Phân tích BCTC MPC

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ ( MPC )

1. Giới thiệu chung

Minh Phú là tập đoàn thuỷ sản số 1 Việt Nam và hàng đầu trên thế giới. Sản phẩm của công ty hiện đang có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với doanh thu trên 10,000 tỷ VNĐ mỗi năm.Thông qua việc sở hữu các chuỗi giá trị khép kín và có trách nhiệm; Minh Phú đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh, mang lại những giá trị tốt đẹp cho tất cả các thành viên liên quan, đưa Việt Nam lên bản đồ thế giới với vị thế là nhà cung ứng tôm chất lượng hàng đầu.

2. Phân tích tình hình kinh doanh

P1.png


Kết thúc quý 2/2019, doanh thu nữa đầu năm 2019 tăng hơn 900 tỷ so với nữa đầu năm 2018 ( tăng 13,32%) nhưng lợi nhuận gộp giảm hơn 93 tỷ ( giảm 10,49 % ). Điều này chứng tỏ giá vốn của công ty năm 2019 tăng cao hơn, tỷ trọng giá vốn trong doanh thu năm 2019 chiếm 89,4% so với năm ngoái chỉ chiếm 86,54%. Giải thích về vấn đề này, các nhà quản lý giải thích rằng trong nữa đầu năm 2019, tình hình cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là trong nước không đủ nguồn nguyên liệu để cung cấp,các doanh nghiệp cũng như Minh Phú phải tăng cường nhập khẩu tôm từ nước ngoài về, chấp nhận rủi ro bán lỗ để đủ nguồn tôm cho sản xuất khiến cho giá vốn của tôm tăng cao nhưng giá bán thì không có xu hướng tăng. Trong đó, Ấn Độ là một thị trường có thể cung cấp với một số lượng lớn tôm, số lượng tôm mà nhập khẩu tôm từ Ấn Độ của Minh Phú chiếm khoảng 10%, cũng vì đó mà gần đây Minh Phú đang dính răc rối bị cáo buộc tránh thuế chống bán phá giá tại Mỹ do Mỹ vừa mới ban hành luật về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ với mức thuế là 0%.

Hiện nay, tỷ lệ nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam khoảng 25%, sau khi công bố thông tin 31 doanh nghiệp xuất khẩu tôm qua Mỹ với thuế suất 0% cùng với sự căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tạo ra một cơ hội lớn cho các tập đoàn thủy sản ở Việt Nam; vì vậy, nếu tập đoàn Minh Phú không giải quyết ổn thỏa rắc rối này thì sẽ có thể gặp nhiều rủi ro về tình hình xuất khẩu tôm trong tương lai.

Các khoản chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu chỉ có chi phí bán hàng tăng đến 22,44% so với cùng kỳ 2018.

P2.png


Gía vốn có xu hướng tăng cao, đặc biệt từ quý 3/2018 tăng khá cao.

Trong những năm gần đây, tình hình nuôi tôm ở Việt Nam mới dần hồi phục trở lại vậy nên còn gặp khó khăn trong việc nuôi trông và tạo ra giống mới, phòng chống dịch bệnh. Do nhu cầu ngày càng tăng cao nên các doanh nghiệp luôn phải tìm nguồn cung ứng để đáp ứng cho quá trình sản xuất cộng thêm chi phí nuôi tôm ở Việt Nam cao hơn các nước khác nên không tránh khỏi tình trạng giá vốn tăng cao.

3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản

P3.png


Nhìn chung, tổng sài sản của Minh Phú không thay đổi nhiều từ cuối năm 2018 đến quý 2/2019

Tuy nhiên, Minh Phú đã có sự thay đổi lớn trong kết cấu của tài sản và nguồn vốn. Cụ thể, trong nữa năm đầu 2019, Minh Phú đã tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên gần 2000 tỷ đồng, đã thu hồi được các khoản phải thu ngắn hạn ( giảm 20%) và dài hạn ( giảm 48%) để giảm tỷ lệ vay nợ cao ( nợ ngắn hạn của Minh Phú đã giảm 13% và nợ dài hạn giảm 75%) và đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, một vài tài sản dở dang và tài sản dài hạn khác.

Tháng 5/2019, Minh Phú đã phát hành thêm 60 triệu cổ phiếu với giá 50.631/cp cho công ty con của MITSUI là MPM Investment làm cho MPM hiện đang sở hữu 35,1% cổ phần công ty và làm cho tổng cộng nguồn vốn lên đến hơn 5000 tỷ đồng.

Trong quý 2 / 2019, Minh phú đã giảm được 28% khoản nợ phải trả, đặc biệt giảm khoản nợ dài hạn lên đến 75%, điều này sẽ giảm tỷ lệ vay nợ cao của công ty, làm giảm áp lực cho các nhà quản lý.

4. Phân tích khả năng thanh toán

P4.png
P5.png
P6.png

Khả năng thanh toán nợ của Minh Phú trong những tháng gần đây đã có sự thay đổi tích cực.

Tuy nhiên, Minh Phú có chi phí lãi vay duy trì quanh mức 200 tỷ mỗi năm sẽ làm ảnh hưởng đến tình hìn kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn biến động lãi suất hay tình trạng khó khăn của ngành.

Nhìn chung, Minh Phú vẫn chưa gặp rủi ro về khả năng thanh toán ngắn hạn khi các khoản nợ ngắn hạn duy trì ở mức thấp so với quy mô công ty.

Sau khi phát hành thêm 60 triệu cổ phiếu để bổ sung vốn lưu động của công ty, giảm đáng kể các khoản nợ thì tình hình tài chính của công ty đã trở nên rất lành mạnh.

5. Phân tích khả năng sinh lời

P7.png


Từ đầu năm 2018 đến nay, Minh Phú đang cố gắng giảm việc sử dụng vay nợ vì so với các đối thủ cùng ngành, tỷ lệ vay nợ của Minh Phú khá cao, thể hiện ở chỗ đòn bẩy tài chính cao.

Tình hình kinh doanh nữa đầu năm 2019 của Minh Phú đã không như kế hoạch dự kiến, đặc biệt là sau vụ việc cáo buộc tránh thuế chống bán phá giá tôm, mới chỉ đạt 11% so với chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm, ĐHCĐ thường niên năm 2019 của Minh Phú đã quyết định điều chỉnh kế hoạch kinh doanh với kỳ vọng lợi nhuận sau thuế năm 2019 ước còn 1.430 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 38% so với dự kiến hồi đầu năm là 2300 tỷ đồng.

Do tình hình kinh doanh tăng trưởng không tốt cộng thêm vụ rắc rối với Mỹ, giá cổ phiếu của Minh Phú đã sụt giảm đáng kể từ khoảng 39.000/cp đến thời điểm hiện tại ngày 18/10/2019 chỉ còn 23.300/cp.

Mặc dù trong nữa năm 2019 tình hình kinh doanh của Minh Phú không như mong đợi nhưng Minh Phú vẫn là ông vua số một trong ngành thủy sản về sản xuất tôm và vẫn luôn đi đầu ngành, vẫn là một tập đoàn đáng để kì vọng và đầu tư.

Các ý kiến phân tích trên chỉ mang quan điểm cá nhân, mời mọi người tham khảo và góp ý kiến.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top