Thực tế kiểm toán nội bộ ở Việt Nam

matden_9

New Member
Hội viên mới
Hiện nay khung pháp lý cao nhất cho hoạt động kiểm toán nội bộ là Luật Doanh nghiệp (cũ và mới). Khái niệm đầu tiên liên quan đến kiểm toán nội bộ quy định trong luật là ban kiểm soát do cổ đông bầu ra. Tuy nhiên, vai trò, chức năng, trách nhiệm của ban kiểm soát còn quá mơ hồ, làm công việc của thanh tra mang tính chất đột xuất, theo yêu cầu hơn là thường xuyên.

Các doanh nghiệp nhà nước có thêm một quy định, hướng dẫn về vấn đề kiểm toán nội bộ (Quyết định 832/TC/QQĐ/CĐKT năm 1997). Theo đó, phòng kiểm toán nội bộ vẫn báo cáo lên tổng giám đốc như một bộ phận thuộc sự điều hành của tổng giám đốc. Điều này làm giảm tính độc lập của phòng kiểm toán nội bộ, vì toàn bộ hệ thống quản lý trong doanh nghiệp (do ban giám đốc quy định) đều là đối tượng đánh giá của kiểm toán nội bộ. Trong khi đó, theo thông lệ phổ biến trên thế giới, phòng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên cho ban kiểm soát hoặc hội đồng quản trị, tức là cấp cao hơn ban giám đốc.

Ở Việt Nam, trong những năm qua, ban kiểm soát ở các doanh nghiệp nhà nước và một số ngân hàng đã hoạt động nhưng chưa mang lại hiệu quả do vai trò, chức năng, trách nhiệm chưa rõ ràng và còn thiếu công cụ để thực hiện công tác giám sát.

Ở các loại hình công ty khác, hoạt động kiểm toán nội bộ ít nhiều đã hình thành khi các công ty thực hiện hệ thống quản lý chất lượng hay môi trường (ISO). Các công ty có được chứng chỉ ISO bắt buộc phải thực hiện đánh giá nội bộ (thực chất là kiểm toán nội bộ) ít nhất mỗi năm một lần về mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn ISO. Việc đánh giá này thường do một ban hay một bộ phận - thường gọi là ban ISO hay ban đảm bảo chất lượng - thực hiện và báo cáo lên tổng giám đốc. Tuy nhiên, do đánh giá nội bộ chỉ giới hạn ở việc tuân thủ các tiêu chuẩn của ISO (chủ yếu về mặt thủ tục, văn bản), nên hầu như không giúp cải tiến nhiều về hệ thống kiểm soát ở công ty. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp thực hiện ISO đã nhận ra điều này và đã thiết lập bộ phận đánh giá nội bộ ở cấp độ cao hơn, đầy đủ hơn và thực chất hơn.

Ở Việt Nam, việc xây dựng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp chắc chắn sẽ phát triển trong thời gian tới cùng với sức phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự đòi hỏi của các nhà đầu tư về một hệ thống quản trị chuyên nghiệp sẽ buộc các doanh nghiệp phải chú ý xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ sao cho thật hiệu quả.
 
Ðề: Thực tế kiểm toán nội bộ ở Việt Nam

Hiện nay khung pháp lý cao nhất cho hoạt động kiểm toán nội bộ là Luật Doanh nghiệp (cũ và mới). Khái niệm đầu tiên liên quan đến kiểm toán nội bộ quy định trong luật là ban kiểm soát do cổ đông bầu ra. Tuy nhiên, vai trò, chức năng, trách nhiệm của ban kiểm soát còn quá mơ hồ, làm công việc của thanh tra mang tính chất đột xuất, theo yêu cầu hơn là thường xuyên.

Các doanh nghiệp nhà nước có thêm một quy định, hướng dẫn về vấn đề kiểm toán nội bộ (Quyết định 832/TC/QQĐ/CĐKT năm 1997). Theo đó, phòng kiểm toán nội bộ vẫn báo cáo lên tổng giám đốc như một bộ phận thuộc sự điều hành của tổng giám đốc. Điều này làm giảm tính độc lập của phòng kiểm toán nội bộ, vì toàn bộ hệ thống quản lý trong doanh nghiệp (do ban giám đốc quy định) đều là đối tượng đánh giá của kiểm toán nội bộ. Trong khi đó, theo thông lệ phổ biến trên thế giới, phòng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên cho ban kiểm soát hoặc hội đồng quản trị, tức là cấp cao hơn ban giám đốc.

Ở Việt Nam, trong những năm qua, ban kiểm soát ở các doanh nghiệp nhà nước và một số ngân hàng đã hoạt động nhưng chưa mang lại hiệu quả do vai trò, chức năng, trách nhiệm chưa rõ ràng và còn thiếu công cụ để thực hiện công tác giám sát.

Ở các loại hình công ty khác, hoạt động kiểm toán nội bộ ít nhiều đã hình thành khi các công ty thực hiện hệ thống quản lý chất lượng hay môi trường (ISO). Các công ty có được chứng chỉ ISO bắt buộc phải thực hiện đánh giá nội bộ (thực chất là kiểm toán nội bộ) ít nhất mỗi năm một lần về mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn ISO. Việc đánh giá này thường do một ban hay một bộ phận - thường gọi là ban ISO hay ban đảm bảo chất lượng - thực hiện và báo cáo lên tổng giám đốc. Tuy nhiên, do đánh giá nội bộ chỉ giới hạn ở việc tuân thủ các tiêu chuẩn của ISO (chủ yếu về mặt thủ tục, văn bản), nên hầu như không giúp cải tiến nhiều về hệ thống kiểm soát ở công ty. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp thực hiện ISO đã nhận ra điều này và đã thiết lập bộ phận đánh giá nội bộ ở cấp độ cao hơn, đầy đủ hơn và thực chất hơn.

Ở Việt Nam, việc xây dựng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp chắc chắn sẽ phát triển trong thời gian tới cùng với sức phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự đòi hỏi của các nhà đầu tư về một hệ thống quản trị chuyên nghiệp sẽ buộc các doanh nghiệp phải chú ý xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ sao cho thật hiệu quả.

Bài viết của bác em ghi nhận là đúng với hiện trạng kinh tế Việt Nam, nhưng mà cái việc xây dựng kiểm toán nội bộ sao cho phù hợp thì có lẽ phải vài chục năm đối với các DN trong nước, nếu tính trên 100.000 DN Việt Nam thì chỉ có khoảng 100 DN có hệ thống kiểm soát nội bộ, nhưng mà em nói thật chủ yếu là hình thức cho nó đẹp là chính thôi, chứ em nói thật với DN Việt Nam ngoài quốc doanh thì bố làm giám đốc, mẹ làm thủ quỹ, con làm kế toán trưởng, cháu làm bảo vệ thì có kiểm soát đằng giời :sweatdrop:
 
Ðề: Thực tế kiểm toán nội bộ ở Việt Nam

Bài viết của bác em ghi nhận là đúng với hiện trạng kinh tế Việt Nam, nhưng mà cái việc xây dựng kiểm toán nội bộ sao cho phù hợp thì có lẽ phải vài chục năm đối với các DN trong nước, nếu tính trên 100.000 DN Việt Nam thì chỉ có khoảng 100 DN có hệ thống kiểm soát nội bộ, nhưng mà em nói thật chủ yếu là hình thức cho nó đẹp là chính thôi, chứ em nói thật với DN Việt Nam ngoài quốc doanh thì bố làm giám đốc, mẹ làm thủ quỹ, con làm kế toán trưởng, cháu làm bảo vệ thì có kiểm soát đằng giời :sweatdrop:

Không cực đoan như anh nói đâu Dragon. Nếu như vậy chắc từ trước giờ VN phát triển thụt lùi quá, ^_^
 
Ðề: Thực tế kiểm toán nội bộ ở Việt Nam

Không cực đoan như anh nói đâu Dragon. Nếu như vậy chắc từ trước giờ VN phát triển thụt lùi quá, ^_^

Vậy em nghĩ sao với số lượng DN Việt Nam hiện có và số lượng DN Việt Nam thực tế có hệ thống kiểm toán nội bộ?
 
Ðề: Thực tế kiểm toán nội bộ ở Việt Nam

Bài viết của bác em ghi nhận là đúng với hiện trạng kinh tế Việt Nam, nhưng mà cái việc xây dựng kiểm toán nội bộ sao cho phù hợp thì có lẽ phải vài chục năm đối với các DN trong nước, nếu tính trên 100.000 DN Việt Nam thì chỉ có khoảng 100 DN có hệ thống kiểm soát nội bộ, nhưng mà em nói thật chủ yếu là hình thức cho nó đẹp là chính thôi, chứ em nói thật với DN Việt Nam ngoài quốc doanh thì bố làm giám đốc, mẹ làm thủ quỹ, con làm kế toán trưởng, cháu làm bảo vệ thì có kiểm soát đằng giời :sweatdrop:

Ko phải 10 năm mà với tình hình này thì chỉ cần sau 3 năm a sẽ thấy rõ sự thay đổi
Lập ra bộ phận KSNB thì phải tính đến lợi ích thu về và chi phí bỏ ra chứ ạ
Hầu hết các Cty trên TGiới đều xuất phát từ Cty GĐ (ko riêng gì VN) sau đó sẽ tái cấu trúc dần dần,
Các Ngân hàng là đối tượng bắt buộc phải lập bộ phận KSNB, và theo nguồn tin ko chính thức mà Sói nhận được thì bộ phận KSNB của các NH hoạt động rất tốt.
-----------------------------------------------------------------------------------------
@ Chick: Theo chick thì cái bài báo hôm trc, bộ phận KSNB của Toyota GP cần làm gì ?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Thực tế kiểm toán nội bộ ở Việt Nam

dragon nói sai rồi.
1. tất cả các doanh nghiệp đều có hệ thống kiểm soát nội bộ. kiểm toán nội bộ chỉ là một bộ phận của hệ thống đó.
2. kiểm toán nội bộ chỉ có ở những công ty lớn thôi chứ vài cái công ty ccon con thì lập bộ phận kiểm toán nội bộ làm gì
3. kiểm toán nội bộ có thể giúp cho doanh nghiệp tốt hơn nhưng cũng có thể là không. nếu trong công ty quản lý khá tốt rồi có thể không cần KTNB. chất lượng kiểm soát ở công ty do nhiều yếu tố chi phôi. do đó không thể nhìn vào số lượng công ty có kiểm toán nội bộ để đánh hoạt động của các công ty
 
Anh chị có tài liệu gì liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp bảo hiểm chia sẻ giúp với ah !
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top