KTTC1 - Trắc nghiệm tổng hợp 83

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
821. DN áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, mua 500 kg vật liệu X, đơn giá 28.000đ/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển 500.000đ trả bằng tiền mặt, số vật liệu này được đưa ngay vào sản xuất, KT ghi bên Nợ của bút toán như sau:
A. Nợ TK 152: 14.500.000
B. Nợ TK 152: 15.900.000
C. Nợ TK 152: 14.000.000
D. a, b, c, đều sai ( Vì thiếu thuế GTGT)

822. Khi áp dụng Phương pháp kiểm kê định kỳ, trong kỳ kế toán theo dõi sự biến động tăng, giảm hàng tồn kho cả về số lượng lẫn giá trị.
A. Sai
B. Đúng
(Khi áp dụng pp kế toán định kỳ, các tài khoản kế toán HTK chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán và cuối kỳ kế toán. PP kiểm kê thường xuyên phản ánh thường xuyên, liên tục)

823. Theo VAS 02, giá trị Hàng tồn kho tại thời điểm ghi nhận ban đầu được tính theo:
A. Giá trị thuần có thể thực hiện được
B. Giá trị hợp lý
C. Giá gốc

824. Theo VAS 02, giá trị HTK trên BCTC được tính theo:
A. Giá thấp hơn giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được
B. Giá trị thuần có thể thực hiện được
C. Giá gốc
D. Giá trị hợp lý
E. Giá trị cao hơn giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được

825. Giá gốc hàng tồn kho cuối kỳ 500, giá trị thuần có thể thực hiện được là 520. Số liệu trình bày giá trị hàng tồn kho trên BCTHTC là
A. 500 ( trình bày giá trị thấp nhất trên BCTC)
B. 1020
C. 520
D. 20

826. Vật liệu được theo dõi trên Tài khoản sau:
A. TK 152
B. TK 151
C. TK 154
D. TK 627, 641, 642
E. Tùy từng trường hợp

827. DN cuối kỳ có tồn kho 1 loại vật liệu A có thông tin sau:
Giá gốc vật liệu A là 400, giá thuần có thể thực hiện được của Vật liệu A là 300. Gía bán ước tính của thành phẩm được sản xuất vật liệu A là 500, chi phí ước tính để sản xuất và bán hàng là 40. Vậy giá trị hàng tồn kho được trình bày trên BCTHCT là :
A. 600
B. 460
C. 300
D. 400

828. Số dư đầu tháng 8: TK 2294: 60 trđ, ngày 15/8 DN bán lô hàng hóa A có giá gốc xuất kho là 100 trđ (đã lập dự phòng giảm giá cho lô hàng này trên sổ kế toán là 10 trđ), kế toán ghi nhận bút toán giá vốn:
A. Nợ TK 632/Có TK 156: 100 trđ và Nợ TK 2294/Có TK 632: 10 trđ
B. TK 632: 90 trđ, Nợ TK 2294: 10 trđ/Có TK 156: 100 trđ
C. Nợ TK 632/Có TK 156: 100 trđ
D. Nợ TK 632/Có TK 156: 100 trđ và Nợ TK 2294/Có TK 711: 10 trđ

829. Tỷ lệ phần trăm chi phí trên giá bán lẻ được sử dụng trong phương pháp bán lẻ để ước tính chi phí trung bình xem xét cả giảm giá và tăng giá.
A. Đúng
B. Sai

830. Khi tính toán đến tỷ lệ phần trăm chi phí trên giá bán lẻ cho phương pháp bán lẻ, cột bán lẻ sẽ không bao gồm:
A. Vận chuyển hàng hóa
B. Mua hàng
C. Mua hàng trả lại
D. Sự thiếu hụt bất thường
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top