Doanh nghiệp ký hợp đồng khoán việc cần lưu ý những gì?

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Việc thuê khoán công việc là nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Hiện nay nhiều đơn vị còn vướng mắc dùng chứng từ hay hóa đơn nào áp dụng cho trường hợp ký kết hợp đồng giao khoán với cá nhân hay với đại diện cá nhân cung cấp dịch vụ.

hd1.jpg

Trước tiên Doanh nghiệp cần hiểu Hợp đồng giao khoán là gì?

Hợp đồng giao khoán (còn gọi là hợp đồng khoán việc) là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán (công việc thường mang tính thời vụ, ngắn hạn). Sau khi hoàn thành công việc, bên nhận giao khoán bàn giao cho bên giao khoán để nhận một khoản tiền thù lao đã thỏa thuận.

Căn cứ pháp lý:

– Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn thực hiện Luật thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thu nhập cá nhân.

– Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTCngày 15/06/2015 hướng dẫn thuế Thu nhập cá nhân quy định phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.


Đối với cá nhân không đăng ký kinh doanh:


Cá nhân không ký hợp đồng lao động (như hoa hồng đại lý bán hàng, hoa hồng môi giới, thù lao Hội đồng quản trị doanh nghiệp …) hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có thu nhập từ 02 triệu đồng/người/lần trở lên, thì theo khoản i Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC :

– Tổ chức trả thu nhập khấu trừ 10% tổng thu nhập phần thuế TNCN trước khi trả thu nhập. Tổ chức trả thu nhập kê khai và nộp 10% thuế của cá nhân theo quy định.

– Hoặc, lập bản cam kết (mẫu 02/CK-TNCN) thì không khấu trừ 10% nếu ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.

Lưu ý:

Cá nhân lập bản cam kết chỉ khi đã có mã số thuế, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của bản cam kết. Cuối năm, tổ chức trả thu nhập phải tổng hợp danh sách thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế nộp cho cơ quan thuế.

Tổ chức trả thu nhập không phải đóng BHXH cho người nhận khoán, căn cứ chứng từ trên (chứng từ chi, bản cam kết …) để hạch toán chi phí ; bên nhận thu nhập không phải xuất hóa đơn.

Đối với cá nhân có đăng ký kinh doanh:

Đối với cá nhân có đăng ký kinh doanh (nộp thuế theo phương pháp khoán) ký hợp đồng khoán việc, căn cứ Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh nhận thu nhập phải xuất hóa đơn tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1 %; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

Lưu ý: Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh (hoặc 1 đại diện nhóm kinh doanh) có mức doanh thu trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN.

Kết luận

Căn cứ các quy định trên, DN thuê lao động khoán việc để được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN cần có những hồ sơ sau:

+ Hợp đồng giao khoán công việc.

+ Có giấy phép hành nghề, hoặc chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế theo quy định. ( nếu có)

+ Biên bản xác nhận công việc hoàn thành.

+ Bảng kê mua hàng hoá dịch vụ mua vào Mẫu 01/TNDN ( Ghi rõ số tiền chi trả cho hoa hồng môi giới theo hợp đồng môi giới… )

+ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN trước khi trả tiền cho cá nhân (Nếu có)

+ Chứng từ chi tiền (Phiếu chi) ghi rõ số lượng, giá trị, ngày tháng, địa chỉ, số CMND của người cung cấp dịch vụ và chữ ký của hai bên.

Hạch toán kế toán.

Căn cứ chứng từ chi, kế toán hạch toán

Nợ TK 642, 154, 627

Có TK 111, 112

Theo ************.com
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top