Cùng trình độ chuyên môn, cùng vốn kinh nghiệm như mình nhưng sao anh ấy lại nhanh chóng tìm được việc và tiến xa trong sự nghiệp vậy? Anh ta may mắn? Hay anh ta có người nâng đỡ? Cả hai đều có thể! Song, yếu tố quyết định lớn nhất là anh ta biết cách tiếp thị bản thân.
Tiếp thị bản thân là gì?
Tiếp thị (marketing) là khái niệm thường khiến chúng ta nghĩ đến hoạt động tiếp thị sản phẩm của các công ty quảng. Song, nó không chỉ bị giới hạn ở mặt này. Việc tìm kiếm công việc hoặc củng cố vị trí hiện tại của bạn đòi hỏi kỹ năng tiếp thị bản thân.
Tiếp thị bản thân ở đây không phải là gây sự chú ý từ mái tóc, từ bộ quần áo, từ đôi giày… mà là chỉ cho nhà tuyển dụng thấy những lợi ích mà bạn có thể mang đến cho công ty họ lúc này hoặc trong thời gian tới. Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng biết bạn khác biệt với các ứng viên khác ở điểm nào.
Tại sao tiếp thị bản thân lại quan trọng?
Thành công không chỉ dựa vào việc bạn đã làm được những gì mà còn nhờ vào khả năng tiếp thị bản thân của bạn. Dù bạn gọi cụm từ đó là gì - tiếp thị bạn thân hay tự thể hiện mình (self-marketing, self-selling, hay self-promotion) thì bạn cũng nên thực hiện để được chú ý.
Được nhà tuyển dụng chú ý, bạn có thể nhanh chóng xin được việc. Được sếp chú ý, bạn có thể nhanh chóng cải thiện vị trí của mình và tiến xa trong sự nghiệp. Do vậy, hãy nghĩ đến việc tiếp thị bản thân.
Tiếp thị bản thân thế nào?
Trước hết, hãy xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình. Bạn có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình bằng việc trả lời các câu hỏi như: Bạn có thể làm tốt/không tốt việc gì? Kiến thức chuyên môn của bạn so với người khác là cao hay thâp? Các kỹ năng phục vụ cho nghề nghiệp bạn có thể sử dụng có gì nổi trội hay kém so với người khác? Tính cách của bạn có điểm nào đáng khen/chê?
Sau khi xác định được điểm mạnh, hãy đặt chúng vào sự xem xét của nhà tuyển dụng để xem những điểm mạnh đó sẽ có lợi cho nhà tuyển dụng mình muốn nhắm tới ở mặt nào. Còn khi nêu ra điểm yếu, hãy nghĩ về điều mà các nhà tuyển dụng có thể thấy rằng các điểm yếu đó hoàn toàn có thể cải thiện được.
Và khi đã xác định được điểm mạnh cần làm nổi bật và điểm yếu có thể khắc phục, hãy lên kế hoạch tiếp thị bản thân. Kế hoạch tiếp thị bản thân gồm 3 bước:
- Xác định mục tiêu: Xác định xem công việc lý tưởng của bạn là gì? Các vị trí bạn có thể đảm nhiệm là gì? Mục tiêu 5 năm trong sự nghiệp là gì?
- Vạch chiến lược tiếp thị: Xác định xem bạn muốn nhắm đến các công ty nào? Bạn sẽ tiếp cận các công ty đó như thế nào?
- Hành động: Kế hoạch hành động nên dựa theo các câu hỏi như: Cần làm việc gì? Khi nào việc đó được hoàn thành? Ai có thể giúp đỡ bạn làm việc đó? Nhiệm vụ của bạn là đưa ra lịch trình cụ thể và deadline (thời hạn) cho các đầu việc.
Việc tiếp thị bản thân có thể được thực hiện qua các kênh thông tin, qua hồ sơ, qua thư xin việc và qua phỏng vấn. Do vậy, tùy vào từng hình thức, bạn hãy chọn cho mình cách tiếp thị hiệu quả. Ví dụ, bạn có thể tiếp thị bản thân của các kênh thông tin như bạn bè, gia đình, người quen, blog, báo chí…. Hoặc bạn có thể tiếp thị bản thận qua hồ sơ và thư xin việc cực kỳ chuyên nghiệp và qua cuộc phỏng vấn ấn tượng.
Dù chọn cách tiếp thị bản thân nào, bạn cũng cần để ý các điểm sau:
- Tự tin
- Có cách nhìn tích cực
- Biết cách gợi ra điêu mình muốn nói nếu được mời phỏng vấn
- Hãy nhớ, khả năng bị ứng viên khác đánh bại hoàn toàn có thể xảy ra và tuyệt đối không được nản lòng
ST
Tiếp thị bản thân là gì?
Tiếp thị (marketing) là khái niệm thường khiến chúng ta nghĩ đến hoạt động tiếp thị sản phẩm của các công ty quảng. Song, nó không chỉ bị giới hạn ở mặt này. Việc tìm kiếm công việc hoặc củng cố vị trí hiện tại của bạn đòi hỏi kỹ năng tiếp thị bản thân.
Tiếp thị bản thân ở đây không phải là gây sự chú ý từ mái tóc, từ bộ quần áo, từ đôi giày… mà là chỉ cho nhà tuyển dụng thấy những lợi ích mà bạn có thể mang đến cho công ty họ lúc này hoặc trong thời gian tới. Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng biết bạn khác biệt với các ứng viên khác ở điểm nào.
Tại sao tiếp thị bản thân lại quan trọng?
Thành công không chỉ dựa vào việc bạn đã làm được những gì mà còn nhờ vào khả năng tiếp thị bản thân của bạn. Dù bạn gọi cụm từ đó là gì - tiếp thị bạn thân hay tự thể hiện mình (self-marketing, self-selling, hay self-promotion) thì bạn cũng nên thực hiện để được chú ý.
Được nhà tuyển dụng chú ý, bạn có thể nhanh chóng xin được việc. Được sếp chú ý, bạn có thể nhanh chóng cải thiện vị trí của mình và tiến xa trong sự nghiệp. Do vậy, hãy nghĩ đến việc tiếp thị bản thân.
Tiếp thị bản thân thế nào?
Trước hết, hãy xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình. Bạn có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình bằng việc trả lời các câu hỏi như: Bạn có thể làm tốt/không tốt việc gì? Kiến thức chuyên môn của bạn so với người khác là cao hay thâp? Các kỹ năng phục vụ cho nghề nghiệp bạn có thể sử dụng có gì nổi trội hay kém so với người khác? Tính cách của bạn có điểm nào đáng khen/chê?
Sau khi xác định được điểm mạnh, hãy đặt chúng vào sự xem xét của nhà tuyển dụng để xem những điểm mạnh đó sẽ có lợi cho nhà tuyển dụng mình muốn nhắm tới ở mặt nào. Còn khi nêu ra điểm yếu, hãy nghĩ về điều mà các nhà tuyển dụng có thể thấy rằng các điểm yếu đó hoàn toàn có thể cải thiện được.
Và khi đã xác định được điểm mạnh cần làm nổi bật và điểm yếu có thể khắc phục, hãy lên kế hoạch tiếp thị bản thân. Kế hoạch tiếp thị bản thân gồm 3 bước:
- Xác định mục tiêu: Xác định xem công việc lý tưởng của bạn là gì? Các vị trí bạn có thể đảm nhiệm là gì? Mục tiêu 5 năm trong sự nghiệp là gì?
- Vạch chiến lược tiếp thị: Xác định xem bạn muốn nhắm đến các công ty nào? Bạn sẽ tiếp cận các công ty đó như thế nào?
- Hành động: Kế hoạch hành động nên dựa theo các câu hỏi như: Cần làm việc gì? Khi nào việc đó được hoàn thành? Ai có thể giúp đỡ bạn làm việc đó? Nhiệm vụ của bạn là đưa ra lịch trình cụ thể và deadline (thời hạn) cho các đầu việc.
Việc tiếp thị bản thân có thể được thực hiện qua các kênh thông tin, qua hồ sơ, qua thư xin việc và qua phỏng vấn. Do vậy, tùy vào từng hình thức, bạn hãy chọn cho mình cách tiếp thị hiệu quả. Ví dụ, bạn có thể tiếp thị bản thân của các kênh thông tin như bạn bè, gia đình, người quen, blog, báo chí…. Hoặc bạn có thể tiếp thị bản thận qua hồ sơ và thư xin việc cực kỳ chuyên nghiệp và qua cuộc phỏng vấn ấn tượng.
Dù chọn cách tiếp thị bản thân nào, bạn cũng cần để ý các điểm sau:
- Tự tin
- Có cách nhìn tích cực
- Biết cách gợi ra điêu mình muốn nói nếu được mời phỏng vấn
- Hãy nhớ, khả năng bị ứng viên khác đánh bại hoàn toàn có thể xảy ra và tuyệt đối không được nản lòng
ST