Nghiệp vụ cần nhớ khi bạn làm kế toán

hang.dinh

Member
Hội viên mới
Hệ thống các nghiệp vụ đang khiến bạn đau đầu? Hôm nay Ban quản trị webiste xin được chia sẻ với bạn đọc quan tâm bài viết Tổng hợp các nghiệp vụ kế toán cần có, phải nhớ.Hướng dẫn cách nhớ nhanh các tài khoản.

Mua hàng

N 152,153,155,156,211,641,642.......; Gia mua chưa bao gồm thuế GTGT

N 133 ; Thuế GTGT mua vào

C 111, 112, 331 : Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn.


Khi thanh toán công nợ kỳ trước hoặc trả trước tiền hàng cho NCC

N 331

C 111, 112


Bán hàng

N 111, 112,131 : Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn

Có 511: Doanh thu ghi theo giá bán chưa gồm thuế GTGT

Có 3331 Thuế GTGT bán ra


Khi thu công nợ kỳ trước của KH, hoặc khách hàng trả trước tiền hàng

Nợ 111, 112

Có 131

Ngân hàng trả lãi cho DN

N 112

C 515

Phí dịch vụ tài khoản , phí in sao kê ( Các chi phí liên quan đến doanh nghiệp )

N 642

C 112

Doanh nghiệp trả lãi cho ngân hàng ( do đi vay)

Nợ 635

Có 111,112

Thu vốn góp cổ phần của cổ đông

Nợ 111,112, 221

Có 411



nghiep-vu-ke-toan.png




CÔNG CỤ , DỤNG CỤ, NVL, THÀNH PHẨM

Các xác định nguyên giá của CCDC. NVL = Giá mua ghi trên hóa đơn chưa gồm VAT + Chi phí liên quan ( vận chuyển, bốc đỡ, lắp đặt...) + Thuế nhập khẩu, TTĐB ( Nếu có ) - các khoản giảm trừ ( CKTM, giảm giá, hàng bán bị trả lại)


1. Phương pháp tính giá xuất kho

- Phương pháp bình quân gia quyền

Gía trị thực tế loại tồn đầu kỳ + giá trị thực tế cùng loại nhập trong kỳ

ĐGBQ cả kỳ dự trữ = -----------------------------------------------------------

Số lượng thực tế từng loại tồn đầu kỳ + số lượng thực tế nhập trong kỳ

- Phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp này đơn hàng nào nhập kho trước sẽ được xuất đi trước

- Phương pháp nhập sau xuất trước

- Phương pháp này đơn hàng nào nhập về sau sẽ được xuất trước

- Phương pháp thực tế đích danh

Phương pháp này chỉ dùng cho những mặt hàng giá trị cao và bán đơn chiếc


2. Xuất công cụ dụng cụ


- Khi mua CCDC ta nhập kho CCDC

Nợ 153

Nợ 1331

Có 111,112,331


- Khi xuất dùng

* Trường hợp 1: Phân bổ 1 lần toàn bộ giá trị CCDC

N 154 : sử dụng cho bộ phận sản xuất

N 641 : Sử dụng cho bộ phận bán hàng

N 642 : Sử dụng cho bộ phận QLDN

C 153 : công cụ dụng cụ

* TRường hợp 2 : Phân bổ nhiều lần toàn bộ giá trị CCDC


+ Khi xuất dùng

N 142 ( dưới 1 năm tài chính)

N 242 ( Trên 1 năm tài chính)

C 153


+ Khi phân bổ từ 2 lần trở lên

N 154: sử dụng cho bọ phận Sx

N 641 : sử dụng cho bộ phận bán hàng

N 642 : sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp

C 242, 142

Nếu bạn chưa biết hoạch toán công cụ, dụng cụ mời bạn xem : Hướng dẫn hoạch toán công cụ dụng cụ


TÀI SẢN CỐ ĐỊNH


Các xác định nguyên giá của TSCD= Gía mua ghi trên hóa đơn chưa gồm VAT+ Chi phí liên quan ( Vận chuyển, bốc đỡ, lắp đặt...) + Thuế nhập khẩu ( nếu có)- các khoản giảm trừ ( Ck thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại)


1. Khi mua TSCĐ

N 211

N 133

C 111, 112, 331

* Chú ý

- Khi mua TS phải kết chuyển nguồn ( kết chuyển đúng nguyên giá của Ts)

- Mua TS bằng vốn vay dài hạn hay bằng nguồn vốn kinh doanh thì không phải kết chuyển nguồn.


2. Hàng tháng tính khấu hao

Thường các DN tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng

N 154/ 641 / 642

C 214


3. Trong quá trình sử dụng mà thanh lý , nhượng bán


- Xóa sổ

N 214 : Tổng giá trị khấu hao tình đến thời điểm thanh lý, nhượng bán

N 811: Giá trị còn lại

C 211: Nguyên giá TS


- Giá thỏa thuận

N 111,112,131

C 711 : Giá thỏa thuận của 2 bên

C 3331 thuế GTGT bán ra của TS


- Trường hợp có tân trang sửa chữa trước khi thanh lý

N 811 Chi phí thanh lý

N 133 Thuế gtgt

C 111, 112, 331


TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG


1. Các khoản trích theo lương


Chỉ tiêu BHXH (26%) BHYT (4,5%) BHTN(2%) KPCĐ(2%)

Trừ vào CP của DN 18% 3% 1% 2%

Trừ vào lương 8% 1,5% 1%


2. Hạch toán

Lương phải trả các bộ phận của DN

Nợ 154/641/642

Có 334

Trích các loại bảo hiểm tính vào chi phí của DN

Nợ 154/641/642 (18% x lương cơ bản)

Có 3383


Nợ 154/641/642 (3% x lương cơ bản)

Có 3384


Nợ 154/641/642 (1% x lương cơ bản)

Có 3389


Nợ 154/641/642 (2% x lương cơ bản)

Có 3382


Trích các loại bào hiểm , thuế TNCN trừ vào lương của người lao động

Nợ 334

Có 3383

N 334 ( 1,5% x lương cơ bản)

C 3384


N 334 ( 1% X lương cơ bản)

C 3389


Thanh toán lương cho CNV


N 334 Lương thực lĩnh = Tổng lương ( Tổng bên Có TK 334) - các khoản giảm trừ vào lương ( Tổng bên Nợ TK 334

C 111/ 112


- Nộp các khoản BH


N 3383


N 3384


N 3389


C 111/ 112

Hi vọng với những chia sẻ ở trên các bạn đã phần nào hệ thống lại được các nghiệp vụ của mình. Bên cạnh đó cũng rất nhiều bạn còn thiếu sót những kĩ năng, kiến thức, Kế Toán Hà Nội liên tục khai giảng các khóa học kế toán thực hành trên bộ chứng từ thực tế.

Nguồn: dichvuketoan
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top