Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
thuế tư vệ.jpg

Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ là những loại thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

1. Khái niệm

Tại Điều 4, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 những loại thuế này được định nghĩa như sau:

- Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

- Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

- Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Từ khái niệm này ta thấy, những loại thuế này áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời, không phải hàng hóa nhập khẩu nào cũng phải chịu các loại thuế này mà việc nhập khẩu những hàng hóa này phải gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước thì mới áp dụng các loại thuế này.

2. Điều kiện, nguyên tắc, thời hạn áp dụng


bu 1.PNG

bư 2.PNG

bu 3.PNG

3. Điều tra các vụ việc để áp dụng các loại thuế nhập khẩu bổ sung

Việc kê khai, thu, nộp, hoàn thuế do Bộ Tài chính tiến hành thực hiện, còn việc có áp dụng các loại thuế này hay không, thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương.

Để xác định hàng hóa có áp dụng thuế chống bán phá giá hay thuế chống trợ cấp hay không phải trải qua một quá trình điều tra của cơ quan điều tra.

Trong trường hợp nhận thấy hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp hoặc nhập khẩu quá mức gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước có quyền nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp).

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (trừ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ);

- Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cấp chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.


Căn cứ pháp lý:

- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

- Luật quản lý ngoại thương 2017.

- Nghị định 10/2018/NĐ-CP.


 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top