Trích trước lãi vay phải trả

riot7247

New Member
Hội viên mới
Anh chị cho e hỏi,

Công ty em T04/2019 này có đi vay 1 tỷ, lãi + gốc trả 1 lần vào T04/2020, vậy mỗi tháng em có cần làm bút toán trích trước lãi vay phải trả N635/ C335 không hay là để sang đến T04/2020 đưa vào chi phí lãi vay 1 lần luôn ạ.

Nếu để sang T04/2020 mới đưa vào chi phí 1 lần thì khi quyết toán, thuế có loại phần chi phí lãi vay tương ứng từ T04/2019 đến T12/2019 ra do đưa chi phí không đúng niên độ không. Có văn bản cụ thể nào hướng dẫn không ạ.

Em cám ơn anh chị đã xem.
 
Anh chị cho e hỏi,

Công ty em T04/2019 này có đi vay 1 tỷ, lãi + gốc trả 1 lần vào T04/2020, vậy mỗi tháng em có cần làm bút toán trích trước lãi vay phải trả N635/ C335 không hay là để sang đến T04/2020 đưa vào chi phí lãi vay 1 lần luôn ạ.

Nếu để sang T04/2020 mới đưa vào chi phí 1 lần thì khi quyết toán, thuế có loại phần chi phí lãi vay tương ứng từ T04/2019 đến T12/2019 ra do đưa chi phí không đúng niên độ không. Có văn bản cụ thể nào hướng dẫn không ạ.

Em cám ơn anh chị đã xem.
Chào bạn!
1. Theo Điều 90, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định thì đối với các khoản vay trả lãi sau, bạn hạch toán như sau:
- Định kỳ, khi tính lãi tiền vay, nếu được tính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 335 - Chi phí phải trả.

- Hết thời hạn vay, khi đơn vị trả gốc vay và lãi tiền vay, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (lãi tiền vay của các kỳ trước)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lãi tiền vay của kỳ đáo hạn)
Có các TK 111, 112,...

2. Theo quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC thì:
"1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
......
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
.....
2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế..."
Như vậy, nếu bạn không trích trước chi phí lãi vay mà hạch toán 1 lần vào năm 2020 thì phần lãi vay từ T04/2019 đến T12/2019 không tương ứng với doanh thu tính thuế năm 2020 nên có thể sẽ bị loại ra khi quyết toán thuế TNDN nha!
 
Mình xin bổ sung một số lưu ý về chi phí lãi vay để được tính vào chi phí hợp lý:
1/ Vốn điều lệ của doanh nghiệp phải được góp đủ theo đúng tiến độ. Trường hợp góp thiếu vốn điều lệ, nếu số tiền vay > số tiền góp vốn thiếu => Loại trừ chi phí lãi vay khi quyết toán. Nếu số tiền vay < số tiền góp vốn thiếu => Được tính 1 phần. ( Tham khảo thông tư 95/2015/TT-BTC)
2/ Tổng chi phí lãi vay không được vượt quá 20% của (Lợi nhuận thuần + Chi phí lãi vay + Khấu hao) đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (Tham khảo nghị định 20/2017/ND-CP)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top