Bạn mong muốn xin việc vào vị trí mình yêu thích? Bạn ngậm ngùi bỏ qua khi nhìn mô tả và yêu cầu “quá nhiều” so với mình? Thậm chí, bạn “trắng tay” trong phần kinh nghiệm? Đã bao giờ bạn rơi vào những hoàn cảnh này chưa. Với 5 bí quyết dưới đây, Viecngay sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” và xin việc khi chưa có kinh nghiệm nhé!
1. Tạo dựng và cố gắng tận dụng các mối quan hệ
Nghe có vẻ sáo rỗng, lý thuyết nhưng đây là lời khuyên cực kì hữu ích cho bạn. Trên thực tế chỉ có khoảng 20% các công việc được các công ty đăng tuyển để tìm ứng viên. 80% còn lại là những vị trí “ngon lành” thì thường được ưu tiên cho công ty hoặc nhờ bạn bè, nhân viên trông công ty giới thiệu.
Do đó, dù bạn là sinh viên hay người đã đi làm thì có càng nhiều mối quan hệ sẽ là lợi thế. Tại sao ư? Vì như đã nói ở trên đó. Càng có nhiều mối quan hệ, bạn sẽ càng biết được nhiều vị trí được ứng tuyển. Ngoài ra, khi có mối quan hệ tốt với người khác, nhiều khi bạn sẽ được giới thiệu ở những vị trí, công ty tốt đó!
Đừng nghĩ rằng tạo dựng một mối quan hệ là khó nhé. Tạo mối quan hệ với người khác cũng dễ lắm đó. Chỉ cần bạn nói chuyện này hay đơn giản là thỉnh thoảng comment nói chuyện trên Facebook cũng là cách để connect với họ rồi!
2. Tận dụng tất cả những kỹ năng, kinh nghiệm mà mình đang có
Khi bạn muốn xin việc mà chưa có kinh nghiệm. Bạn muốn làm công việc trái ngành, trái nghề mà không có đủ kinh nghiệm thì sao? Bạn sẽ bỏ cuộc trước những đối thủ khác à? Trong trường hợp này, đừng mất thời gian đắn đo suy nghĩ để rồi tiếc hùi hụi nhé. Hãy đọc kỹ xem công việc bạn dự định ứng tuyển đòi hỏi những kỹ năng gì. Xem xét kĩ những công việc, hoạt động mình đã từng làm xem có kỹ năng nào có thể đáp ứng được những yêu cầu đó hay không. Đôi khi, không nhất thiết bạn phải làm một công việc tương tự. Nhiều công việc thuộc lĩnh vực khác cũng có thể cho bạn kỹ năng mà nghề nào cũng cần.
++ Xem thêm: 8 lưu ý giúp bạn có cuộc giao tiếp chất lượng
3. Đừng bỏ qua những công việc đơn giản
Đừng chỉ mãi nhìn về những công việc mà bạn cho là “đáng mơ ước”. Đi làm thêm những công việc nhỏ như bưng bê, thu ngân, bán hàng.. cũng sẽ cho bạn vô số trải nghiệm và kỹ năng. Những kỹ năng “không bao giờ thừa” như giao tiếp, xử lý tình huống sẽ chẳng bao giờ có được nếu không đi làm thêm cả. Mà bạn biết điều gì sẽ giúp bạn xin việc khi chưa có kinh nghiệm không? Trải nghiệm và kỹ năng đó. Vì thế, hãy đi làm bất cứ khi nào bạn có thể. Một số trang web tìm việc uy tín có thể tham khảo như: viecngay.vn, topcv.vn, hojo…
4. Hãy tạo cho mình một thương hiệu cá nhân online
Online Personal Branding – tại sao lại không? Tạo dựng thương hiệu cá nhân sẽ dễ hơn so với tạo dựng offline. LinkedIn là công cụ hữu hiệu để bạn có thể tìm kiếm cơ hội và update với nhà tuyển dụng. Hãy tạo 1 tài khoản, update thông tin và không ngừng làm nó phong phú và kết nối thật nhiều. So với người chỉ có bản CV đã trở nên “nhàm chán” thì bạn lại có thêm 1 kênh khác để nhà tuyển dụng hiểu mình hơn rồi đó!
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới Facebook. NTD có thể ghé thăm FB bạn trước để tìm hiểu xem bạn thế nào. Nếu thấy bạn không phù hợp với văn hóa hay vị trí công việc thì họ hoàn toàn có thể đánh trượt bạn. Vì thế, đừng quên update F của mình về những công việc đã làm hay kinh nghiệm, trải nghiệm để gây ấn tượng với NTD. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý lời ăn tiếng nói sao cho đừng “mất văn hóa” quá nhé
5. Thể hiện sự đam mê của bạn đối với công việc
Một điểm sẽ giúp bạn xin việc khi chưa có kinh nghiệm đó chính là đam mê. Với đam mê cháy bỏng, bạn có thể vượt qua bất kì ai. Hãy thể hiện rằng bạn vô cùng yêu thích công việc này. Vậy thể hiện ra sao ư? Bạn hãy thể hiện chúng từ email ứng tuyển, CV xin việc hay trực tiếp buổi phỏng vấn. Hãy cho NTD biết rằng bạn sẽ nỗ lực hết mình, cháy hết đam mê và làm mọi thứ có thể để đạt được vị trí đó. Như vậy, dù chưa có kinh nghiệm, bạn cũng được cân nhắc lựa chọn ở lại.
Hãy cố gắng áp dụng đủ 5 điều trên để có kết quả phỏng vấn 1 cách tốt nhất nhé.
Chúc các bạn thành công
Theo Viecngay
1. Tạo dựng và cố gắng tận dụng các mối quan hệ
Nghe có vẻ sáo rỗng, lý thuyết nhưng đây là lời khuyên cực kì hữu ích cho bạn. Trên thực tế chỉ có khoảng 20% các công việc được các công ty đăng tuyển để tìm ứng viên. 80% còn lại là những vị trí “ngon lành” thì thường được ưu tiên cho công ty hoặc nhờ bạn bè, nhân viên trông công ty giới thiệu.
Do đó, dù bạn là sinh viên hay người đã đi làm thì có càng nhiều mối quan hệ sẽ là lợi thế. Tại sao ư? Vì như đã nói ở trên đó. Càng có nhiều mối quan hệ, bạn sẽ càng biết được nhiều vị trí được ứng tuyển. Ngoài ra, khi có mối quan hệ tốt với người khác, nhiều khi bạn sẽ được giới thiệu ở những vị trí, công ty tốt đó!
Đừng nghĩ rằng tạo dựng một mối quan hệ là khó nhé. Tạo mối quan hệ với người khác cũng dễ lắm đó. Chỉ cần bạn nói chuyện này hay đơn giản là thỉnh thoảng comment nói chuyện trên Facebook cũng là cách để connect với họ rồi!
2. Tận dụng tất cả những kỹ năng, kinh nghiệm mà mình đang có
Khi bạn muốn xin việc mà chưa có kinh nghiệm. Bạn muốn làm công việc trái ngành, trái nghề mà không có đủ kinh nghiệm thì sao? Bạn sẽ bỏ cuộc trước những đối thủ khác à? Trong trường hợp này, đừng mất thời gian đắn đo suy nghĩ để rồi tiếc hùi hụi nhé. Hãy đọc kỹ xem công việc bạn dự định ứng tuyển đòi hỏi những kỹ năng gì. Xem xét kĩ những công việc, hoạt động mình đã từng làm xem có kỹ năng nào có thể đáp ứng được những yêu cầu đó hay không. Đôi khi, không nhất thiết bạn phải làm một công việc tương tự. Nhiều công việc thuộc lĩnh vực khác cũng có thể cho bạn kỹ năng mà nghề nào cũng cần.
++ Xem thêm: 8 lưu ý giúp bạn có cuộc giao tiếp chất lượng
3. Đừng bỏ qua những công việc đơn giản
Đừng chỉ mãi nhìn về những công việc mà bạn cho là “đáng mơ ước”. Đi làm thêm những công việc nhỏ như bưng bê, thu ngân, bán hàng.. cũng sẽ cho bạn vô số trải nghiệm và kỹ năng. Những kỹ năng “không bao giờ thừa” như giao tiếp, xử lý tình huống sẽ chẳng bao giờ có được nếu không đi làm thêm cả. Mà bạn biết điều gì sẽ giúp bạn xin việc khi chưa có kinh nghiệm không? Trải nghiệm và kỹ năng đó. Vì thế, hãy đi làm bất cứ khi nào bạn có thể. Một số trang web tìm việc uy tín có thể tham khảo như: viecngay.vn, topcv.vn, hojo…
4. Hãy tạo cho mình một thương hiệu cá nhân online
Online Personal Branding – tại sao lại không? Tạo dựng thương hiệu cá nhân sẽ dễ hơn so với tạo dựng offline. LinkedIn là công cụ hữu hiệu để bạn có thể tìm kiếm cơ hội và update với nhà tuyển dụng. Hãy tạo 1 tài khoản, update thông tin và không ngừng làm nó phong phú và kết nối thật nhiều. So với người chỉ có bản CV đã trở nên “nhàm chán” thì bạn lại có thêm 1 kênh khác để nhà tuyển dụng hiểu mình hơn rồi đó!
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới Facebook. NTD có thể ghé thăm FB bạn trước để tìm hiểu xem bạn thế nào. Nếu thấy bạn không phù hợp với văn hóa hay vị trí công việc thì họ hoàn toàn có thể đánh trượt bạn. Vì thế, đừng quên update F của mình về những công việc đã làm hay kinh nghiệm, trải nghiệm để gây ấn tượng với NTD. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý lời ăn tiếng nói sao cho đừng “mất văn hóa” quá nhé
5. Thể hiện sự đam mê của bạn đối với công việc
Một điểm sẽ giúp bạn xin việc khi chưa có kinh nghiệm đó chính là đam mê. Với đam mê cháy bỏng, bạn có thể vượt qua bất kì ai. Hãy thể hiện rằng bạn vô cùng yêu thích công việc này. Vậy thể hiện ra sao ư? Bạn hãy thể hiện chúng từ email ứng tuyển, CV xin việc hay trực tiếp buổi phỏng vấn. Hãy cho NTD biết rằng bạn sẽ nỗ lực hết mình, cháy hết đam mê và làm mọi thứ có thể để đạt được vị trí đó. Như vậy, dù chưa có kinh nghiệm, bạn cũng được cân nhắc lựa chọn ở lại.
Hãy cố gắng áp dụng đủ 5 điều trên để có kết quả phỏng vấn 1 cách tốt nhất nhé.
Chúc các bạn thành công
Theo Viecngay