Vướng mắc gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sửa chữa

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới

hang_tam_nhap_tai_xuat_zyuc.jpg

Việc gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa để bảo hành, sửa chữa, thay thế và phục vụ các công việc chưa được quy định cụ thể. DN phản ánh có trường hợp không thể tái nhập thiết bị trong thời hạn cam kết trên tờ khai tạm xuất.

Một số DN làm thủ tục tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa để bảo hành, sửa chữa, thay thế phản ánh vướng mắc liên quan đến việc kéo dài thời gian sửa trong trong trường hợp do tính chất, mức độ hư hỏng mà DN thường không biết trước thời gian sửa chữa cụ thể bao lâu hoặc máy móc, thiết bị không thể hoàn thành việc sửa chữa như dự định ban đầu, đối tác nước ngoài cần thêm thời gian sửa chữa nên không thể tái nhập thiết bị trong thời hạn cam kết trên tờ khai tạm xuất.

Như trường hợp Công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội phản ánh: Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm dây cáp điện, sợi cáp quang, trục của máy in, máy liên hợp fax, scan… Trong quá trình sản xuất, công ty sử dụng rất nhiều máy móc, dụng cụ sản xuất và đôi khi phát sinh hỏng hóc có nhu cầu cần gửi đi nước ngoài để bảo hành, sửa chữa. Với hàng hóa gửi đi này, công ty mở tờ khai tạm xuất loại hình G61 khi làm thủ tục XK, thời hạn tạm xuất tùy thuộc vào từng đối tượng, mức độ hỏng hóc và được thể hiện đầy đủ trên thỏa thuận (hợp đồng) sửa chữa với đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, phát sinh một số trường hợp máy móc thiết bị không thể hoàn thành việc sửa chữa như dự định ban đầu, đối tác nước ngoài cần thêm thời gian để sửa chữa. Do đó, công ty không thể tái nhập thiết bị trong thời hạn đã cam kết trên tờ khai G61.

Trong khi đó, Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP không quy định cụ thể việc gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập. Do đó phát sinh vướng mắc cho DN không được gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa vì Điều 54, 55 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung tại Khoản 27, 28 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan không quy định về gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa để bảo hành, sửa chữa, thay thế.

Theo quan điểm của DN, việc gia hạn thời hạn tạm xuất tái nhập là nghiệp vụ thông thường, không bị cấm. Do đó, đề nghị xem xét bổ sung quy định gia hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phù hợp với thực tiễn hoạt động của DN.

Theo phân tích của Bộ Tài chính, trước đây, Luật Thương mại năm 2005 không có quy định về thời hạn tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập mà thời hạn thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 12, Khoản 2 Điều 13 Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể “Thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với chi cục hải quan cửa khẩu”.

Hiện nay, thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 41, Khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017. Cụ thể: Thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực hiện theo thoả thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập tái xuất.

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì Luật Quản lý ngoại thương không quy định về việc gia hạn và thủ tục gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập trong trường hợp có sự thay đổi về thời hạn tái xuất, tái nhập hàng hóa so với thời hạn thỏa thuận ban đầu mà thương nhân đã đăng ký với cơ quan Hải quan.

Theo Bộ Tài chính quy định tại Khoản 3 Điều 41, Khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017: “Thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập tạm xuất” được hiểu: Thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập do thương nhân tự xác định theo thỏa thuận với đối tác. Quy định này có thể dẫn đến rủi ro, thương nhân có thể lợi dụng quy định về thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để trốn thuế (thương nhân thỏa thuận thời gian tạm nhập, tạm xuất dài hơn thời gian thực hiện công việc nhằm mục đích đưa hàng hóa tạm nhập vào Việt Nam để sử dụng mà không phải nộp thuế trong thời hạn tạm nhập).

Mặt khác, việc quy định như trên dẫn đến hai cách áp dụng văn bản khác nhau khi xem xét việc gia hạn hoặc hoặc kéo dài thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, cụ thể: Khi có sự thay đổi thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thì DN chỉ cần đăng ký lại với cơ quan Hải quan, không phải làm thủ tục gia hạn hoặc kéo dài thời hạn; hai là không được xem xét gia giạn khi thời hạn đăng ký ban đầu với cơ quan Hải quan đã hết do không có quy định về gia hạn.

Để xử lý, theo Bộ Tài chính, nội dung vướng mắc phát sinh nêu trên liên quan đến quy định tại Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì xây dựng Luật Quản lý ngoại thương. Trên cơ sở phân tích nêu trên, Bộ Tài chính đã chuyển các kiến nghị của DN để Bộ Công Thương xem xét và trả lời theo chức năng, nhiệm vụ.

Nguồn tham khảo :
- Bộ Tài chính
- Thư viện pháp luật
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top