TN chương 4: Kế toán các khoản phải trả

Đan Thy

Member
Hội viên mới
Chương 4
1/ Mua hàng hóa nhập kho chưa trả tiền, kế toán phản ánh:
a.Nợ TK 156, 133 / Có TK 331

b.Nợ TK 152, 133 / Có TK 331 (Tk 152 là nguyên liệu vật liệu)
c.Nợ TK 642, 133 / Có TK 331 (sai vì mua hàng nhập kho chưa đủ điều kiện để ghi nhận chi phí vì tài sản chưa sử dụng cho các hoạt động
d.Nợ TK 611 / Có TK 331 (sai vì mới mua hàng hóa nhập kho chưa sử dụng chưa đủ điều kiện để ghi nhận chi phí nên chưa đưa vào 611)
→ Mua hàng nhập kho sẽ làm tăng hàng hóa → ghi Nợ Tk 156 và mua hàng hóa phát sinh khoản thuế GTGT được khấu trừ → ghi Nợ Tk 133, còn chưa trả tiền nên sẽ ghi tăng nợ phải trả cho người bán → ghi Có Tk 331. Vì vậy chọn A
Câu B sai vì Tk 152 là nguyên liệu, vật liệu chứ không phải hàng hóa.
Câu C sai vì mua hàng hóa nhập kho chưa đủ điều kiện để ghi nhận chi phí vì tài sản chưa sử dụng cho các hoạt động.
Câu D sai vì mua hàng hóa nhập kho chưa sử dụng chưa đủ điều kiện để ghi nhận chi phí nên chưa đưa vào TK 611.

2/ TK 3388 dùng để theo dõi khoản phải trả trong trường hợp?​

a.Kiểm kê kho phát hiện thừa NLVL ( nợ 152/có 3388)

b.Lãi tiền gửi có kỳ hạn ghi nhận hàng kỳ nhưng đã nhận khi gửi tiền (định ký,tính và phân bổ lãi nhận trước theo số lãi phải thu từng kỳ: nợ 3383-phải trả khác/có 515)

c.Cả 2 trường hợp trên
→ Theo chế độ kế toán HCSN/2017: Khi kiểm kê kho phát hiện thừa NLVL chưa xác định nguyên nhân, kế toán sẽ ghi: Nợ 152/Có 3388 → A đúng.
Định kỳ, tính và phân bổ lãi nhận trước theo số lãi phải thu từng kỳ: Nợ 3383/ Có 515. → B sai → C sai.

3/ Đơn vị HCSN được phép tạm ứng kinh phí từ đơn vị nào?​

a.Kho bạc nhà nước
b.Ngân hàng nhà nước
c.Ngân hàng thương mại
d.Tất cả điều đúng
Theo đặc điểm tài chính của đơn vị HCSN,đối với các khoản dự toán về quỹ hoặc được NSNN cấp bằng lệnh chi tiền (lệnh chi tiền tạm ứng,LCT thực chi) đều được kho bạc nhà nước giữ để cấp phát đồng thời kiểm soát chi tiêu tại đơn vị.Vậy khi đơn vị rút tạm ứng kinh phí sẽ đến kho bạc nhà nước=> chọn a
Ngân hàng thương mại là các ngân hàng tư nhân, không chịu sự quản lý của nhà nước nên không liên quan => loại c, loại d
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ...không đảm nhận việc quản lý kinh phí của đơn vị HCSN => loại b

4/ Thuế TNDN mà đơn vị phải nộp cho hoạt động SXKD được phản ánh:​

a.Nợ TK 821 / Có TK 333( định kỳ,đơn vị tự xác định số thuế TNDN phải nộp theo qui định luật thuế ,tk 821: chi phí thuế TNDN, 3334: thuế TNDN)
b.Nợ TK 642 / CÓ TK 333( Thuế môn bài của đơn vị có tổ chức hdsx,kd phải nộp nhà nước, tk 642: chi phí qi hd sxkd,dvu)
c.Nợ TK 531 / Có TK 333(Khi bán sp,hàng hóa ghi nợ 111,112,../có 531 (doanh thu hđ sxkd,dvu) cuối kì, kế toán tính thuế GTGT phải nộp trên phần GTGT do cơ quan thuế xác định N531/C33311 , đây cũng là bút toán phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp Nợ 531/Có 3337)
d.Nợ TK 421 / Có TK 333( k có bút toán này-> xác định thuế TNDN phải nộp ở TK 821: CP Thuế TNDN . TK 421: LNSTCPP)

5/ Tiền lương phải chi trả cho nhân viên quản lý HĐSXKD phản ánh:
a.Nợ TK 334 / Có TK 111
b.Nợ TK 642 / Có TK 111
c.Nợ TK 642 / Có TK 334
d.Nợ TK 334/ Có TK 332
→ Theo chế độ kế toán HCSN, phản ánh tiền lương, tiền công của bộ phận quản lý hoạt động SXKD, dịch vụ, ghi: Nợ 642/Có 334. → C đúng.
Câu A sai vì đây là bút toán thể hiện khi trả lương cho cán bộ công nhân viên và người lao
động bằng tiền mặt.
Câu B sai vì Không có bút toán này khi trả lương
Câu C sai vì đây là bút toán thể hiện phần BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của các bộ công chức, viên chức người lao động phải khấu trừ vào lương phải trả.

6/ Tài khoản 334 được sử dụng ở mọi đơn vị?​

a. Đúng
b.Sai
→ Đơn vị HCSN hay DN đều dùng khoản này để phản ánh khoản phải trả người lao động.

7/ Tài khoản 334 sẽ:​

a.Có số dư Nợ
b.Có số dư Có
c.Không có số dư
d.Có số dư Nợ hoặc Có

Theo thông tư 107 ban hành năm 2017 (hoặc chế độ HCSN) TK 334 có số dư bên Có: Các khoản còn phải trả NLĐ, thuộc NPT -> SD bên Có (Sách tr.143)

8/ Thu hộ tiền cho đơn vị cấp dưới, kế toán đơn vị cấp trên phản ánh:​

a. Nợ TK 111, 112 / Có TK 511
b. Nợ TK 111, 112 / Có TK 336
c. Nợ TK 111, 112 / Có TK 331
d. Nợ TK 111, 112 / Có TK 337
Theo chế độ kế toán HCSN, Phản ánh số tiền đơn vị đã thu hộ các đơn vị nội bộ, ghi: Nợ 111,112/ Có 336. → B đúng.
Câu A sai vì thu tiền hộ cho đơn vị cấp dưới, không liên quan đến đơn vị, không thỏa mãn 2
điều kiện để ghi nhận doanh thu là ghi tăng chi phí của các hoạt động và được chi bằng tiền. Câu C sai vì đây không phải là hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ với nhà cung cấp bên ngoài nên không ghi nhận vào 331.
Câu D sai vì đây là bút toán các khoản tạm thu như rút tạm ứng, nhận ngân sách bằng LCT,...

Câu 9: Tài khoản 366 được sử dụng để theo dõi các đối tượng nào sau đây?​

a.Giá trị NVL, CCDC tồn kho thuộc nguồn kinh phí hoạt động NSNN cấp
b.Giá trị còn lại của TSCĐ thuộc nguồn kinh phí hoạt động NSNN cấp
c.Giá trị XDCB chưa hoàn thành trong năm thuộc nguồn KPHĐ NSNN cấp
d.Tất cả đều đúng.
Theo thông tư 107 ban hành năm 2017, trong nguyên tắc kế toán thì GTCL của TSCĐ, giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ còn tồn kho phản ánh vào TK này được hình thành từ các nguồn NSNN; được tiếp nhận hoặc mua sắm bằng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài hoặc được mua sắm bằng nguồn phí được khấu trừ để lại.
(bổ sung thêm phần XDCB) Nguồn kinh phí đầu tư XDCB chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng công trình chưa được quyết toán cũng được theo dõi ở TK này.
→ câu A. Rút dự toán chi hoạt động mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho, ghi:
Nợ các TK 152, 153
Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36612).
Có 008
Cuối năm, căn cứ vào giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mua sắm bằng nguồn NSNN cấp đã xuất sử dụng trong năm, kết chuyển từ TK 366 sang TK 511, ghi:
Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36612) Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp.
→ câu B. Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)
Có 008
Cuối năm, đơn vị căn cứ Bảng phân bổ khấu hao, hao mòn TSCĐ hình thành bằng nguồn NSNN cấp đã tính (trích) trong năm để kết chuyển từ TK 366 sang TK 511, ghi:
Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611) Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp.
Vậy GTCL của TSCĐ = Nguyên giá - Khấu hao/ hao mòn lũy kế
→ câu C. Khi phát sinh chi phí đầu tư XDCB, ghi:
Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu (3373)
Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (3664).
Khi công trình hoàn thành bàn giao TSCĐ vào sử dụng Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (3664)
Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36631).
Câu 10: Tài khoản 331:
a.Có số dư nợ
b.Có số dư Có
c.Không có số Dư
d.Có số dư Nợ hoặc Có
→ Theo thông tư 107 ban hành năm 2017, trong phần kết cấu và nội dung phản ánh của TK 331 thì TK 331 có số dư bên Có phản ánh các khoản phải trả cho người bán NLVL, CCDC, hàng hóa, TSCĐ, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây dựng cơ bản. Và TK 331 có thể có số dư bên Nợ: phản ánh số tiền đơn vị đã trả lớn hơn số phải trả.
Câu 11: Tài khoản 336:
a.Có số dư nợ
b.Có số dư Có
c.Không có số dư
d.Có số dư Nợ hoặc Có
→ Theo thông tư 107 ban hành năm 2017, trong phần kết cấu và nội dung phản ánh của TK 336 thì TK 336 chỉ có số dư bên Có phản ánh số tiền còn phải trả, phải nộp cho các đơn vị nội bộ.
Câu 12: Tài khoản 338:
a.Có số dư nợ
b.Có số dư Có
c.Không có số dư
d.Có số dư Nợ hoặc Có
→ Theo thông tư 107 ban hành năm 2017, trong phần kết cấu và nội dung phản ánh của TK 338 thì TK 338 có số dư bên Có phản ánh các khoản còn phải chi hộ hoặc các khoản đã thu hộ hiện còn cuối kỳ; các khoản nợ vay còn cuối kỳ; DT nhận trước ở cuối kỳ; các khoản phải trả khác ở cuối kỳ. Và TK338 có còn số dư bên Nợ phản ánh số đã chi hộ các tổ chức, cá
nhân nhưng các tổ chức cá nhân chưa thanh toán cho đơn vị hoặc số đã trả lớn hơn số phải trả.
Câu 13: Tài khoản 366:
a.Có số dư nợ
b.Có số dư Có
c.Không có số dư
d.Có số dư Nợ hoặc Có
→ Theo thông tư 107 ban hành năm 2017, trong phần kết cấu và nội dung phản ánh của TK 336 thì TK 336 chỉ có số dư bên Có phản ánh số tiền còn phải trả, phải nộp cho các đơn vị nội bộ.

Câu 14: Tiền lãi nhận trước của tiền gửi có kỳ hạn được theo dõi là 1 khoản:​

a.Doanh thu tài chính
b.Doanh thu hoạt động dịch vụ
c.Doanh thu nhận trước (3383)
d. thu nhập khác
→ Theo chế độ KTHCSN 2017, khi mua trái phiếu, căn cứ vào chứng từ mua, kế toán ghi: Nợ 121 (mệnh giá trái phiếu)
Có 3383 (số lãi nhận trước) ->chọn C Có Tiền (số tiền thực trả)
Câu A sai: tiền lãi của tiền gửi có kỳ hạn sẽ được ghi nhận vào doanh thu tài chính nếu được nhận đúng hạn và chỉ khi lãi nhận trước được phân bổ dần theo từng kỳ).
Câu B sai: Doanh thu hoạt động dịch vụ phản ánh các khoản doanh thu từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ ->không liên quan đến tiền lãi nhận trước.
Câu D sai: Thu nhập khác phản ánh thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, Chênh lệch lãi do đánh giá lại tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác, Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ… ->không liên quan đến tiền lãi nhận trước.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top