Giải pháp ERP ứng dụng tại các đơn vị Sản xuất ván MDF

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Nhu cầu về thẩm mỹ nội thất ngày càng tăng cao kéo theo đó là cơ hội phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ván MDF. Với những đặc thù riêng của ngành, Giải pháp ERP cần phải giải quyết được tất cả những bài toán quản lý đặc thù trong doanh nghiệp sản xuất ván MDF như:
Trong hoạt động Mua hàng:
  • Công tác quản lý hoạt động mua hàng bao gồm quản lý cân đối, xét duyệt - nhập mua vật tư, CCDC, nguyên liệu… phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất diễn ra hàng ngày tại Doanh nghiệp.
  • Để hỗ trợ tính linh động trong công tác xét duyệt “Đề nghị cấp vật tư”, “Đề nghị mua hàng” và việc xét duyệt các Đề nghị/ Đơn hàng được thực hiện trên App BRAVO.
  • Thực hiện xét duyệt qua nhiều cấp duyệt, đồng thời cập nhật phản hồi “Đồng ý”/ “Từ chối” kèm theo lý do cụ thể để công tác mua hàng được quản lý một cách chặt chẽ và rõ ràng
  • Phần hành quản lý mua hàng trên chương trình phần mềm BRAVO phải xử lý được các nghiệp vụ/ theo dõi được các hồ sơ theo yêu cầu của Công ty, bao gồm một số hình thức mua hàng sau: Hồ sơ đấu thầu; Mua sắm nhỏ lẻ; Báo giá cạnh tranh; Mua sắm trực tiếp; Chỉ định thầu; Đấu thầu vận chuyển; …
  • Công tác mua hàng diễn ra thường xuyên vì vậy cần quản lý được lịch sử mua sắm với các Nhà cung cấp khác nhau chi tiết cho từng mặt hàng. Đồng thời theo dõi được lịch sử giá nhập mua của 1 mặt hàng trong nhiều lần mua hàng khác nhau.
  • Cập nhật/ Phân tích, đánh giá nhiều chỉ tiêu đã đặt ra theo từng yêu cầu mua hàng cụ thể để lựa chọn Nhà cung cấp phù hợp.
Trong hoạt động quản lý trạm cân:
  • Công tác quản lý thu mua nguyên liệu đầu vào (gỗ, dăm gỗ) tại Trạm cân được giám sát chặt chẽ nhằm tránh thất thoát sản lượng thu mua.
  • Kết nối cân điện tử và Camera, dữ liệu cân và ảnh chụp xe chở hàng cùng với biển số xe được nhận dạng tự động và được kết nối trực tiếp vào Database của phần mềm BRAVO.
  • Quản lý lúc xe lên bàn cân khi cân vào và lúc cân ra sau khi đổ hàng tại bãi chứa nguyên vật liệu → nếu biển số xe lúc cân vào và cân ra không khớp nhau sẽ cảnh báo trên phần mềm. Đồng thời chứng từ “Phiếu cân” sau khi lưu sẽ không cho phép người dùng chỉnh sửa dữ liệu.
  • Chia sẻ dữ liệu cân cho Bp. Kế toán: tiến hành cập nhật thông tin thanh toán vào “Phiếu Cân”, Bp. Kế toán thừa kế dữ liệu này vào “Phiếu nhập mua” và định khoản nghiệp vụ kế toán, ghi nhận công nợ.
  • Chia sẻ dữ liệu cân cho Kho vật tư, nguyên liệu: trên phần mềm BRAVO, nhân viên Kho vật tư, nguyên liệu cập nhật chứng từ nhập kho dựa vào dữ liệu kế thừa từ “Phiếu cân” của Trạm cân.
Trong hoạt động kinh doanh:

Công tác quản lý Kinh doanh bán hàng được thực hiện ngay từ bước Tiếp nhận yêu cầu → Gửi báo giá Khách hàng, cho đến khi Bp. Kinh doanh cập nhật “Lệnh xuất hàng” (đối với các đơn hàng nội địa) hoặc “Lệnh điều chuyển” (đối với các đơn hàng xuất khẩu) và hoàn tất việc giao hàng cho Khách hàng.
Quy trình kinh doanh có liên quan đến nhiều bộ phận/ phòng ban: Bộ phận điều độ sản xuất quan tâm đến thời hạn giao hàng cho khách hàng để điều chỉnh kế hoạch sản xuất hợp lý. Kho vật tư, nguyên liệu cân đối vật tư để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Đồng thời Bp. Kinh doanh cũng phải theo dõi tiến độ thực hiện Đơn hàng/ Hợp đồng; theo dõi tiến độ giao hàng theo từng Đơn hàng/ Hợp đồng để đảm bảo theo nội dung đã ký kết với khách hàng.
Đồng thời, với trường hợp “Hàng bán bị trả lại”, Bp. Kinh doanh chịu trách nhiệm xử lý và theo dõi thông tin trên phần mềm BRAVO. Bp. Kinh doanh tiến hành cập nhật biên bản xử lý hàng trả lại; đính kèm biên bản xử lý (công văn nhập kho ký gửi, biên bản bán hàng cho khách hàng khác,…) và chia sẻ dữ liệu cho các BP có liên quan:
Kho tiếp nhận thông tin, thực hiện các nghiệp vụ liên quan và nhận hàng về Kho;
Bp. Kế toán tiếp nhận thông tin, thực hiện các nghiệp vụ ghi nhận công nợ khách hàng.
-> Từ đó phần mềm lên được các Báo cáo thống kê - phân tích hàng bán bị trả lại để phục vụ công tác quản trị của Ban Lãnh đạo Công ty.

Trong quản lý thống kê sản xuất

  • “Khối lượng sản xuất” được cập nhật hàng ngày, chi tiết cho từng Nhà máy sản xuất là dữ liệu để phục vụ cho các báo cáo - thống kê về tình hình sản xuất, đồng thời cũng là dữ liệu để so sánh về tiêu hao nguyên vật liệu giữa định mức với phát sinh thực tế:
Phần mềm sẽ căn cứ vào “Định mức theo yếu tố chi phí” (định mức nguyên liệu sản xuất) do Bp. Kế toán khai báo cùng với số lượng thành phẩm thống kê để tổng hợp nguyên liệu cần sử dụng theo định mức;​
Đồng thời sẽ căn cứ vào số liệu thống kê nguyên liệu tiêu hao thực tế để so sánh giữa định mức và thực tế → đưa ra cảnh báo trong trường hợp nếu thực tế nguyên vật liệu sử dụng vượt nhiều so với định mức.​
  • Thống kê tổng hợp và theo dõi chi tiết tổng số lượng thành phẩm, số lượng đạt, số lượng loại, số lượng bóng khí cũng như phân tích % đạt, % không đạt để cung cấp cái nhìn tổng quan cho Ban Lãnh đạo Công ty về tình hình sản xuất hàng ngày/ tuần/ tháng của từng Nhà máy.
Trong quản lý kho vật tư, nguyên liệu
  • Đối với nguyên liệu gỗ mua về để phục vụ sản xuất, Kho vật tư sẽ thừa kế dữ liệu “Phiếu cân” (thực hiện tại Trạm cân) làm căn cứ cho trọng lượng thu mua. Đồng thời sẽ tiến hành KCS nguyên liệu để đánh giá chính xác mức độ tạp chất/ chính phẩm nhằm kiểm soát chi phí thu mua nguyên vật liệu của Doanh nghiệp.
Tương tự đối với trường hợp nhập kho vật tư, thiết bị, phụ tùng…, Kho vật tư sẽ thừa kế dữ liệu của “Phiếu nghiệm thu” (Bp. Mua hàng kiểm soát và cập nhật) làm căn cứ cho số lượng nhập kho.
  • Quản lý kho vật tư, nguyên liệu theo vị trí: tối ưu hóa công tác theo dõi nhập - xuất - tồn trong nghiệp vụ kho:
Theo dõi nhập - xuất - tồn kho theo vị trí;
Sơ đồ Kho vị trí trên phần mềm BRAVO sẽ được thiết kế đúng với trực quan thực tế tại Doanh nghiệp;
Khi người dùng click vào một vị trí trên Sơ đồ tổng thì Sơ đồ kho chi tiết sẽ hiển thị. Khi người dùng click vào bất kỳ vị trí lưu kho nào trên Sơ đồ kho chi tiết thì sẽ thể hiện “Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn” tại chính vị trí đó;
  • Thực hiện kiểm kê tồn kho bằng cách sử dụng máy PDA để thực hiện quét mã vạch vật tư → giảm thiểu thời gian kiểm đếm, tăng độ chính xác, công tác kiểm kê kho được thực hiện một cách khoa học.
Trong hoạt động quản lý Kho thành phẩm:
  • Khởi tạo Mã vạch sản xuất và quản lý thành phẩm theo Mã vạch sản xuất.
  • Sau khi sản xuất thành phẩm, Kho Thành phẩm sẽ khai báo thông tin “Kiện hàng” được gán Mã vạch trước khi Dán tem và Nhập kho Thành phẩm. Thông tin kiện hàng được khai báo, bao gồm:
Thông tin kiện:
Ngày sản xuất;
Số kiện (tự động tăng theo thứ tự khai báo sản xuất trong ngày);
Lệnh sản xuất thành phẩm;
Mã vạch (phần mềm tự động gán theo quy ước về cách thiết lập mã vạch);
Tên thành phẩm;
Mô tả thông tin;
Dày (mm);
Rộng (mm);
Dài (mm);
Số tấm trong kiện hàng.
Thông chi tiết:
Chất lượng thành phẩm;
Loại gỗ;
Loại keo;
Grade;
Ca sản xuất;
Ca chà bóng;
Số hiệu lô (Lot No);
Nhân viên KCS.
Kho Thành phẩm sẽ theo dõi “Lệnh xuất hàng” (đối với trường hợp bán hàng nội địa) hoặc “Lệnh điều chuyển” (đối với trường hợp bán hàng xuất khẩu) để thực hiện xuất thành phẩm đi bán.
Khi thực hiện xuất hàng đi bán, Kho Thành phẩm sẽ cập nhật chứng từ xuất thành phẩm, trên từng chứng từ xuất thành phẩm sẽ xác định chính xác xuất theo Lệnh xuất hàng/ Lệnh điều chuyển nào.
-> Theo dõi tiến độ thực hiện theo Lệnh xuất hàng/ Lệnh điều chuyển, từ đó sẽ theo dõi được tiến độ thực hiện Đơn hàng/ Hợp đồng bán.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top