cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
- Phương thức lãnh tiền: tiền mặt hoặc chuyển khoản.
*Lưu ý :
- Các bạn có thể nộp hồ sơ sau khi có giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.
- Trường hợp sổ BHXH chưa được chốt thì sau khi chốt xong liên hệ BHXH nộp hồ sơ giải quyết chế độ nhé. Vì có nhiều bạn nghĩ là lâu quá rồi nên sợ không được giải quyết nên không nộp ( mất quyền lợi).
- Có những trường hợp chưa giải quyết được chế độ do chỉ tham gia 6-8 tháng BHXH rồi nghỉ thai sản. Các bạn có thể phải đợi sau khi BHXH kiểm tra xong mới giải quyết nhé.
=> Để đảm bảo quyền lợi thai sản của mình được tốt nhất, mình vẫn khuyên các bạn không nên nghỉ việc trước khi nghỉ thai sản nhé.
Theo Ngọc Anh
1. Điều kiện để hưởng chế độ thai sản tự nộp sau khi nghỉ việc
- Điều kiện để được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con là lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Sổ BHXH đã được chốt quá trình tham gia khi nghỉ việc.
2. Mức hưởng chế độ thai sản tự nộp sau khi nghỉ việc
Mức hưởng chế độ thai sản tự nộp sau khi nghỉ việc
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội”.
=> Các bạn sẽ được nhận 06 tháng tiền lương thai sản, trong đó, mức hưởng mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản và 2 tháng trợ cấp khi sinh con ( 2 tháng lương cơ sở. Hiện tại là 2.600.000 ( 1.300.000*2)
3. Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản tự nộp sau khi nghỉ việc
Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con thì sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi thường trú hoặc nơi tạm trú để được hưởng độ thai sản
4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc trước khi sinh con
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc trước khi sinh con
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy khai sinh / giấy chứng sinh
+ Sổ BHXH đã được chốt quá trình tham gia
+ CMND + sổ hộ khẩu / sổ tạm trú ( để đối chiếu).
Nộp hồ sơ theo phiếu giao nhận 202 ( các bạn có thể lên mạng lấy hoặc tại cơ quan BHXH nhé)
5. Thời hạn giải quyết hồ sơ thai sản tự nộp
Cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
- Phương thức lãnh tiền: tiền mặt hoặc chuyển khoản.
*Lưu ý :
- Các bạn có thể nộp hồ sơ sau khi có giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.
- Trường hợp sổ BHXH chưa được chốt thì sau khi chốt xong liên hệ BHXH nộp hồ sơ giải quyết chế độ nhé. Vì có nhiều bạn nghĩ là lâu quá rồi nên sợ không được giải quyết nên không nộp ( mất quyền lợi).
- Có những trường hợp chưa giải quyết được chế độ do chỉ tham gia 6-8 tháng BHXH rồi nghỉ thai sản. Các bạn có thể phải đợi sau khi BHXH kiểm tra xong mới giải quyết nhé.
=> Để đảm bảo quyền lợi thai sản của mình được tốt nhất, mình vẫn khuyên các bạn không nên nghỉ việc trước khi nghỉ thai sản nhé.
Theo Ngọc Anh