Nguyên tắc trong Hợp đồng Thương mại.

huyhungb

> Hội viên lon ton
Hội viên mới
"Việc soạn thảo hợp đồng thương mại yêu cầu khá nhiều kĩ năng. Người soạn thảo phải dự
tính được những rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai để có thể điều chỉnh các điều khoản cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Vai trò của hợp đồng trong các giao dịch thương mại quốc tế lại càng quan trọng; phần vì đối tác là những doanh nhân chuyên nghiệp, rất am hiểu luật trong việc giải quyết tranh chấp; phần vì các hợp đồng quốc tế không được mặc nhiên công nhận là sẽ được luật Việt Nam điều chỉnh. Từ đó có thể thấy việc làm quen với luật và tập quán quốc tế là rất cần thiết.

Đã từ lâu, Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế, viết tắt theo Tiếng Pháp là UNIDROIT, (insitute International pour l`Unification des Droits Privé), một tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập năm 1929, đặt trụ sở tại Roma, Italia, đã tập trung nghiên cứu tìm kiếm các quy định chung để điều chỉnh hợp đồng sao cho có thể thích hợp trong nhiều hệ thống pháp luật của những nước khác nhau. Năm 1994 UNIDROIT đã cho ra đời cuốn sách (Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế), viết tắt theo tiếng Anh là PICC (Principles of International Commercial Contracts). Cùng với Công Ước Viên 1980 về Buôn bán Hàng hoá Quốc tế (CISG), PICC là tài liệu tham khảo được nhắc đến nhiều nhất trong luật thương mại quốc tế ở châu Âu. Nó đã được dịch và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước đang phát triển."

Có bác nào đã làm thủ tục kiện bên đối tác do hủy HĐ chưa vậy? chia sẻ em với, kiện trong nước và trọng tài quốc tế ?:sweatdrop::book:
 
Ðề: Nguyên tắc trong Hợp đồng Thương mại.

Có tớ đây. Nhưng là tranh chấp trong nước chứ cảm thấy chưa đủ bản lĩnh để tranh chấp những hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Bạn muốn thắc mắc về vấn đề gì trong việc tranh chấp phát sinh do đối tác đơn phương hủy hợp đồng ??
 
Ðề: Nguyên tắc trong Hợp đồng Thương mại.

Ơ thế không ai có nhã hứng trong đề tài này của bác huyhungb à.

Vậy để BAO tự nói ra vài nguyên tắc rồi các bác xem xong cho ý kiến nhé. hehe ( Nếu không cho ý kiến thì cũng không sao, nhưng nhớ thanks phát là được :smilielol5:)

Trong hợp đồng thương mại ngoài các nguyên tắc cơ bản và chủ đạo như tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi .... thì cũng có các tiểu tiết cần phải chú ý như sau ( dĩ nhiên là về lĩnh vực tranh chấp thôi nhé hehe)

Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được ...
  • Giải quyết tại .....
  • Do trọng tài kinh tế hoặc do tòa án kinh tế thụ lý (Còn lý do và sự khác nhau giữa giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài hay tòa án sẽ được giải quyết ở một topic khác)
  • Luật áp dụng cho hợp đồng này là luật của...
  • Ngôn ngữ dùng trong tố tụng trọng tài hoặc tòa án là...
Còn tiểu khoản cần thiết nào khác xin các bác bổ sung cho hoàn thiện :cheers1:
 
Ðề: Nguyên tắc trong Hợp đồng Thương mại.

Chào Bác Bao, lâu ngày có khỏe không? Võ công của Bác càng lúc càng hùng hậu. Nhận đượctin của Bác minh trả lời ngay luôn để các bạn cùng mạn đàm.

Nói về tranh chấp Hợp đồng ngoại, thì cực kỳ phức tạp. Nó liên quan đến tư pháp quốc tế trong việc chọn luật để áp dụng. Luật áp dụng khi nhờ Tòa án giải quyết phải xem xét : Luật tố tụng và luật nội dung. Luật tố tụng quy định về trình tự thủ tục, khởi kiện. thẩm quyền xét xử. Luật nội dung quy định về các cơ cở xét xử. Mỗi một quốc gia có quy định pháp luật khác nhau, do đó là "tay mơ" hoặc luật sư " nội địa" thì khó có khả năng đảm trách. Hiện nay tại VN số luật sư có thể làm được việc tham gia tranh tụng quôc tế chỉ dếm trên đầu ngón tay ( một trong hạn chế nhất là vấn đề ngoại ngữ) .Bên cạnh giải quyết theo con đường Tòa án, các bên có thể giải quyết theo con đường trọng tài. Hiện nay đã có quy định quốc tế về trọng tài. Điểm khác biệt cơ bản giữa tố tụng trọng tài và tố tụng theo con đường tòa án là:

1. Quyết định của trọng tài là chung thẩm phải thực hiện ngay, không có sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm như con đường Tòa án.

2. Xét xử trọng tài là xét xử kín còn xét xử theo con đường tòa án là công khai, do đó các đơn vị kinh tế không thích đem nhau ra tòa khi có tranh chấp mà chỉ muốn đưa đến trọng tài vì sợ lộ bí mật hoặc xấu chàng hổ thiếp.

3. Tại Việt Nam ngôn ngữ xét xử tại tòa bắt buộc là ngôn ngữ Việt Nam.
và vân vân....

Lời khuyên tốt nhất cho bạn là cần xem thử điều khoản giải quyết tranh chấp đượcquy định như thế nào thì cứ theo đó mà thực hiện. Không còn quyền lựa chọn trừ khi hai bên đồng ý thay đổi.

Khi Hợp đồng không quy định cụ thể cơ quan nào giải quyết tranh chấp thì bạn nên gặp các "Luật sư VN đẳng cấp quốc tế" để nhơ can thiệp, vì đây là vấn đề cực....kỳ phức tạp liên quan đến tư pháp quốc tế, các hiệp định quốc tế.... . Không nên võ đoán...rất nguy hiểm. Các Luật sư được đào tạo bài bản còn ngán món này huống hồ gì "dân ngoại đạo". Chúc bạn may mắn.
 
Ðề: Nguyên tắc trong Hợp đồng Thương mại.

Quá tuyệt hà hà. Để BAO thêm tí nội dung cho phần của bác pepsihung thêm hoành tráng nhé.

Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân thì Toà án kinh tế là một trong những cơ quan xét xử của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án kinh tế có chức năng chính là xét xử các vụ án kinh tế (nay theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự là các tranh chấp về kinh doanh, thương mại)

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thoả thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định

Nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, hai bên đã có thoả thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Trọng tài và thoả thuận đó có hiệu lực, bạn hoàn toàn có quyền làm đơn kiện gửi Trung tâm trọng tài yêu cầu giải quyết tranh chấp của mình. (quyền tự lựa chọn)

Nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, hai bên không có thoả thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Trọng tài hoặc có song thoả thuận đó vô hiệu, bạn chỉ có thể làm đơn kiện gửi Toà án kinh tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top