Lưu ý về doanh thu khi quyết toán thuế công ty xây dựng

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Một trong những sai phạm thường gặp khi quyết toán thuế các công ty xây dựng đó chính là sai phạm về doanh thu. Sai phạm này chủ yếu do không ghi nhận doanh thu hoặc ghi nhận doanh thu sai thời điểm. Vì vậy mà giải trình doanh thu là việc rất cần thiết đối với các doanh nghiệp xây dựng khi quyết toán thuế mà mục tiêu của việc giải trình này chính là để kiểm trai lại việc ghi nhận doanh thu và thời điểm ghi nhận doanh thu.

slide_thumb1-big_27102016221035.jpg

Trước tiên, cùng tìm hiểu cách xác định doanh thu tính thuế TNDN và thời điểm ghi nhận doanh thu của công ty xây dựng.

Xác định doanh thu tính thuế

Căn cứ theo Điểm m, Khoản 3, Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động lắp đặt, xây dựng như sau:

“m) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.

- Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

- Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.”


Thời điểm ghi nhận doanh thu:


Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Với những quy định về cách xác định doanh thu cũng như là thời điểm ghi nhận doanh thu, sau đây sẽ là các rủi ro và lưu ý để xử lý một số trường hợp sai phạm liên quan đến doanh thu mà các công ty xây dựng hay mắc phải.

Trường hợp thời điểm ghi nhận doanh thu sau thời điểm trên hợp đồng:

Rủi ro:
  • Tăng doanh thu tính thuế của kỳ trước
  • Phạt 20% do kê khai sai làm giảm số thuế phải nộp
  • Loại chi phí phát sinh sau ngày ấn định lại về thời điểm ghi nhân doanh thu
  • Bị phạt do xuất hóa đơn sai thời điểm.
Lưu ý:
  • Nếu DN xây dựng có phát sinh nghiệp vụ ghi nhận doanh thu sau thời điểm quy định trên hợp đồng thì cần có bộ hồ sơ đi kèm chứng minh tính “thực tế” của thời điểm ghi nhận doanh thu. Ví dụ: do chủ đầu tư bàn giao mặt bằng trễ, hoặc các vấn đề phát sinh được thể hiện trong hợp đồng và biên bản thỏa thuận với chủ đầu tư.
  • Bộ hồ sơ này là rất cần thiết và thực tế các doanh nghiệp cũng nên cần chuẩn bị để tránh những khoản phạt vi phạm hợp đồng do hoàn thành trễ tiến độ.
  • Vì một lý do nào đó, doanh nghiệp thực sự đã nghiệm thu, nhưng xuất hóa đơn sai thời điểm thì bộ hồ sơ chứng minh chi phí phát sinh sau đó, có đối chiếu bảng dự toán công trình là rất cần thiết để tránh bị loại trừ chi phí
Trường hợp thời điểm ghi nhận doanh thu trước thời điểm trên hợp đồng:

Rủi ro: Trường hợp doanh nghiệp nghiệm thu trước cho chủ đầu tư để giải ngân . Việc thực hiện chưa thực sự xảy ra nên doanh nghiệp có khuynh hướng “ mua hóa đơn ” để hợp thức hóa . Cơ quan thuế sẽ tập trung vào kiểm tra chi phí đầu vào của các hợp đồng này .


Lưu ý:
Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ đi kèm thật chặt chẽ để chứng minh việc hoàn tất sớm hơn tiến độ này là thực tế phát sinh.

Trường hợp giá trị xuất hóa đơn (ghi nhận doanh thu) nhỏ hơn trên hợp đồng


Rủi ro:

  • Ấn định lại doanh thu tính thuế nếu doanh nghiệp không giải trình được lý do. Biên bản thỏa thuận của hai bên với lý do hợp lý là tốt nhất .
  • Phạt 20 % do kê khai sai làm giảm số thuế phải nộp

Lưu ý:
Mọi khoản thỏa thuận giảm về giá trị hợp đồng đều cần có lý do và thỏa thuận bằng văn bản của 2 bên
  • Trường hợp giảm giá trị trên hợp đồng do giảm khối lượng thi công , thì chi phí dự toán cũng giảm tương ứng khi phân tích giá vốn
  • Trường hợp do chất lượng - giảm giá theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 14 ghi nhận doanh thu , thì biên bản phải thể hiện rõ.
Phát hiện doanh thu ghi nhận thiếu bằng khoản khách hàng trả tiền trước

Rủi ro:
  • Tăng doanh thu tính thuế của kỳ tính thuế trước
  • Phạt 20 % do kê khai sai làm giảm số thuế phải nộp
Lưu ý: Các khoản khách hàng trả tiền trước đều phải được quy định trên hợp đồng. Và bản chất của các điều khoản này phải thực sự là khoản ứng trước của khách hàng .

Ví dụ : Hợp đồng quy định tạm ứng đợt 1 sau khi hoàn tất phần A , tạm ứng đợt 2 sau khi hoàn tất phần B. Mặc dù điều khoản là “ tạm ứng ” – nhưng đã hoàn tất và có nghiệm thu ( nghiệm thu rồi chủ đầu tư mới đồng ý thanh toán ) thì điều khoản này thể hiện đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu.

Chú ý: Quy định mức phạt do kê khai sai làm giảm số thuế phải nộp.


Theo điều 12, Thông tư 166/2013/TT-BTC, thì:


“Điều 12. Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.

1. Các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:

a) Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm nhưng người nộp thuế phát hiện và đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế.

….

2. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này là 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với mức quy định của pháp luật về thuế.”
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top