Tài sản đã hình thành trước giấy phép kinh doanh

chudinhxinh

Member
Hội viên mới
Tài sản đã hình thành trước giấy phép kinh doanh
– Công ty mới được cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí, tiền thân từ xưởng sản xuất đã được mấy năm. Những tài sản này thuộc sở hữu cá nhân chủ doanh nghiệp đã mua trước đó cho xưởng sản xuất
1/ Giờ máy móc thiết bị đầy đủ hết nhưng không có hóa đơn chứng từ thì xử lý như thế nào? Có được tính là tài sản của công ty và được trích chi phí khấu hao và phân bổ hay không?
2/ Trụ sở công ty thì thuê của nhà dân, điện nước chung hóa đơn với chủ nhà thì làm thế nào?

***Vấn đề 01: Máy móc thiết bị hình thành trước giấy phép thành lập
+++ Một: xem như góp vốn của thành viên
*Về thuế GTGT:
+++ Căn cứ:
– Điểm d khoản 8 điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC về đối tượng không chịu thuế GTGT
– Khoản 7 điều 5 thông tư 219 về các khoản không phải kê khai tính nộp thuế GTGT
– Khoản 13 điều 14 thông tư 219 nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT
= > Theo đó:
– Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
– Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty: trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản. Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hoá đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua tài sản của bên góp vốn.
*Về Hóa đơn:
+++ Căn cứ: Điểm 2.15 phụ lục 4 thông tư 39/2014/TT-BTC
Hóa đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển như sau:
a) Bên có tài sản góp vốn là cá nhân, tổ chức không kinh doanh:
a.1. Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản.
a.2. Trường hợp cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, giá trị quyền sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tư nhân, trường hợp không có chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn của tài sản thì phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá theo quy định của pháp luật để làm cơ sở hạch toán giá trị tài sản cố định.
= > Như vậy:
– Cá nhân góp vốn là Tài sản thì không phải xuất hóa đơn khi góp vốn bằng tài sản.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn GTGT theo quy định.
+++ Hai: Xem như cá nhân bán tài sản lại cho công ty
+++ Căn cứ:
***Về thuế GTGT: Theo điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT gồm: Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản. Như vậy: Cá nhân có tài sản sử dụng không kinh doanh không có nhu cầu bán lại cho cá nhân khác hoặc bán lại cho tổ chức doanh nghiệp khác thì không thuộc đối tượng phải kê khai thuế và nộp thuế GTGT
***Về hóa đơn: Theo điều 13 Thông tư 39/2014/TT-BTC:
Trường hợp tổ chức không phải là DN, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.
= > Như vậy: Cá nhân (không kinh doanh) khi bán TÀI SẢN sẽ không phải nộp thuế GTGT và cơ quan thuế sẽ không cấp hoá đơn cho cá nhân đó.

***Về thuế TNDN:
– Theo khoản 2.4 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC & khoản 2.4 điều 4 Thông tư 96/2015/TTBTC quy định các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN & Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ
***Theo đó: Khi DN mua tài sản cá nhân (không kinh doanh) thuộc đối tượng không phải kê khai nộp thuế GTGT và cấp hóa đơn thì DN cần chuẩn bị những giấy tờ sau để được đưa vào chi phí hợp lý:

1. Bảng kê mua vào không có hoá đơn mẫu 01/TNDN

2. Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được

3. Hợp đồng mua bán

4. Biên bản bàn giao

+++ Ba: là cho biết tặng
– Biên bản bàn giao, biên bản định giá lại tài sản, và biên bản họp hội đồng thành viên nếu doanh nghiệp >= 2 TV góp vốn
– Biên bản hoặc chứng từ về việc cho biết tặng

– Với phương pháp này doanh nghiệp chịu thiệt thuế TNDN 20%
***Về khấu hao TSCĐ:
*Căn cứ: Tại Khoản 2.2 mục d Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC)
– Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh giá lại. Đối với loại tài sản khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định có góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản này được tính vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí được trừ theo giá đánh giá lại.
– Tại Khoản 1 (g) Điều 4 Chương III Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ quy định:
“1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
g) Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:
TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.”.
– Tại Khoản 7 Điều 9 Chương III Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ quy định:
“Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
7. Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó. Thời điểm trích khấu hao đối với những tài sản này là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao đưa tài sản vào sử dụng và thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể do doanh nghiệp quyết định nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện…”
*Theo đó:
– TSCĐ của cá nhân không kinh doanh tham gia góp vốn để thành lập Công ty có đầy đủ hồ sơ theo quy định, thực hiện đăng ký chuyển quyền sở hữu mang tên Công ty (nếu tài sản bắt buộc phải chuyển quyền sở hữu: nhà, xe…) thì Công ty được trích khấu hao theo nguyên giá đánh giá lại tại biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp hoặc do các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định lại.
Được tính vào phí được trừ khi xác định thuê TNDN
***Vấn đề 02: hóa đơn điện nước chung với chủ nhà
***Về: Thuế TNDN
*Căn cứ: Theo khoản 2.15 Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT–BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT–BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT–BTC) Thông tư 96/2015/TT–BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ–CP
2.15. Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có các hoá đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
b) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh không có chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
***Kết luận:
+ Hợp đồng thuê nhà với cá nhân cho thuê nhà (Trên hợp đồng có ghi rõ tiền điện nước do doanh nghiệp chịu tri trả).
+ Chứng từ thanh toán tiền điện, nước cho cá nhân cho thuê nhà theo quy định.
+ Văn bản (hoặc thỏa thuận) giữa Chi nhánh công ty và cá nhân cho thuê nhà thể hiện rõ số tiền thanh toán phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ.
= > Trường hợp cá nhân cho thuê nhà (hoặc người được ủy quyền theo quy định của Pháp luật) có giấy đề nghị thanh toán thể hiện rõ số tiền đề nghị thanh toán phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ thì cũng được coi là văn bản (hoặc thỏa thuận) nêu trên.

*Chi tiết tại: Công văn 35264/CT-HTr ngày 27/05/2016 trả lời chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp khi thuê nhà cá nhân
***Về: Thuế GTGT
*Căn cứ: Theo Khoản 15, Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
“15. Doanh nghiệp không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:
– Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như: tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
– Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như: tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua”
= > Theo đó: Những hóa đơn tiền điện, tiền nước không mang tên doanh nghiệp mà mang tên chủ nhà thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
– Toàn bộ tiền thuế GTGT sẽ được tính thẳng vào chi phí
– Thuế GTGT đánh trên đối tượng là chủ nhà doanh nghiệp nộp thay chỉ được tính chi phí không được khấu trừ thuế GTGT.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top