Những lưu ý khi trích lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi

Nguyễn Trung Hoà

New Member
Hội viên mới
Như đã biết trong quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp, để tăng tính cạnh tranh với các đối thủ trong cùng phân khúc ngoài việc cải tiến chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại thì việc cấp 1 mức tín dụng lớn hơn đang ngày càng phổ biến chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu công tác quản lý công nợ chưa đủ tốt thì chính sách mở rộng tín dụng sẽ dẫn đến những hệ luỵ về rủi ro thanh khoản, gánh nặng chi phí lãi vay mà dễ thấy nhất là những khoản nợ phải thu khó đòi có xu hướng tăng lên. Khi điều này xảy ra thì những khoản tổn thất là khó tránh khỏi.

Về khía cạnh kế toán, theo nguyên tắc thận trọng trình bày tại VAS 1 thì doanh nghiệp cần trích lập 1 khoản chi phí dự phòng để bù đắp khoản phải thu có khả năng không thu hồi được trong tương lai. Về thuế, dự phòng là một khoản chi phí, là chỉ tiêu làm giảm TNCT khi tính thuế TNDN nên yêu cầu của pháp luật Thuế đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe để chấp nhận khoản trích lập của doanh nghiệp là hợp lý và hợp lệ.

Đầu tiên, chúng ta sẽ xem xét khoản dự phòng như là 1 ước tính kế toán và cần đáp ứng đồng thời 3 điều kiện:

· Bằng chứng trích lập đáng tin cậy.

· Hồ sơ trích lập đầy đủ, hợp lệ

· Cơ sở tính toán hợp lý và chính xác.

Đầu tiên, bằng chứng đáng tin cậy sẽ căn cứ vào những diễn biến, sự kiện bất lợi đối với người mua như phá sản có quyết định của Toà án, người mua bị khoá mã số thuế, bỏ địa điểm kinh doanh, … Doanh nghiệp cần thu thập bằng chứng bằng văn bản hoặc từ các nguồn thông tin chính thống để chứng minh cơ sở cho việc trích lập đáp ứng tính thận trọng.

Tiếp theo về hồ sơ trích lập, điểm quan trọng nhất trong Hồ sơ là chứng minh tính “hiện hữu” của khoản phải thu. Dù doanh nghiệp có thể chứng minh bằng chứng về rủi ro tổn thất trong tương lai, có thể tính toán chính xác giá trị nhưng nếu khoản phải thu là không có thật thì Cơ quan thuế sẽ không chấp nhận Chi phí dự phòng. Để chứng minh điều này, doanh nghiệp có thể thu thập Thư xác nhận công nợ từ Kiểm toán viên hoặc trực tiếp từ bên mua. Trường hợp không thể thu thập Thư xác nhập, doanh nghiệp có thể chứng minh tính thực tế phát sinh của khoản phải thu bằng các hồ sơ: Hợp đồng, Hoá đơn, Biên bản nghiệm thu bàn giao hàng hoá dịch vụ của các giao dịch xảy ra trước đó tương ứng với phần giá trị trích lập. Tiếp đó, doanh nghiệp cần làm 1 Quyết định bằng văn bản có xác nhận của Giám đốc về việc trích lập ghi cụ thể đối tượng trích lập và mức trích lập.

Cuối cùng, cơ sở tính toán trích lập hợp lý và chính xác, vì là ước tính kế toán nên nhiều kế toán cho rằng số liệu ghi nhận sẽ mang nặng tính xét đoán chủ quan. Thực ra, pháp luật thuế đã quy định cụ thể về phương pháp trích lập cho khoản phải thu cũng như các khoản mục khác như hàng tồn kho, đầu tư, bảo hành công trình xây dựng tại TT228/2009/TT-BTC. Trước tiên, doanh nghiệp chi tiết số dư công nợ quá hạn theo từng kì hạn quá hạn: 6 tháng – 1 năm, 1 năm – 2 năm, 2 năm – 3 năm, trên 3 năm. Sau đó, doanh nghiệp áp dụng tỷ lệ trích lập theo Thông tư là 30%, 50%, 70%, 100% tương ứng cho từng số dư quá hạn trong từng kì hạn. Cuối cùng, kế toán chỉ cần tổng hợp kết quả tính toán và ghi nhận vào Quyết định trích lập ở đoạn trên.

upload_2018-11-24_11-40-2.png
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top