Xử lý hóa đơn mua vào của doanh nghiệp ngừng kinh doanh

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Khi gặp phải hóa đơn của công ty tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể chịu rủi ro về sử dụng hóa đơn không hợp pháp. Vậy cách xử lý hóa đơn của công ty tạm ngừng kinh doanh như thế nào, cùng làm rõ vấn đề này qua bài viết sau.

tam-ngung-hoat-dong-doanh-nghiep.png

(Ảnh: Internet)

1. Hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp là gì?

Hiện nay, chưa có văn bản nào định nghĩa cụ thể về hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp được hiểu là giấy tờ, chứng từ được dùng để chứng minh cho việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động doanh nghiệp.

Hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp là một giấy tờ ghi lại thời gian, hoạt động giao dịch của người bán và người mua.

2. Hoá đơn đầu vào của doanh nghiệp ngừng kinh doanh thì xử lý như thế nào?

Căn cứ Công văn 11797/BTC-TCT năm 2014, Công văn số 13706/BTC-TCT hướng dẫn hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp ngừng kinh doanh thì bị xử lý như sau:

* Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng

- Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm dừng kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền.

- Doanh nghiệp chỉ được thực hiện kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với các hóa đơn không có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

* Trường hợp doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng

- Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ.

- Trường hợp doanh nghiệp khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định thì doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Cơ quan thuế phải thực hiện thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp để kết luận và xử lý vi phạm theo quy định.

- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải thực hiện xác minh, đối chiếu với doanh nghiệp có quan hệ mua bán về một số nội dung:

+ Kiểm tra, xác minh về hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có); hình thức giao nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa; phương tiện vận chuyển hàng hóa; chi phí vận chuyển hàng hóa; chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa)

+ Kiểm tra xác minh về thanh toán: Ngân hàng giao dịch; đối tượng nộp tiền vào tài khoản để giao dịch; số lần thực hiện giao dịch; hình thức thanh toán; chứng từ thanh toán.

+ Kiểm tra xác minh về xuất khẩu hàng hóa: Tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất của Cơ quan hải quan; chứng từ thanh toán qua ngân hàng; Vận đơn (nếu có).

- Qua thanh tra, kiểm tra nếu xác minh được việc mua bán hàng hóa là có thực và đúng với quy định của pháp luật thì giải quyết cho doanh nghiệp được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng;

- Đồng thời yêu cầu doanh nghiệp cam kết nếu trong các hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan Thuế sau này phát hiện có sai phạm, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, có dấu hiệu tội phạm thì lập và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Cách hạn chế rủi ro khi sử dụng hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro khi sử dụng hóa đơn bằng các cách sau:

- Tự kiểm tra, xác minh về giao dịch thực tế phát sinh như đối chiếu lại với hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có); hình thức giao dịch nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa, phương tiện vận chuyển hàng hóa; chi phí vận chuyển hàng hóa; chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa); xác minh về thanh toán (đối tượng nộp tiền vào tài khoản để giao dịch; số lần thực hiện giao dịch; hình thức thanh toán; chứng từ thanh toán); xác minh về xuất khẩu hàng hóa (tờ khai hải quan đã thông quan; vận đơn…).

- Khi tiếp nhận hóa đơn, kế toán kiểm tra lại thông tin doanh nghiệp bằng cách truy cập vào website http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

- Thường xuyên tra cứu hóa đơn trên trang của Tổng Cục Thuế.

- Tra cứu danh sách doanh nghiệp rủi ro cao về thuế tại: http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/dnrrvt

4. Tra cứu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh

Để kiểm tra doanh nghiệp đó có đang tạm ngừng kinh doanh không, bạn đọc thực hiện theo 01 trong các cách sau:

Cách 1: Tra cứu qua trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế

Bước 1: Truy cập http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

Bước 2: Tại Tab Thông tin người nộp thuế:

- Nhập một trong những thông tin sau:
  • Mã số thuế;
  • Tên tổ chức cá nhân nộp thuế;
  • Địa chỉ trụ sở kinh doanh;
  • Số chứng minh thư/Thẻ căn cước người đại diện.
- Nhập mã xác nhận (bắt buộc);

Bước 3: Nhấn nút tra cứu.

Thông tin doanh nghiệp hiện ra phía dưới.

Cách 2: Tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 1: Truy cập trang: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx điền thông tin mã số thuế của doanh nghiệp cần tra cứu.

Bước 2: Thông tin doanh nghiệp cần tìm kiểm hiện ra => Click vào công ty đó.

Bước 3: Thông tin doanh nghiệp cần tra cứu.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/

Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:

https://clevercfo.com/
 
việc kinh doanh tạm ngừng cũng là của doanh nghiệp kia, mình thấy kiểm tra cũng không biết chắc được lúc nào họ ngừng cả. Có hợp đồng, hoá đơn này nọ thì giải trình với thuế thôi. Giờ thuế căng quá trời, giải trình suốt ngày!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top