Thay đổi trong cách tính trị giá hải quan đối với hàng hóa NK chứa phần mềm

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Tại Thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã phân biệt để tính trị giá hải quan đối với trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành và trường hợp phần mềm ứng dụng.

software.jpg

Theo Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định thì chỉ tính trị giá phần mềm vào trị giá hải quan khi phần mềm đã cài sẵn trong máy hoặc phần mềm lưu trữ trong phương tiện trung gian nhưng trên chứng từ không tách được riêng trị giá phần mềm và trị giá phương tiện trung gian hoặc trị giá thực thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho phần mềm có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng theo quy định tại Điều 13 của Thông tư.

Trường hợp phải tính thuế cả giá trị phần mềm:

+ Theo HS và thuế suất của máy: Trường hợp đã cài, và tích hợp trong máy;

+ Theo HS và thuế suất của phương tiện trung gian: Trường hợp lưu trữ trong phương tiện trung gian.

Đến nay, sửa đổi nội dung này tại Thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2015/TT-BTCquy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã phân biệt để tính đối với trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành và trường hợp phần mềm ứng dụng. Cụ thể:

+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là máy móc thiết bị có phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu kèm theo: trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu.

+ Trường hợp phần mềm ứng dụng (ví dụ phần mềm diệt virus, phần mềm đồ họa, các ứng dụng quản lý doanh nghiệp….), được quy định như cũ (theo Thông tư 39/2015/TT-BTC).
Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành (ví dụ các chương trình đề điều khiển cho thiết bị hoạt động, win của máy tính...): Phải cộng trị giá phần mềm vào trị giá hải quan và tính thuế theo HS/thuế suất của máy móc sử dụng phần mềm, gồm các trường hợp cụ thể:

+ Trường hợp đã cài sẵn trong máy: trị giá hải quan bao gồm cả trị giá phần mềm, kể cả chi phí cài đặt.

+ Trường hợp lưu trữ trong phương tiện trung gian:
Với chứng từ không tách tiêng được trị giá của phương tiện trung gian: trị giá hải quan bao gồm cả trị giá máy móc cộng phần mềm cộng phương tiện trung gian. Toàn bộ tính thuế theo HS/thuế suất của máy móc sử dụng phần mềm.

Chứng từ tách tiêng được trị giá của phương tiện trung gian: trị giá hải quan bao gồm cả trị giá máy móc cộng phần mềm và tính thuế theo HS/thuế suất của máy móc sử dụng phần mềm. Trị giá phương tiện trung gian được tính thuế theo HS/thuế suất của phương tiện trung gian.

Trường hợp nhập khẩu phần mềm trước/cùng/hoặc sau khi nhập khẩu máy móc vẫn áp dụng quy định ở trên. Và cần ghi chú tờ khai NK phần mềm hoặc máy móc thiết bị tại ô chi tiết khai trị giá tương ứng với trường hợp NK phần mềm trước hoặc sau khi NK máy móc.

Bên cạnh đó, tại Thông tư 60/2019/TT-BTC cũng quy định các trường hợp không cộng trị giá phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu vào trị giá hải quan của máy móc thiết bị:

+ Phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu để nâng cấp, thay thế phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu lần đầu đã được cộng vào trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu. Trường hợp này sẽ theo quy định như đối với NK phần mềm ứng dụng lưu trữ trong phương tiện trung gian.

+ Phần mềm điều khiển, vận hành sản xuất tại Việt Nam để cài đặt vào máy móc thiết bị nhập khẩu.

Trường hợp người mua phải thanh toán chi phí về quyền sử dụng phần mềm điều khiển, vận hành để cài đặt và vận hành máy móc thiết bị thì số tiền thực tế thanh toán cho quyền sử dụng phần mềm điều khiển, vận hành phải được tính vào trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu.

Tài liệu tham khảo :
- Thư viện pháp luật;
- Bộ Tài chính.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top