Phân tích báo cáo tài chính HPG

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
1. Giới thiệu chung

Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG. Đến tháng 3/2017, Hòa Phát có 11 công ty thành viên.

Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Sắt thép xây dựng, ống thép và tôn mạ; các ngành nghề điện lạnh, nội thất, máy móc thiết bị; Bất động sản, gồm Bất động sản Khu công nghiệp, Bất động sản nhà ở; Lĩnh vực nông nghiệp gồm sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi. Đến thời điểm hiện tại, sản xuất sắt thép là lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn.

2. Phân tích tình hình kinh doanh

hp1.png


Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu của Hòa Phát đạt hơn 30 nghìn tỷ, tăng thêm 10% so với cùng kì năm 2018 khoảng 2798 tỷ đồng, tuy nhiên giá vốn hàng bán lại tăng thêm gần 3 nghìn tỷ đồng ( tăng 14% so với cùng kì năm ngoái ) nên lợi nhuận gộp của Hòa Phát giảm 3% so với cùng kì. Thêm vào đó là chi phí lãi vay tăng 58%, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng lần lượt là 55% và 26% nên làm cho lợi nhuận sau thuế chỉ còn 3836 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kì.

hp2.png


Nhìn chung doanh thu và giá vốn của công ty tăng dần qua các quý từ 2018 đến nay, tỷ lệ giá vốn trong doanh thu tăng cao nhất vào quý 1/2019 chiếm 86%, giảm bớt chỉ còn 80% trong quý 2/2019.

hp3.png


Doanh thu của Hòa Phát chủ yếu là từ kinh doanh ngành thép. Tuy nhiên, vào đầu năm 2019, giá quặng sắt tăng khá cao so với các kì năm trước.

Theo số liệu trên trang Businessinsider, giá quặng sắt ở quý 1 đã lên 121,87 USD/tấn, mức cao nhất trong vòng hơn 5 năm qua. Nếu tính từ đầu năm, giá quặng sắt đã tăng 68% còn nếu tính trong 1 năm trở lại đây, giá đã tăng tới 86%. Sang quý 2 thì giá quặng sắt ở mức trung bình khoảng 120 USD / tấn, gần như gấp đôi so với cùng kì năm trước nhưng tập đoàn Hòa Phát đã đã tích trữ sẵn nguồn quặng sắt đồng thời mua từ nhiều nguồn, giá quặng sắt bình quân trong kỳ ở mức 95 USD/tấn.

hp4.PNG


Tuy nhiên so với các doanh nghiệp cùng ngành, Hòa Phát vẫn luôn đi đầu về doanh thu cũng như lợi nhuận từ kinh doanh vẫn tăng trưởng cao hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Tập đoàn Hòa Phát đã hoàn thành 58% kế hoạch lợi nhuận năm với 3.860 tỷ đồng. Các chỉ số tài chính của Hòa Phát đều đạt kết quả tốt.

3. Phân tích tình hình tài sản

hp5.png


Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của HPG đạt hơn 93.000 tỷ, gấp rưỡi vốn hóa thị trường hiện tại đang giao dịch trên sàn (61.000 tỷ), tăng mạnh so với cuối năm 2018 thêm 19%. Hàng tồn kho hơn 15.000 tỷ. Vốn điều lệ của Hòa Phát hiện tại 27.600 tỷ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 12.370 tỷ. Hòa Phát đã tăng số nợ phải trả thêm hơn 11 nghìn tỷ đồng, tăng 77% trong vòng 2 quý; phát hành thêm cổ phiếu để tăng nguồn vốn chủ sở hữu thêm 3.633 tỷ đồng; bán bớt các khoản đầu tư tài chính, tài sản cố định,… để tăng các khoản tiền và tương đương tiền thêm 4.672 tỷ đồng ( tăng thêm 18% so với cuối năm 2018 ) và tập trung đầu tư mạnh vào các dự án đang còn dở dang đặc biệt là dự án Dung Quất làm cho tài sản dài hạn tăng thêm hơn 9 ngàn tỷ.

hp6.png


Đối với dự án Dung Quất, ở thời điểm 30/6/2019, Hòa Phát đang hạch toán chi phí dở hang gần 43.000 tỷ tại siêu dự án này làm cho chi phí phải trả vào cuối quý 2/2019 tăng thêm gần 170 tỷ đồng. Tính đến 30/6 về cơ bản giai đoạn 1 của dự án đi vào công đoạn cuối cùng, đầu tháng 7 bắt đầu thử nguội và thử nóng dây chuyền đồng bộ lò cao, luyện thép và cán thép. Tiến độ khu Dung Quất hiện đạt kế hoạch đặt ra, dự kiến đến tháng 3/2020 sẽ có thép cán nóng.

4. Phân tích khả năng thanh toán

hp7.png
hp8.png
hp9.png


Do nhu cầu đẩy nhanh tiến dộ hoàn thành các dự án đặc biệt là nhà máy Dung Quất nên công ty tăng vay nợ liên tục để đảm bảo các nhà máy sớm đi vào hoạt động. Kết thúc quý 2/2019, tỷ lệ nợ chiếm 52% tổng tài sản, vẫn đang ở mức an toàn so với trung bình ngành là 50%. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần nhưng vẫn ở mức 1,34 lần, khả năng thanh toán lãi vay giảm mạnh vào quý 1/2019 nhưng đã có dấu hiệu tăng lên 21 lần vào quý 2.

Trong quý III, Hòa Phát đã vay nợ thêm 3.900 tỷ đồng, bao gồm 3.468 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 432 tỷ đồng nợ dài hạn. Tổng nợ vay của Tập đoàn đến cuối tháng 9 là 34.268 tỷ đồng, tăng 41% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu là 0,77 lần.

Cũng trong quý, Tập đoàn thép xây dựng số 1 Việt Nam rót thêm 1.680 tỷ đồng xây dựng Khu liên hiệp Gang thép Dung Quất. Chi phí xây dựng dở dang của dự án này tại ngày 30/9 là 44.600 tỷ đồng, chiếm 46% tổng tài sản Tập đoàn. Dự án Dung Quất sắp hoàn thành với hy vọng đẩy mạnh ngành sản xuất thép của công ty cũng như cho ra mắt các sản phẩm mới, chiếm ưu thế thị phần cũng như tăng trưởng lợi nhuận cho công ty và làm cho tài chính của công ty vững mạnh hơn.


5. Phân tích khả năng sinh lời

hp10.png


Khả năng sinh lời của Hòa Phát có xu hướng giảm dần qua các quý do trình trạng giá nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao ảnh hưởng đến một phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Hòa Phát có số dư vay nợ tăng đều qua các quý để tiếp tục đầu tư vào các dự án đang dở dang cửa doanh nghiệp và đặc biệt là dự án Dung Quất – nhà sản xuất thép với quy mô lớn sắp hoàn thành làm cho tổng tài sản cũng như nguồn vốn cũng tăng đều qua các quý. Tuy nhiên, ROE và ROA của Hòa Phát vẫn đạt ở mức cao 4,06% và 2,19% ở quý 2/2019 so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Vừa mới đây, Hòa Phát đã công bố BCTC quý 3/2019.

hp12.png


Hòa Phát thông báo đạt 15.350 tỷ đồng doanh thu và 1.794 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý III. Cùng kỳ năm ngoái, công ty có lãi 2.408 tỷ đồng, tức lợi nhuận đã giảm 25,5%. Do áp lực về giá quặng sắt là nguyên vât liệu chính vẫn giữ ở mức cao và giá bán thép có xu hướng giảm ( khoảng 7%).

Như vậy sau 9 tháng, doanh nghiệp đầu ngành thép thu về khoảng gần 46.000 tỷ doanh thu, thực hiện 66% kế hoạch năm.

ROE và ROA của Hòa Phát quý 3/2019 lần lượt là 3,89% và 1,84%, tuy có giảm so với quý 2/2019 là 4,6% và 2.19% nhưng vẫn đạt ở mức cao so với các công ty cùng ngành ví dụ như SMC, VIS,...


hp13.PNG


Tuy nhiên, giá cổ phiểu Hòa Phát liên tục giảm, từ đầu tháng 6/2019 là 24,23 nghìn đồng đến nay 30/10 chỉ còn 22 nghìn đồng /1cp.

hp14.png


Tuy nhiên, tập đoàn Hòa Phát vẫn là công ty luôn đứng vị trí số 1 trong ngành từ năm 2000 đến nay. Đặc biệt sản lượng tiêu thu ống thép quý 3 đạt 550.100 tấn chiếm 30,7% thị phần. Mặc dù lợi nhuận kinh doanh ngành thép năm nay có một chút sụt giảm nhưng năm 2019 đã đánh dấu mốc quan trọng khi ống thép Hòa Phát lần đầu tiên nắm giữ hơn 30% thị phần từ tháng 2/2019 và vẫn duy trì cho đến hiện tại.

Tất cả phân tích trên chỉ mang quan điểm cá nhân, mọi người cùng tham khảo nhé.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top