Phân tích báo cáo tài chính của HVG

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG

22.jpg

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

HVG là một trong những công ty chế biến cá tra được thành lập sớm tại Việt Nam với đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệm và đã tạo dựng được thương hiệu được nhiều người tiêu dùng và đối tác biết đến, nhờ vào tính ổn định trong sản lượng và chất lượng của các sản phẩm, quy trình sản xuất khép kín, thương hiệu luôn được Công ty chú trọng quảng bá và trách nhiệm cao đối với xã hội và môi trường của Công ty.

Tiền thân Công Ty Cổ Phần Hùng Vương là Công Ty TNHH Hùng Vương, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2003 tại khu Công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Sau 16 năm hoạt động, Hùng Vương tự hào trở thành doanh nghiệp chế biến cá da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và là doanh nghiêp duy nhất ở Việt Nam có quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi đến nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu và cũng là đơn vị dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

- Ngành nghề kinh doanh chính :

+ Nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản;

+ Sản xuất thức ăn (thủy sản, chăn nuôi);

+ Kinh doanh kho lạnh;

+ Tư vấn, môi giới, đấu giá Bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất;

2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH

Năm tài chính : 1/10/2018 - 30/9/2019
21.PNG


23.PNG

Kết thúc kỳ báo cáo tài chính năm 2019, Công ty Cổ phần Hùng Vương đã nâng mức lỗ lũy kế lên tới hơn 1,123 nghìn tỷ trong khi đó năm 2018 công ty vẫn có lợi nhuận hơn 16 tỷ.

Doanh thu năm 2019 giảm một nữa so với năm trước, chỉ đạt hơn 4,119 tỷ. Trong khi giá vốn cả năm 2019 lẫn 2018 đều chiếm hơn 95% trong doanh thu làm cho lợi nhuận gộp giảm 56% so với năm ngoái.

Doanh thu tài chính 2019 của Hùng Vương chỉ có gần 11 tỷ chỉ bằng khoảng 2% so với năm 2018 nhưng chi phí tài chính lại chiếm hơm 318 tỷ ( bằng 92% so với 2018 ), khoản chi phí này đã tăng mức lỗ của công ty. Sự gia tăng chi phí này là do Hùng Vương đã ghi nhận khoản dự phòng các khoản đầu tư tài chính từ công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh lên đến hơn 311 tỷ, khoản dự phòng này đã được lập sau khi BCTC của Hùng Vương bị EY kiểm toán.

Trong tất cả các khoản chi phí thì chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đáng kể gần gấp 1.5 lần và các khoản chi phí các tăng gấp đôi, tất cả khoản chi phí còn lại đều giảm nhưng không đáng kể ( chi phí tài chính giảm 8%, chi phí bán hàng giảm 12% ).

Năm 2019 có tỷ lệ chi phí so với doanh thu gấp 125% cao hơn cho với 2018 chỉ có 106%.

24.PNG

Tỷ trọng các khoản chi phí năm 2019 có sự thay đổi rõ rệt so với năm 2018. Cụ thể là:

Gía vốn năm 2019 chỉ chiếm có 76% trong tổng chi phí so với năm 2018 lên đến 90%, công ty đã tăng tỷ trọng các loại chi phí khác lên mức cao hơn nhằm đẩy mạnh tình hình kinh doanh trong giai đoạn ngành thủy sản đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung và một số rào cản kỹ thuật ảnh hưởng đến một số ngành hàng thủy sản, đặc biệt là tôm và cá tra.

Chi phí quản lý doanh nghiệp biến động nhiều là do Hùng Vương trích lâp dự phòng nợ phải thu khó đòi làm cho CPQLDN chiếm tỷ trọng 11% trong tổng chi phí.

3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN

25.PNG

Tổng tài sản của Hùng Vương cũng không có thay đổi đáng kể, chỉ giảm 7% so với năm 2018, đạt hơn 8 ngàn tỷ.

Trong năm 2019, Công ty đã giảm bớt lượng hàng tồn kho, tập trung thu được nợ từ khách hàng, bán bớt cổ phiếu của công ty và dùng các khoản tiền sẵn có để tập trung đầu tư chủ yếu vào tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính và trả bớt một phần khoản nợ của công ty.

26.PNG

Nhìn chung, tài sản của công ty qua 2 năm 2018, 2019 và các quý năm 2019 không có sự thay đổi quá nhiều, công ty vẫn giữ mức cơ cấu vốn như các năm trước.

Hàng tồn kho của Hùng vương giảm hơn 257 tỷ chủ yếu là do xử lý nguyên vật liệu bị hư hỏng kém phẩm chất và xử lý tổn tất do ao cá bị nhiễm mặn trong năm 2019.

4. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN

27.PNG


Qua các quý năm 2019, Hùng Vương có tỷ lệ nợ trên tài sản tăng dần, cao nhất là quý 4/2019 có tỷ lệ nợ trên tài sản chiếm 82%, trong khi đó tỷ lệ thanh toán nhanh và thanh toán ngắn hạn giảm dần qua các quý, tỷ lệ thanh toán ngắn hạn của Hùng Vương ở mức thấp hơn 1, tỷ lệ thanh toán nhanh quý 4/2019 chỉ đạt 0.67, điều này chứng tỏ công ty đang đứng trước áp lực nợ vay khá lớn, tính thanh khoản của công ty rất thấp, Hùng Vương sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nếu các khoản nợ này đến hạn phải trả.

5. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI

28.PNG


Khả năng sinh lợi qua các quý năm 2019 của Hùng Vương giảm nhiều, qua các quý tiền lỗ đều tăng lên, cao nhất là quý 4/2019. Đòn bẩy tài chính của công ty quý 4/2019 tăng cao nhất. Công ty đăng găp khó khăn khi nguồn vốn đầu tư từ chính phủ cung cấp chưa đủ ( số vốn được cấp là 4000 tỷ ) . Những lúc khó khăn thì ngân hàng lại không đồng hành cùng doanh nghiệp. Chỉ cần một ngân hàng dừng cho vay và chuyển nhóm thì tức thì hiệu ứng Domino xảy ra đối với các ngân hàng còn lại. Việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn đã làm cho Công ty gặp khó khăn chồng chất.

Trong năm 2020, công ty cũng lên kế hoạch hoạt động năm 2020 (1/10/2019 tới 30/9/2020) mong muốn với doanh thu 12.524 tỷ đồng với đóng góp chính từ cá và thức ăn thủy sản (chiếm 78% doanh thu). Lợi nhuận sau thuế kế hoạch là 790 tỷ đồng.

( Các nhận xét trong bài chỉ mang quan điểm cá nhân, các bạn tham khảo nhé )
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top