Mọi người cho ý kiến về Xuất NVL trả lại người bán

MHT

SÁMHỐI NGHIỆP CHƯỚNG
Hội viên mới
Vẫn là trường hợp " Xuất NVL trả lại người bán "

1. Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc nguyên liệu, vật liệu đã mua đối với khoản chiết khấu thương mại thực tế được hưởng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331,. . .
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

2. Trường hợp NVL nhập kho nhưng do Chất lượng kém và đang trg thời hạn bảo hành thì DN phải làm cách xuất kho NVL để trả lại người bán. Căn cứ vào giá hóa đơn của số NVL này, kt ghi âm (bằng bút toán đỏ)

N 152 : Theo giá đích danh
N 133
C 111,112,331
(TRích Giáo trình : Kế toán tài chính-ĐHKTQD-HN)
Về 2 cách HT toán trên bản chất đều giống nhau và phù hợp với CM và CĐKT. Mọi ng cho ý kiến nhé
 
Ðề: Mọi người cho ý kiến về Xuất NVL trả lại người bán

Vẫn là trường hợp " Xuất NVL trả lại người bán "

1. Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc nguyên liệu, vật liệu đã mua đối với khoản chiết khấu thương mại thực tế được hưởng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331,. . .
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

2. Trường hợp NVL nhập kho nhưng do Chất lượng kém và đang trg thời hạn bảo hành thì DN phải làm cách xuất kho NVL để trả lại người bán. Căn cứ vào giá hóa đơn của số NVL này, kt ghi âm (bằng bút toán đỏ)

N 152 : Theo giá đích danh
N 133
C 111,112,331
(TRích Giáo trình : Kế toán tài chính-ĐHKTQD-HN)
Về 2 cách HT toán trên bản chất đều giống nhau và phù hợp với CM và CĐKT. Mọi ng cho ý kiến nhé

Bạn muốn ý kiến gì, TH1 là xuất trả cho người bán theo giá trên hóa đơn - T/H2 cũng vậy, chỉ khác là một chú ghi âm bút toán nhập hàng(thực tế cũng chính là ghi đảo bút toán như TH1) :cheers1:
 
Ðề: Mọi người cho ý kiến về Xuất NVL trả lại người bán

Vì đã nhập kho - có Phiếu Nhập Kho - sau đó lại xuất kho -> cần lập Phiếu Xuất Kho ...
=> ghi cách 1 thì đúng hơn.
Bút toán đỏ dùng khi ghi sai, phải sửa sai.
Nhưng lúc nhập kho ta không ghi sai (với thực tế lúc đó).
Hơn nữa, nếu xuất ra mà không lập Phiếu Xuất thì làm sao quản lý hàng ai nhận, mang đi đâu ...
Mà đã lập PX thì phải ghi số dương trên đó.
Chứng từ ghi số dương thì định khoản số âm hơi kỳ kỳ.
 
Ðề: Mọi người cho ý kiến về Xuất NVL trả lại người bán

2 BT về bản chất thì ko có gì khác nhau và ngày trc khi còn ngồi trên Giảng đường các GV vẫn dạy thế nhưng:
+ Ghi âm thường là là để sửa chữa các sai sót hoặc hủy bút toán sai và thay thế bằng Bt khác. Ở góc độ kt thfi chẳng làm sao cả nhưng khi bên Kiểm toán NV phát hiện chắc chắn sẽ cho vào " Bảng kê xác minh " vì những NV này ít xảy ra

Sửa chữa sổ kế toán
7.1- Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau:
(1)- Phương pháp cải chính:
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.
(2)- Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):
Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền
Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.

(3)- Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.(Theo Qđ 15)
Vậy mà giáo trình đó chỉnh sửa và tái bản bao nhiêu lần vẫn vậy.Đúng là Lý thuyết cà thực tế khác nhiều quá.
Kệ, :cheers1::cheers1:thui
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top