Chương 3: Kế toán TSCĐ và xây dựng cơ bản 1

Đan Thy

Member
Hội viên mới
3.1. Giới thiệu chung về tài sản cố định

3.1.1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định

Theo chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) tại các cơ quan nhà nước, ĐVSN công lập và các tổ chức có sử dụng NSNN, tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ được quy định như sau:

a) TSCĐ hữu hình là tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn sau:

Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên.

• Có nguyên giá từ 10.000.000 đ trở lên.

b) TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, to chức, đơn vị đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn như đối với TSCĐHH.

Ngoài tiêu chuẩn chung được nêu trên, nhà nước còn ban hành một số quy định đối với TSCĐ chưa đủ tiêu chuẩn và TSCĐ đặc thù.

c) TSCĐ chưa đủ tiêu chuẩn: căn cứ đặc điểm sử dụng thực tế của ngành, lĩnh vực, địa phương và yêu cầu quản lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể ban hành Danh mục tài sản chưa đủ tiêu chuẩn là TSCĐ đối với các tài sản thuộc phạm vi quản lý, rơi vào 1 trong 2 trường hợp sau:

• Tài sản (trừ tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) có nguyên giả từ 5.000.000 ₫ đến dưới 10.000.000 ₫ và có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên.

Tài sản là các trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ có nguyên giá từ 10.000.000 trở lên.

d) TSCĐ đặc thù: TSCĐ không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng), TSCĐ là thương hiệu của ĐVSN công lập không xác định được chi phí hình thành được quy định là TSCĐ đặc thù.

Riêng đối với các ĐVSN công lập được tự chủ tài chính, thì những TSCĐ đưa vào SXKD được quản lý, sử dụng và trích khấu hao như đối với các doanh nghiệp nhà nước.
3.1.2. Phân loại tài sản cố định ác điểm
a) Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản

TSCĐ hữu hình: Nhà, công trình xây dựng; Vật kiến trúc; Xe ô tô; Phương tiện vận tải khác; Máy móc, thiết bị; Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm; TSCĐ hữu hình khác.

TSCĐ vô hình: Quyền sử dụng đất; Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; Quyền sở hữu công nghiệp; Quyền đối với giống cây trồng; Phần mềm ứng dụng; Thương hiệu của ĐVSN công lập; Tài sản cố định vô hình khác.

b) Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản • TSCĐ hình thành do mua sắm;

TSCĐ hình thành do đầu tư xây dựng;

• TSCĐ được giao, nhận điều chuyển;

• TSCĐ được tặng cho, khuyến mại;

• TSCĐ khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán; TSCĐ được hình thành từ nguồn khác
3.2. Yêu cầu quản lý và nguyên tắc xác định giá trị TSCĐ

3.2.1. Yêu cầu quản lý đối với tài sản cố định

TSCĐ phải được phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời cả về số lượng, giá trị và hiện trạng của những TSCĐ hiện có; tình hình tăng, giảm và việc quản lý, sử dụng tài sản. TSCĐ phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ và địa điểm bảo quản, quản lý và sử dụng TSCĐ.

Kế toán phải phân loại TSCĐ theo đúng phương pháp phân loại đã được quy định thống nhất nhằm phục vụ cho công tác quản lý, tổng hợp các chỉ tiêu báo cáo của Nhà nước.

3.2.2. Nguyên tắc xác định giá trị tài sản cố định

Kế toán TSCĐ phải phản ánh giá trị TSCĐ đầy đủ cả 3 chỉ tiêu: Nguyên giá Giá trị hao mòn/khấu hao lũy kế và Giá trị còn lại của TSCĐ.

Giá trị còn lại (GTCL) = Nguyên giá - Giá trị hao mòn/khấu hao lũy kế

Tùy vào quá trình hình thành, nguyên giá TSCĐHH được xác định như sau:

• TSCĐ hình thành từ mua sắm: Là giá trị ghi trên hóa đơn (-) chiết khấu thương mại hoặc giảm giá (nếu có) (+) chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử (-) khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử (+) các khoản thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại), phí, lệ phí và các chi phí khác mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng.

TSCĐ hình thành từ đầu tư xây dựng: Là giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định về đầu tư xây dựng.

TSCĐ được giao, nhận điều chuyển: Là giá trị ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản (+) chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử (-) khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử (+) các khoản thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại), phi, lệ phí và các chi phí khác mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tinh đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng.

Trong đó, giá trị ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản là nguyên giả đang theo dõi trên sổ kế toán hoặc GTCL theo đánh giá lại tại thời điểm giao, điều chuyển (đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán).

TSCĐ được tặng cho, khuyến mại. Là giá trị của tài sản được tặng cho, khuyến mại (+) chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử (-) khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử (+) các khoản thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại), phi, lệ phí và các chi phí khác mà cơ quan, đơn vị phải chỉ ra tinh đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng.

Trong đó: Giá trị của tài sản được tặng cho được xác định theo quy định pháp luật về xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Giá trị của tài sản được khuyến mại do cơ quan, đơn vị được khuyến mại xác định theo giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ.

• TSCĐ khi kiểm kê phát hiện thừa, chưa được theo dõi trên sổ kế toán: Là giá trị ghi trên Biên bản kiểm kê (+) chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử (-) khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử (+) các khoản thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại), phí, lệ phí và các chi phí khác mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng.

Trong đó, giá trị ghi trên Biên bản kiểm kê là GTCL theo đánh giá lại tại thời điểm kiểm kê.

Nguyên giá của TSCĐ vô hình được xác định như sau:

Quyền sử dụng đất. Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 151 là giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 102 Nghị định số 151 cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai mà tiền thuê đất đã nộp không có nguồn gốc từ NSNN, đất do cơ quan, đơn vị nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ NSNN là số tiền thuê đất nộp 1 lần cho cả thời gian thuê, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả cộng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (nếu có và trong trường hợp chi phí bồi thường, giải phóng mặt m bằng chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí SXKD hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ vào tiền thuê đất phải nộp).

* TSCĐ vô hình khác (trừ quyền sử dụng đất): Là toàn bộ các chi phí mà cơ chi quan, đơn vị đã chi ra để có được TSCĐ vô hình đó (trong trường hợp các âu chi phí này chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí SXKD tin hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ vào nghĩa vụ tài chính phải nộp theo quy định của pháp luật).
Sau ghi nhận ban đầu, NGTSCĐ được thay đổi trong các trường hợp sau:

Đánh giá lại giá trị TSCĐ theo quyết định của CQNN có thẩm quyền,

Thực hiện nâng cấp, mở rộng, sửa chữa TSCĐ theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

Tháo dỡ hoặc lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định;

Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Nghị định số 151.

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, đơn vị phải lập Biên bản ghi rõ lý do thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top