AUDIT RISK ??

huynh lam

No Back !
Hội viên mới
AUDIT RISK ??

trong thuật ngữ kế tóan...từ AUDIT RISK này có nghĩa như thế nào vậy bà con ?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: AUDIT RISK ??

Hình như là kiểm tra sự rủi ro trong sổ sách đấy ng
 
Ðề: AUDIT RISK ??

Theo mô hình đánh giá rủi ro

Audit risk = Inherent risk + Control risk + Detection risk

Nhận xét về Inherent risk thì thực sự bất động sản thì tiềm tàng là xác định sai giá trị, đất lúc lên lúc xuống hàng ngày biết làm sao để xác định đúng giá trị.

Control risk Detection risk có liên quan đến nhau tuy nhiên cũng có thể ví dụ của các bác kiểm toán chưa được lớn lắm dẫn đến 17 loại công cụ bị xác định giá trị sai, trong khi tiềm tàng rủi ro về cái này là lớn.
 
Ðề: AUDIT RISK ??

theo mình hiểu đó là kiểm toán rủi ro
mong các bác giả thích rõ hơn
 
Ðề: AUDIT RISK ??

theo mình hiểu đó là kiểm toán rủi ro
mong các bác giả thích rõ hơn

Audit risk: Rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu.
Rủi ro kiểm toán bao gồm:
- Rủi ro tiềm tàng: là rủi ro tiềm ẩn, vốn có trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trên báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Rủi ro kiểm soát: là rủi ro xảy ra sai sót trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa, không phát hiện và không được sửa chữa kịp thời.
- Rủi ro phát hiện: là rủi ro xảy ra sai sót trọng yéu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi được tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên không phát hiện được.
 
Ðề: AUDIT RISK ??

vậy bác cho mình hỏi nếu như cty ko có kiểm tóan viên nội bộ hay kiểm tóan thì làm sao mà phát hiện ra được đó là rủi ro tiềm tàng chứ????????
mình có học wa môn này như mà nó khó hiểu wa đi
các bác giúp mình với nha
thanks các bác nhiều
:dangyeu:
 
Ðề: AUDIT RISK ??

vậy bác cho mình hỏi nếu như cty ko có kiểm tóan viên nội bộ hay kiểm tóan thì làm sao mà phát hiện ra được đó là rủi ro tiềm tàng chứ????????
mình có học wa môn này như mà nó khó hiểu wa đi
các bác giúp mình với nha
thanks các bác nhiều
:dangyeu:

RỦI RO TIỀM TÀNG :
những sai sót vượt quá giới hạn cho phép, tồn tại ngay trong chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và môi trường quản lí của doanh nghiệp, cũng như trong các số dư tài khoản. RRTT tồn tại độc lập với các thông tin tài chính, bất kể doanh nghiệp có tiến hành kiểm toán hay không. Kiểm toán viên có thể nhận thức và áp dụng phương pháp kiểm tra chi tiết khoa học để hạn chế RRTT đến mức có thể chấp nhận được, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn RRTT.
 
Ðề: AUDIT RISK ??

Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức. Một cách tổng quát, đấy là quá trình xem xét toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn, và khả năng xảy ra các nguy cơ đó. Từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất.

Trong quá khứ, nói đến quản trị rủi ro phần lớn người ta nghĩ đến các hoạt động bảo hiểm. Đây là các dịch vụ trọn gói, trong đó người mua bảo hiểm sẽ không phải chịu các rủi ro trong trường hợp nó xảy ra. Tuy nhiên, khái niệm quản trị rủi ro ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Với những yêu cầu của pháp luật, yêu cầu của người lao động, quản trị rủi ro đã trở thành một yếu tố quản trị ngày càng quan trọng như quản trị tài chính hay quản trị các nguồn lực khác trong tổ chức. Dưới đây xin trình bày tóm tắt một quy trình cơ bản của Quản trị rủi ro trong một tổ chức.

Các nội dung của việc đánh giá rủi ro trong tổ chức (Risk Management Assessment), một khâu đặc biệt quan trọng của Quản trị rủi ro.


Tổ chức cần định kỳ đánh giá một cách toàn diện các mặt hoạt động của mình. Trong đó, tập trung vào việc tìm ra các rủi ro tiềm ẩn. Các cuộc đánh giá này cần được tổ chức ít nhất 2 lần một năm, do một nhóm các nhân viên giàu kinh nghiệm đến từ các phòng ban chức năng chính trong tổ chức. Cuộc đánh giá cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, có phương pháp rõ ràng, và được văn bản hoá... Việc quan trọng nhất khi tiến hành đánh giá các rủi ro tiềm ẩn là phải xây dựng được một bảng đánh giá (check list) hoàn chỉnh, đầy đủ các mặt trong hoạt động của tổ chức.

Đánh giá phương thức quản lý của ban lãnh đạo

Khả năng quản lý, đề ra chiến lược, tầm nhìn là những yếu tố vô cùng quan trọng trong khả năng phát triển của tổ chức. Do vậy, trong đánh giá, cần xác định mức độ của một số vấn đề chính như:

- Các thành viên ban lãnh đạo có thực sự thấu hiểu chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của họ không?

- Ban lãnh đạo có thấu hiểu và chia sẻ chiến lược, tầm nhìn, triết lý của tổ chức không?

- Cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ trong ban lãnh đạo có rõ ràng không?

- Cơ chế ủy quyền, phân nhiệm có rõ ràng và được thông báo tới toàn bộ hệ thống không?

- Ban lãnh đạo có xác định các mục tiêu một cách định lượng cho từng giai đoạn theo định hướng chiến lược không?

- Ban lãnh đạo có xây dựng được một hệ thống báo cáo kịp thời, tin cậy không? Và sử dụng số liệu báo cáo như thế nào?

- Ban lãnh đạo có đoàn kết và làm việc nhóm tốt không?

- Ban lãnh đạo có xây dựng chính sách nhân sự và chuẩn bị kế hoạch nhân sự kế cận cấp cao không?

Đánh giá công tác kế hoạch

- Tổ chức có kế hoạch chiến lược hay không? Kế hoạch, chiến lược đó có được xem xét và cập nhật lại không?

- Hàng năm, tổ chức có định kỳ lập và xem xét kế hoạch không?

- Tổ chức có thực hiện các nghiên cứu khảo sát về sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài không?

- Kế hoạch có đo lường được và được tổ chức đo lường giám sát định kỳ không? Có hình thành hệ thống chỉ tiêu cơ bản không? Hệ thống chỉ tiêu có được xem xét, cập nhật, sửa đổi không?

- Trong kế hoạch có đưa ra các thứ tự ưu tiên không?

- Kế hoạch có được thông đạt đến toàn tổ chức không?

Nhân sự

- Tổ chức có ấn hành sổ tay cán bộ CNV, chính sách nhân sự như tuyển dụng, tiền lương..., và định kỳ xem xét, cập nhật không?

- Tổ chức có mô tả công việc cho từng nhân viên không?

- Có đánh giá thành tích nhân viên và cán bộ quản lý định kỳ không?

- Có thang bảng lương, chính sách xét lương không?

- Thang bảng lương có được xem xét và hiệu chỉnh theo thị trường không?

- Có chính sách đào tạo và tổ chức đào tạo không?

- Có kênh thu nhận thông tin của nhân viên và phản hồi không?

- Có đánh giá khả năng thôi việc, chuyển công tác của các nhân viên chủ chốt không?
- Có nghiên cứu thị trường hoặc mua thông tin về thị trường lao động để hiệu chỉnh chính sách không
Về pháp luật

- Có hệ thống cập nhật chính sách, pháp luật không?

- Có hệ thống theo dõi pháp luật quốc tế hoặc các nước có quan hệ kinh doanh không?

- Có đội ngũ pháp chế không? Có sử dụng luật sư tư vấn không và khi nào sử dụng?

Về tài chính

- Hệ thống kế toán có tuân thủ các chuẩn mực **************** và quốc tế không?

- Có hệ thông báo cáo và giám sát tài chính chủ động không?

- Hệ thống báo cáo có được thực hiện nghiêm túc, đúng hạn, các số liệu có so sánh với kế hoạch và cùng kỳ không?

- Có hệ thống đo lường và giám sát giá thành không?

- Giá thành có được tính trên cơ sở chi phí thực tế không?

- Có hệ thống dự báo về doanh thu, lợi nhuận và phân tích dòng tiền không?

- Có chính sách về mua bán, và thẩm quyền phê duyệt các hoạt động mua bán không?

- Có quy trình về đầu tư tài sản cố định không?

- Các hợp đồng kinh tế có được xem xét và đánh giá bởi một nhóm chuyên nghiệp, hiểu rõ về nội dung hợp đồng không?

- Có hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ không?

- Quy trình thanh toán có rõ ràng, được phân cấp hợp lý không?

- Có tổ chức đánh giá IRR (Internal Ra te of Return) của các dự án đầu tư không?

Về thông tin và công nghệ thông tin

- Có hệ thống mạng, hệ thống an ninh mạng không?

- Có hệ thống bách - ắp dữ liệu và chính sách back – up không? Việc back - up có được kiểm tra định kỳ không?

- Có tổ chức diễn tập khả năng phục hồi dữ liệu trên hệ thống không?

- Có quy định về bảo mật và hệ thống mã khóa cá nhân không?

- Có hệ thống lưu trữ tài liệu chính xác, dễ kiếm, dễ tìm không?

Quản trị rủi ro, trong đó chủ yếu là việc định kỳ phân tích, đánh giá các khả năng tiềm ẩn là một công cụ hữu hiệu giúp cho tổ chức có khả năng chuẩn bị các biện pháp đối phó một cách chủ động. Đây cũng là một công cụ mang tính hệ thống tạo cho tổ chức một văn hóa phòng ngừa rủi ro có cân nhắc, qua đó, tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
 
Ðề: AUDIT RISK ??

AUDIT RISK is a combination of the risk that material errors will occur in the accounting process and the risk the errors will not be discovered by audit tests. Audit risk includes uncertainties due to sampling (sampling risk) and to other factors (non-sampling risk).

"AUDIT RISK là một sự kết hợp của các nguy cơ mà lỗi vật liệu sẽ xảy ra trong quá trình kế toán và nguy cơ sai sót sẽ không được phát hiện bởi các xét nghiệm kiểm toán. Kiểm toán rủi ro bao gồm sự không chắc chắn do rủi ro lấy mẫu lấy mẫu () và các yếu tố khác (không lấy mẫu rủi ro)." <power by google translate>


xem thêm
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top