“Tiền”! Có phải là tất cả?

toctien

Quy ẩn giang hồ !
Hội viên mới
Một bạn sinh viên tâm sự: “Tôi không biết sau khi tốt nghiệp đại học thì lĩnh vực ngành nghề nào là tốt nhất để tôi theo đuổi. Tôi muốn sau khi ra trường, mình sẽ kiếm được 10 triệu đồng một tháng, và chỉ thích những công việc nào không dính dáng đến việc tính toán.”

Khó đấy! Những trăn trở của bạn trẻ này về việc chọn nghề cho tương lai dường như chỉ gói gọn trong một chữ “tiền”. Tiếc quá! Vì hướng đi này ắt hẳn sẽ cuốn bạn sinh viên vào một con đường sai lệch.

Sự thật về mức lương cao ngất ngưỡng trên các kênh báo đài
Các số liệu về lương bổng mà bạn biết được qua báo đài chỉ là những con số bình quân. Điều này có nghĩa là gần phân nửa nhân viên đang làm việc có thu nhập thấp hơn con số đó. Hãy thử hỏi một trong hàng ngàn các bạn sinh viên (bắt đầu đại học vào năm 2002) với chuyên ngành công nghệ thông tin, bạn sẽ thấy các bạn này đã vỡ mộng như thế nào khi nghĩ rằng họ sẽ nhanh chóng tìm được công việc có mức lương ngất ngưỡng khi tốt nghiệp vào năm 2006 hay 2007! Vì sao vậy? Ngoài vấn đề tiền bạc, đâu rồi…

…Niềm đam mê?
Rất nhiều sinh viên không hề có, hoặc không có nhiều đam mê đối với lĩnh vực mà họ đã chọn. Đơn giản là họ chỉ quan tâm đến “tiền và tiền” khi quyết định chọn nghề cho mình.

Điều này đã khiến nhiều bạn trong số đó giờ đây phải hết sức vất vả để tìm được một công việc thật sự thích hợp, một công việc mà họ thực sự yêu thích, một công việc mà ít nhiều phải liên quan đến ngành nghề mà họ đã theo học ở đại học.

Lời khuyên cho bạn là đừng vội chọn một nghề nào đó chỉ vì nó có thể đem lại cho bạn thật nhiều tiền, trong khi bạn chẳng hề yêu thích nó. Một nghề đi ngược lại mong muốn và yêu thích sẽ đặt bạn vào những chuỗi ngày buồn chán và đôi khi còn tệ hơn nữa.

…Khả năng và kỹ năng?
Sự đam mê sẽ giúp bạn gắn bó với công việc. Tuy nhiên, khả năng và kỹ năng cũng không kém phần quan trọng để giữ bạn lại với công việc bạn đã chọn. Nếu bạn chọn một nghề chỉ vì tiền trong khi bạn chẳng hề có chút khả năng và kỹ năng nào cho nghề này, e rằng bạn sẽ khó giữ được công việc này trong một thời gian dài.

…Giá trị đích thực của công việc?
Bạn sẽ thấy rằng công việc đang giúp bạn hái ra tiền đòi hỏi bạn phải làm những thứ mà bạn chẳng thích chút nào, những thứ làm cho bạn trằn trọc và mất ngủ hàng đêm. Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn phải làm việc 70 giờ một tuần hay thậm chí nhiều hơn nữa, điều đó sẽ phiền nhiễu cuộc sống của bạn đến mức nào? Hoặc bạn phải làm một công việc khiến sự chính trực và lòng tự trọng bị lu mờ, hay thậm chí làm bạn trở nên liều lĩnh, bất chấp? Nếu có thể kiếm được nhiều tiền nhưng phải đánh đổi quá nhiều thứ như vậy, liệu bạn có thấy xứng đáng?

…Tính cách?
Nếu bạn thuộc tuýp người hướng nội và hay e dè, “tiền” không thể nào mua cho bạn sự yên ổn về mặt tinh thần khi mà hàng tuần bạn phải tiếp chuyện với vô số người lạ vì yêu cầu công việc. Còn nếu bạn là người hời hợt mà lại phải chịu trách nhiệm cho một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ năng tổ chức, thử hỏi bạn có thể tồn tại với công việc này được bao lâu?

Tóm lại, chúng ta không phủ nhận sự quan trọng của “tiền” trong cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải chỉ có mỗi “tiền” mà chính là việc chọn lựa nghề nghiệp mới đóng vai trò quan trọng đối với mỗi chúng ta. Vậy bạn hãy cân nhắc thật kỹ khi quyết định chọn lựa nghề nghiệp cho mình và hãy nói lời chia tay với ánh hào hoa của “tiền” để chọn đúng hướng đi cho cuộc đời mình.

Theo VietnamWorks.com
 
tiền là một trong những cái tạo nên tất cả!

Tiền chỉ là phương tiện cuộc sống mà mọi người luôn cố gắng có thật nhiều để khẳng định mình trong cuộc sống.Sự thật luôn phũ phàng nhỉ.
 
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

Tiền không phải là tất cả nhưng không có tiền thì sẽ không có miếng ăn, không có quần áo mặc, không có tiền sắm xế nổ đèo người yêu lượn lờ phố xá, không có tiền... ôi nhiều vấn đề rắc rối xảy ra lắm!
 
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

Tiền không là chi hết, nhưng không có tiền thì không sống được?:sweatdrop::sweatdrop::sweatdrop:, em đi làm không quan trọng vì tiền nhưng nếu ở đâu trả lương em cao thì em qua đó làm!!!!!!!!!:confuse1::confuse1::confuse1:
 
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

TIỀN, ôi nghĩ tới là mệt mỏi rồi.:hypo:
Mọi người cứ nói tiền không là vấn đề thử hỏi nếu không có tiền thì cuộc sống của bạn thế nào.
Khi bước ra đường bạn có thấy những người tận cùng của xã hội không, tại sao họ lại được gọi là người tận cùng của xã hội ==> vì họ không có tiền :iagree:
đúng là xạo thấy ớn, hehehehe:hysterical:
Túm lại: Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già ==> Tiền là tất cả, Oạch pải thế hok [you]
BÁC NÀO CHÊ TIỀN GỞI EM SÀI DÙM CHO
 
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

Tiền là chuyện nhỏ..hiii Hok tiền ...thử coi..===> phù mỏ là cái chắc!
 
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

TIỀN, ôi nghĩ tới là mệt mỏi rồi.:hypo:
Mọi người cứ nói tiền không là vấn đề thử hỏi nếu không có tiền thì cuộc sống của bạn thế nào.
Khi bước ra đường bạn có thấy những người tận cùng của xã hội không, tại sao họ lại được gọi là người tận cùng của xã hội ==> vì họ không có tiền :iagree:
đúng là xạo thấy ớn, hehehehe:hysterical:
Túm lại: Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già ==> Tiền là tất cả, Oạch pải thế hok [you]
BÁC NÀO CHÊ TIỀN GỞI EM SÀI DÙM CHO

Nếu có tiền nhiều, việc đầu tiên là mua cái này :gun_rifle: :gun_bandana: :gun_guns: để xử thằng ku Lạc Đà trước.
 
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

tiền quan trọng thật nhưng đó chỉ là với những người không có nhiều tiền thôi. còn những người có nhiều tiền thì họ lại chán tiền phải không vậy họ cần gì cái này chỉ có chúa mới biết. dân kế toán chỉ giỏi giữ tiền thôi nhưng lại không có nhiều tiền heheheeh
 
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

Tiền có thể không là tất cả nhưng không có tiền thì sẽ chẳng có gì heheheh
 
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

Tiền là nền tảng cho hạnh phúc mà ,có nhiều người bảo có tiền ko mua đc tình cảm, nhưng liệu có tình cảm mà không có tiền có ổn không nhỉ ?
 
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

--------------------------------------------------------------------------------

Trích:
Nguyên văn bởi DaLat
TIỀN, ôi nghĩ tới là mệt mỏi rồi.
Mọi người cứ nói tiền không là vấn đề thử hỏi nếu không có tiền thì cuộc sống của bạn thế nào.
Khi bước ra đường bạn có thấy những người tận cùng của xã hội không, tại sao họ lại được gọi là người tận cùng của xã hội ==> vì họ không có tiền
đúng là xạo thấy ớn, hehehehe
Túm lại: Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già ==> Tiền là tất cả, Oạch pải thế hok lanhdan
BÁC NÀO CHÊ TIỀN GỞI EM SÀI DÙM CHO

Nếu có tiền nhiều, việc đầu tiên là mua cái này để xử thằng ku Lạc Đà trước.
Có tiền ta cheer "ken" ko tiền "gò đen" cũng ok các pác nho.
 
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

Có tiền sẽ có tất cả trừ tình yêu > < Cái gì ko mua đc bằng tiền sẽ mua đc bằng số tiền nhiều hơn.
 
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

tiền quan trọng thật nhưng đó chỉ là với những người không có nhiều tiền thôi. còn những người có nhiều tiền thì họ lại chán tiền phải không vậy họ cần gì cái này chỉ có chúa mới biết. dân kế toán chỉ giỏi giữ tiền thôi nhưng lại không có nhiều tiền heheheeh

Những người càng nhiều tiền thì càng nghĩ cách có nhiều hơn, họ mệt óc hơn nguòi không có tiền. Còn bạn hơi khinh dân nhà kế đó, có người " của người phúc ta" mà sau đó không phải làm kế toán mà làm chủ luôn.

Tiền là nền tảng cho hạnh phúc mà ,có nhiều người bảo có tiền ko mua đc tình cảm, nhưng liệu có tình cảm mà không có tiền có ổn không nhỉ ?

Em nghĩ coi: có anh cứ theo đuổi em, lúc đầu em không thích, mỗi ngày anh gửi điện hoa tới một bó hồng thật đẹp, rồi tới ngày 100 anh gửi kèm một món quà là cái túi xách bằng da thật đẹp, đúng mầu em thích. Sau đó cứ 1 tuần anh có một lời mời đi ăn ở một nơi lịch sự, sang trọng, đôi khi kèm một món quà là cái áo khoác, đôi giầy... lúc đầu em tù chối, rồi...Biết em nghiên cứu lãnh vực kế anh sưu tầm các loại sách liên quan tạo một tủ sách chuyên đề tại nhà cho em luôn, biết em thích nhac nhẹ mua cho em hẳn tuyển tập cho em lựa luôn....nhiều nhiều nữa và em nghĩ sao??
 
Sửa lần cuối:
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

Tiền là gì?​


Tất cả chúng ta đều sử dụng tiền. Tất cả chúng ta đều muốn có tiền, thậm chí là muốn có càng nhiều tiền càng tốt, chúng ta làm việc và chúng ta nghĩ về nó. Sẽ không thể tin được nêú bạn nói rằng bạn không biết đến tiền, hay bạn chưa từng thấy tiền. Tuy nhiên, việc định nghĩa tiền là gì, từ đâu mà sinh ra tiền và tiền có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta thì không phải ai cũng biết. Trong khi nguồn gốc và sự phát triển của tiền tệ có vẻ còn là một phạm trù trừu tượng thì tiền vẫn hiện diện như là cách mà nhờ nó chúng ta có những cái mà chúng ta cần, những thứ mà chúng ta muốn. Một vài điều dưới đây có thể cho chúng ta hiểu hơn về những đặc trưng của tiền.

Tiền là gì?​

Trước khi có sự phát triển của thị trường hàng hoá như ngày nay, con người đã sử dụng hình thức hàng đổi hàng để có được những hàng hoá và dịch vụ mà họ cần. Nguyên tắc hàng đổi hàng rất đơn giản: 2 cá nhân, mỗi người sở hữu một món hàng khác nhau. Nếu người kia có nhu cầu hoặc muốn có món hàng của người còn lại thì họ có thể thoả thuận trao đổi hàng với nhau.

Hình thức sớm nhất của phương thức hàng đổi hàng không có những cách thức chuyển giao và phân chia làm cho giao dịch hiệu quả. Ví dụ, nếu bạn có con bò nhưng bạn lại đang cần chuối, bạn buộc lòng phải tìm người không chỉ có chuối mà người đó còn đang có nhu cầu về thịt. Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn tìm thấy người cần thịt nhưng không có chuối mà chỉ có thỏ. Người đó sẽ phải đi tìm người có chuối và đang muốn thỏ. Nếu muốn có thịt, sau đó sẽ trao đổi với bạn, đổi chuối lấy thịt.

Hạn chế của phương thức hàng đổi hàng như bạn thấy, đó chính là làm cho những người tham gia mệt mỏi vì phải đi lòng vòng mãi mới kiếm được đúng người thoả mãn được cho cả 2 bên giao dịch, dễ nhầm lẫn và thật sự là không hiệu quả. Nhưng ngay cả việc bạn đã tìm thấy được người có cái bạn cần và cần cái bạn có thì vẫn còn một vấn đề nảy sinh: thí dụ nhé, ngay cả khi bạn tìm thấy một người sẵn lòng đổi chuối lấy thịt, nhưng bạn có nghĩ là một buồng chuối thì cũng có cùng giá trị như cả con bò của bạn không? Sau đó, bạn có thể nghĩ đến cách giải quyết là chia con bò ra và quyết định xem bao nhiêu chuối sẽ đổi được một phần bao nhiêu của con bò? Dĩ nhiên, việc mổ bò và chia như thế thật sự là rắc rối và phức tạp. Bạn cứ nghĩ mà xem.

cho việc mua bán của con người. Thời kỳ này, mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có một vật ngang giá chung riêng, không thống nhất với nhau. Do đó việc buôn bán, giao thương tuy có thuận lợi hơn trứơc những vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nói chung những vật tương đối quý hiếm, nghĩa là chúng có giá trị cao, đồng thời bền vững, gọn nhẹ và dễ cất giữ thường chọn được làm vậtĐể giải quyết những vấn đề này, con người đã nghĩ ra việc chọn ra một loại hàng hoá làm vật ngang giá chung trong các giao dịch. Vật ngang giá chung là vật được sử dụng làm căn cứ để đo lường giá trị của vật khác. Da thú và bắp khô sớm được sử dụng như vật ngang giá chung ngang giá chung.

Trước năm 1971, đồng tiền của Mỹ dựa trên cơ sở là vàng. Các chính phủ nước ngoài có thể mang số tiền Mỹ mà họ có đến Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ đổi ra vàng. Mỗi quan hệ này cho chúng ta thấy đồng tiền được định giá như thế nào thông qua giá trị của vàng.
Mặc dù vàng chưa hẳn là hữu ích, bạn không thể ăn nó cũng như nó cũng chẳng có thể giúp bạn ngủ ấm hơn trong đêm lạnh, nhưng nhiều người tin rằng vàng đẹp và họ biết người khác cũng thấy vàng đẹp. Vàng trở thành một vật đáng tin là có giá trị. Do đó, trước năm 1971, vàng được xem như hàng hoá hữu hình mà giá trị của nó dựa trên sự cảm nhận của con người.

Từ tiền vàng đến tiền pháp định (tiền giấy)​

Loại tiền thứ hai được nhắc đến là tiền pháp định, nó không phải là loại tiền đại diện cho một loại hàng hoá hữu hình và có giá trị tính theo giá trị của vàng. Có nghĩa là tiền pháp định hoàn toàn dựa trên sự nhận thức và sự tín nhiệm của con người. Tiền pháp định ra đời bởi vì vàng rất hiếm và với sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế thì không thể nào có đủ lượng vàng đáp ứng cho nhu cầu thanh toán với khối lượng giao dịch khổng lồ như vậy. Hơn nữa, với nền kinh tế đang giai đoạn phát triển mạnh, nhu cầu dùng vàng làm căn cứ cho giá trị đồng tiền của một quốc gia thật sự không hiệu quả, đặc biệt là khi tất cả chúng ta đều thống nhất với nhau rằng giá trị thật sự được xây dựng thông qua nhận thức của con người.

Tiền pháp định nhanh chóng trở thành được con người sử dụng làm thước đo giá trị của hàng hoá. Một nền kinh tế đang tăng trưởng thì rõ ràng đang sản xuất ra nhiều thứ có giá trị với quốc gia mình và các quốc gia khác. Nói chung, một nền kinh tế mạnh hơn, thì đồng tiền của nó cũng sẽ được người ta cảm nhận là mạnh hơn và ngược lại., Nhưng, hãy nhớ rằng, sự cảm nhận này rất trừu tượng. Gía trị đồng tiền một quốc gia dựa trên khả sản xuất hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu con người của quốc gia đó.

Đó chính là lý do vì sao không thể chỉ bằng cách đơn giản in thêm tiền là có thể làm cho một quốc gia trở nên giàu có. Sự tương tác không ngừng giữa hàng hoá, nhu cầu con người và niềm tin về giá trị đã tạo ra tiền. Tiền có giá trị bởi vì chúng ta muốn có nó, nhưng chúng ta muốn nó đơn giản chỉ vì chúng có thể giúp chúng ta có được hàng hoá và dịch vụ mà chúng ta mong muốn.

Ai có khả năng tạo tiền?

Ngân hàng Trung Ương có khả năng ảnh hưởng đến lượng cung tiền của một quốc gia. Thí dụ: Nếu nó muốn gia tăng lượng tiền lưu thông, ngân hàng trung ương có thể in thêm tiền. Hay một cách khác mà ngân hàng Trung Ương có thể thực hiện để làm tăng lượng cung tiền là tiến hành mua lại các trái phiếu chính phủ trên thị trường. Khi ngân hàng Trung Ương thực hiện việc mua trái phiếu chính phủ trả tiền cho người dân, tức là đã làm tăng lượng cung tiền. Khi muốn hạn chế lượng cung tiền trong xã hội, thì các ngân hàng Trung Ương có thể tiến hành các biện pháp ngược lại và bán trái phiếu chính phủ ra công chúng. Dĩ nhiên các ví dụ trên chỉ là những minh hoạ đơn giản nhất. Thực tế thì các Ngân hàng Trung Ương phải cân nhắc rất nhiều yếu tố có liên quan khi thực hiện một chính sách tiền tệ nào đó.

Nói chung, chừng nào con người còn lòng tin vào giá trị của đồng tiền (tiền giấy) thì các ngân hàng Trung Ương vẫn có thể thực hiện việc phát hành thêm tiền hay không. Nhưng nếu như một quốc gia phát hành quá nhiều tiền, thì đồng tiền thường sẽ bị mất giá bởi vì cung tiền đang lớn hơn cầu tiền. Thậm chí, tiền có thể không còn tí nào giá trị nào, một nền kinh tế với tình trạng như thế có thể phải đối đầu với lạm phát phi mã và hàng trăm vấn đề nảy sinh khác…. Do vậy, thực sự thì ngân hàng trung ương không phải muốn in tiền lúc nào cũng được đâu.
 
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

Trùi, chủ tịch ui, bài nì giống lịch sử tiền tệ trong môn Lý thuyết tài chính tiền tệ mà em đã được học rùi wé ah
 
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

Tiền có thể mua 1 ngôi nhà nhưng ko thể mua 1 tổ ấm .Tiền có thể mua 1 chiếc giường nhưng ko thể mua giấc ngủ .
Tiền có thể mua 1 chiếc đồng hồ nhưng ko thể mua được thời gian
Tiền có thể mua 1 cuốn sách nhưng ko thể mua được kiến thức.
Tiền có thể mua được máu nhưng ko thể mua được cuộc sống
Tiền có thể mua được thuốc nhưng ko thể mua được sức khoẻ
Tiền có thể mua được người bạn yêu nhưng ko thể mua được tình yêu của người ấy.
Tiền có thể mua được bảo hiển nhưng ko thể mua được sự an toàn.

Bạn thấy đấy tiền đâu phải là tất cả . ..................Vì vậy nếu bạn có quá nhiều tiền mà ko bít làm gì hãy gửi cho [you] :hysterical:

Nhưng....
Không có tiền bạn sẽ không mua được nhà ----> k có tổ ấm
Không có tiền bạn sẽ không mua được chiếc giường ----> k có giấc ngủ
Không có tiền bạn sẽ không mua được cái đồng hồ ----> k bít được thời gian
Không có tiền bạn sẽ không mua được sách ----> k đọc được kiến thức
Không có tiền bạn sẽ không chữa bệnh được ----> k có cuộc sống
Không có tiền bạn sẽ không mua được thuốc ----> k có sức khỏe
Không có tiền bạn sẽ không cua gái được ----> k có ng iêu
Không có tiền bạn sẽ không mua bảo hiểm đc ----> bệnh k có bảo hiểm trả tiền

Vậy những ai có nhiều tiền wá mà không bít làm gì thì nên gởi cho [you] đi :hysterical:


Trùi, chủ tịch ui, bài nì giống lịch sử tiền tệ trong môn Lý thuyết tài chính tiền tệ mà em đã được học rùi wé ah

Tiền hả?
Nó không có lỗi gì cả.
Tiền khi vào tay người tốt sẽ là vũ khí chống ngu dốt và nghèo khổ.
Khi tiền vào tay kẻ ác thì nó trở nên xấu xa.
Khi tiền dùng bởi kẻ ngốc thì nó cạn dần mà không mang lại gì.
Tiền là một thứ phù du mà thôi.
Tiền không mang lại hạnh phúc hay tình yêu.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

Tiền là gì nhỉ ?
Sao tự dưng lại bài ra trò nì chi dzậy ?
Có người nói, tiền có sức mạnh vạn năng nhưng tui không bit có phải hay không.
Nhưng tui thấy nếu bạn ra đường mà trong túi trống rỗng thì bạn có dám tự tin bước vào 1 quán cafe, một quán ăn....Nói thật, thậm chí chưa chắc you có đủ tự tin đẫn con ngựa chiến của mình ra khỏi cửa nữa là (vì sợ hết xăng mà bi giờ giá xăng chuẩn bị tăng nữa). he he he
 
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

Các bác quan trọng hóa đồng tiền wá rùi đó. Ngoài tiền ra còn có rất nhiều thứ quan trọng khác như........ ngân phiếu chẳng hạn hoặc là thẻ thanh toán, sổ tiết kiệm, vàng, nhà lầu, xe hơi, v.v và v.v:hysterical:
 
Ðề: “Tiền”! Có phải là tất cả?

không có tiền -> o có gì bỏ vào bao tử->đói -> chẳng làm được việc gì cả -> tiền rất quan trọng. Các pác o có tiền làm sao mà đòi sử em được!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top