Tài trợ thể thao - phương pháp tiếp thị quốc tế của các công ty Trung Quốc

xuongrongdat

Yêu tất cả mọi người
Hội viên mới
Tài trợ thể thao - phương pháp tiếp thị quốc tế của các công ty Trung Quốc.
Kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ và có tầm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới. Một phương thức marketing giúp đưa các nhãn hiệu hàng hoá Trung Quốc trở thành quen thuộc với người tiêu dùng trên toàn thế giới chính là thể thao. Bằng các hợp đồng tài trợ béo bở cho các sự kiện thể thao lớn, các công ty Trung Quốc đang quảng cáo tối đa sản phẩm và dịch vụ của mình tới lượng khán giả truyền hình khổng lồ trên toàn thế giới.


Tháng 3/2004, công ty dầu khí Sinopec đã ký hợp đồng trở thành nhà tài trợ chính cho giải đua xe ô tô Công thức I - giải Grand Prix đầu tiên của Trung Quốc, dự kiến sẽ được tổ chức tại thành phố Thượng Hải vào cuối năm 2004. Giải đua xe Công thức I thu hút được lượng khán giả theo dõi lớn thứ ba trên thế giới. Nhưng nhà sản xuất máy tính Trung Quốc Legend còn chơi trội hơn. Công ty này đã giành được hợp đồng trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho hai thế vận hội là Thế vận hội Olympic Bắc Kinh năm 2008 và Olympic Mùa đông tại Italy năm 2006. Thậm chí, công ty còn đổi thương hiệu của mình thành Lenovo mặc dù Legend đã được một số quốc gia trên thế giới biết tới.

Theo các điều khoản của bản hợp đồng tài trợ, Lenovo sẽ cung cấp số thiết bị máy tính trị giá tới 80 triệu USD cho hai thế vận hội, lớn hơn nhiều lần bất cứ chiến dịch tiếp thị nào trước đây của Legend. Theo Ban Giám đốc, hợp đồng tài trợ này có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của công ty. “Hai sự kiện này sẽ tác động lớn tới thương hiệu của công ty và đó là lý do vì sao ngay từ bây giờ chúng tôi đã phải đổi Legend thành Lenovo”, một thành viên Ban Giám đốc nói.

Còn công ty điện thoại di động Kejian thì ký hợp đồng tài trợ chính cho CLB bóng đá Everton của Anh với điều kiện phải để trung vệ Trung Quốc là Li Tie gia nhập đội bóng mặc dù cầu thủ này không được thường xuyên ra sân. Mục tiêu tiếp thị của công ty không phải nhắm vào thị trường quốc tế mà là thị trường nội địa bởi rất nhiều người dân Trung Quốc hâm mộ bóng đá Anh.

Các hoạt động kinh doanh của các công ty Trung Quốc chính là học tập kinh nghiệm của Nhật Bản, biến những sản phẩm vô danh trở thành những sản phẩm uy tín trên thế giới. Mới đây, công ty đồ điện gia dụng Haier trở thành công ty đầu tiên của Trung Quốc lọt vào số 100 nhãn hiệu hàng hoá uy tín nhất thế giới. Điều này ghi nhận sự chuyển mình từ một công ty điện lạnh ốm yếu 20 về trước trở thành một công ty tầm cỡ quốc tế. Nhưng nó còn là tín hiệu cho thấy các công ty Trung Quốc rất nỗ lực và nhanh chóng đưa thương hiệu của mình vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ Đại Lục để vươn ra thị trường thế giới./.

Huyền Trang (Theo Bwportal/BBC)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top