Nguồn vốn doanh nghiệp

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
Tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về vốn, và việc phân loại vốn theo các cách thức khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp đề ra được các giải pháp quản lí và sử dụng sao cho có hiệu quả. Có nhiều cách phân loại vốn doanh nghiệp theo các góc độ khác nhau:​
- Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia thành hai loại: Vốn hữu hình và vốn vô hình.
- Căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia là hai loại: Vốn ngắn hạn và vốn dài hạn.
- Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn được hình thành từ hai nguồn cơ bản: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Căn cứ vào nội dung vật chất, vốn được chia làm hai loại: Vốn thực (còn gọi là vốn vật tư hàng hoá) và vốn tài chính (hay còn gọi là vốn tiền tệ).
- Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của từng loại vốn trong các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, người ta chia vốn sản xuất kinh doanh thành hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động. Dưới đây ta sẽ phân loại vốn theo nguồn hình thành và đặc điểm luân chuyển để phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài này.
a.jpg
- Phân loại vốn theo nguồn hình thành
a) Vốn chủ sở hữu
Là tổng số vốn góp của các chủ sở hữu vào doanh nghiệp bao gồm vốn góp ban đầu và số tăng giảm vốn góp (vốn góp bổ sung, giá trị cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại, đánh giá lại tài sản...Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán (không phải là một khoản nợ). Vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Vốn đẩu tư của chủ sở hữu: là toàn bộ vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở vào doanh nghiệp.
- Thặng dư vốn cổ phần: Là tổng giá trị độ lệch giữa vốn góp theo mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành cổ phiếu.
- Vốn khác của chủ sở hữu: Là vốn được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, hoặc được tặng, biếu viện trợ....
- Cổ phiếu quỹ là giá trị thực tế mua lại số cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành sau đó được mua lại bởi chính công ty cổ phần đó làm cổ phiếu ngân quỹ.
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của vật tư, sản phẩm, hàng hóa và tài sản cố định so với giá đánh giá lại được thể hiện trong biên bản đánh giá lại của vật tư,sản phẩm, hàng hóa và tài sản cố định.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Là chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước khi đi vào hoạt động).
- Nguồn vốn từ các quỹ: được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp như: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Lợi nhận sau thuế chưa phân phối: phản ánh kết quả kinh doanh (lợi nhuận, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn đầu tư XDCB: là nguồn vốn được hình thành do ngân sách cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp.
b) Nợ phải trả
Là tổng số vốn mà doanh nghiệp không có quyền sở hữu nhưng có quyền sử dụng. Là tổng các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay (vay ngắn hạn, vay dài hạn, vay trong nước, vay nước ngoài), các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, các khoản phải trả cho công nhân viên (tiền lương, phụ cấp,...) và các khoản phải trả khác.
- Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường.
Nợ ngắn hạn gồm các khoản: Vay ngắn hạn; khoản nợ dài hạn đến hạn trả; các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu; Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước; tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động; các khoản chi phí phải trả; các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn; các khoản phải trả ngắn hạn khác.
- Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm.
Nợ dài hạn gồm các khoản: Vay dài hạn cho đầu tư phát triển; Nợ dài hạn phải trả; Trái phiếu phát hành; các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn; Thuế thu nhập hoãn lại phải trả; Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; Dự phòng phải trả.
- Phân loại vốn theo đặc điểm luân chuyển
a) Vốn cố định
Vốn cố định là vốn mà doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm, xây dựng để hình thành nên tài sản cố định (TSCĐ) hay được hiểu là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Việc quản lý vốn cố định thực chất là việc quản lý TSCĐ.
TSCĐ: là những tư liệu lao động có giá trị lớn tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh, mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và đáp ứng 2 tiêu chuẩn:
- Thời gian sử dụng: trên 1 năm
- Có giá trị đạt mức tối thiểu (trên 10 triệu đồng)
Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, vốn cố định là phần vốn đầu tư mua sắm các loại tài sản cố định dưới hai hình thức: Ngân sách cấp phát và vay ngân hàng ( một phần được trích từ quỹ phát triển sản xuất).
Để tạo điều kiện cho việc quản lý và sử dụng vốn cố định, người ta thường tiến hành phân chia tài sản cố định theo các tiêu thức sau:
- Theo mục đích sử dụng tài sản cố định gồm có:
+ Tài sản cố định phục vụ mục đích kinh doanh
+ Tài sản cố định phục vụ phúc lợi công cộng, an ninh quốc phòng
+ Tài sản cố định bảo quản giữ hộ
- Theo hình thái biểu hiện có thể chia tài sản cố định thành hai loại:
+ Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất nó thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu, chi phí mua bằng phát minh sáng chế…
+ Tài sản cố định hữu hình bao gồm:
· Nhà cửa, vật kiến trúc, đường xá, cầu cảng.
· Máy móc thiết bị
· Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
· Thiết bị, dụng cụ quản lý
· Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm
· Các loại tài sản cố định khác
b) Vốn lưu động
Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động và tài sản lưu thông được đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy vốn lưu động bao gồm những giá trị của tài sản lưu động như: Nguyên vật liệu chính, phụ, nguyên vật liệu và phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vật tư thuê ngoài chế biến, vốn tiền mặt, thành phẩm trên đường gửi bán…
Vốn lưu động có đặc điểm là luân chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm trong cùng một chu kỳ sản xuất, vận động liên tục qua các giai đoạn trong quá trình sản xuất, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Vốn lưu động là hình thái giá trị của nhiều yếu tố tạo thành, mỗi yếu tố có tính năng, tác dụng riêng. Để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả ta phải tiến hành phân loại theo một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Căn cứ vào quá trình luân chuyển và tuần hoàn của vốn, vốn lưu động được chia làm ba loại: vốn dự trữ, vốn trong sản xuất, vốn lưu thông.
- Căn cứ vào phương pháp xác lập vốn, người ta chia vốn lưu động ra làm hai loại:
+ Vốn lưu động định mức: Là vốn lưu động được quy định mức tối thiểu cần thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm vốn dự trữ, vốn trong sản xuất và thành phẩm hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, thuê ngoài chế biến.
+ Vốn lưu động không định mức: Là vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không có căn cứ để tính toán định mức được, chẳng hạn như thành phẩm trên đường gửi bán, vốn kết toán.
- Phân loại theo hình thái biểu hiện: Vốn lưu động gồm:
+ Vốn vật tư hàng hoá: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.
+ Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn bằng tiền mặt, đầu tư ngân hàng…
- Căn cứ vào chủ sở hữu về vốn, vốn lưu động bao gồm:
Vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp; vốn vay hay các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.

Nguồn: Tổng hợp
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top