LT - Quyết định đầu tư dài hạn 2

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VỐN TRONG QUYẾT ĐỊNH DỰ TOÁN VỐN ĐẦU TƯ DÀI HẠN

Trong mục này cung cấp cho người đọc những vấn đề chuyên môn được đề cập trong mục tiêu thứ hai là phương pháp kỹ thuật phân tích và đưa ra quyết định sàn lọc, quyết định ưu tiên về dự toán vốn đầu tư dài hạn như phương pháp hiện giá thuần (NPV), phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) và một số phương pháp kỹ thuật khác trong chọn lựa dự án đầu tư như phương pháp kỳ hoàn vốn, phương pháp tỷ suất sinh lời giản đơn.

1. Phương pháp phân tích vốn cho quyết định sàng lọc dự án đầu tư

a. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV - Net Present Value)


Phương pháp NPV là một phương pháp tính toán, so sánh để xác định chênh lệch giữa giá trị hiện tại các dòng tiền thu với giá trị hiện tại các đồng tiền chỉ của một dự án đầu tư dài hạn. Từ đó, căn cứ vào NPV, nhà quản trị và đưa ra quyết định sàng lọc vốn đầu tư dài hạn, một dự án đầu tư dài hạn được chấp nhận hay không chấp nhận.

Kỹ thuật tính NPV

Ví dụ 1, Công ty ABC đang xem xét mua một hệ thống máy tự động để thực hiện tự động hóa công việc sản xuất hằng năm. Máy này dự tính giá 50.000.000đ và tuổi thọ là 5 năm. Vào cuối năm thứ 5, giá trị thu hồi khi thanh lý của máy bằng không. Nếu sử dụng máy này sẽ giúp cho công ty giảm chi phí lao động trực tiếp mỗi năm 18.000.000đ. Công ty yêu cầu tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư (trước chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) tối thiểu là 20%. Máy này sẽ được mua hay không, công ty ABC phải tính toán như thế nào với dòng tiền đầu tư hiện tại là 50.000.000 đồng, chi phí tiết kiệm mỗi năm 18.000.000đ tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu là 20%. Những thông tin trên sẽ được tóm tắt như sau:

Chi phí đầu tư ban đầu (dòng tiền chỉ) 50.000.000 đ
Tuổi thọ dự án 5 năm

Chi phí tiết kiệm hàng năm (dòng tiện thu) 18.000.000đ
Giá trị tài sản thu hồi sau năm thứ 5: 00đ
Tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu 20%

Căn cứ vào phương pháp NPV, việc tính toán được thể hiện trên Bảng 1

Bảng 1 – Bảng tính NPV của dự án
NămSố tiềnHệ số chiết khấuGiá trị hiện tại dòng tiền
Chi phí tiết kiệm hàng năm1-518.000.000đ2,99153.838.000đ
Vốn đầu tư ban đầuHiện tại(50.000.000đ)1,000(50.000.000đ)
+3.838.000đ


Tra cứu trên bảng giá trị hiện tại dòng tiền phát sinh đều hàng năm với thời gian 5 năm và tỷ lệ chiết khấu 20% - Bảng tính hệ số chiết khấu theo công thức 1/r x [1- (1/(1+r)^n]

Với kết quả phân tích trên, công ty nên thực hiện dự án mua máy này vì với tỷ lệ chiết khấu dòng tiền là 20%, tuổi thọ dự án là 5 năm, thì giá trị hiện tại (quy về đầu năm thứ nhất) của số tiền chi ra ban đầu để mua máy (đồng tiến chi đầu năm thứ nhất) là 50.000.000 đ là 50.000.000đ và giá trị hiện tại của số tiến từ tiết kiệm chi phí lao động mỗi năm 18.000.000đ (dòng tiền thu đầu hằng năm trong thời gian 5 năm) là 53.838.000đ hay giá trị hiện tại thuần của dự án mua máy là 3.838.000đ.

Tương tự, căn cứ vào phương pháp NPV, phương án đầu tư được chấp nhận khi NPV lớn hơn hoặc ít nhất bằng không và phương án đầu tư sẽ không được chấp nhận khi NPV nhỏ hơn không

Các dòng tiền trong dự án đầu tư dài hạn

Các dòng tiền chỉ - Phần lớn có là 3 loại dòng tiền chi :


- Thứ nhất, với những dự án đầu tư mới, dòng tiền chi ban đầu cho dự án như chỉ mua sắm máy móc thiết bị, chỉ mua các tài sản khác đi kèm và chi phí lắp đặt. Trong đó, tiền thu từ bán những thiết bị, tài sản cũ được ghi vào giảm dòng tiền chi ban đầu.
- Thứ hai, với những dự án đầu tư mở rộng, dòng tiền chi là vốn đầu tư tăng thêm trong mở rộng hoạt động. Vốn đầu tư tăng thêm thường được thể hiện qua giá trị tài sản tăng thêm từ đầu tư. Ví dụ, tài sản hiện tại của công ty là 100.000.000 đ, sau khi đầu tư mở rộng, tài sản của công ty là 120.000.000đ. như vậy dòng tiền chi trọng đầu tư mở rộng lúc này là 20.000.000đ
- Thứ ba, với những dự án sửa chữa, nâng cấp thiết bị, dòng tiền chi chính là chi phí để sửa chữa, duy trì hay nâng cao năng lực hoạt động của máy móc thiết bị.

Các dòng tiền thu - Phần lớn gồm 3 loại dòng tiền thu:

- Thứ nhất, dòng tiền thu thông thường từ doanh thu hay giảm chi phí từ tác động của dự án đầu tư hay nói cách khác là dòng tiền thu vào của doanh nghiệp từ dự án đầu tư
- Thứ hai, dòng tiền thu từ bán thiết bị khi kết thúc dự án.
- Thứ ba, dòng tiền thu từ bán một số tài sản khác có liên quan đến dự án trong việc đầu tư, mua sắm, vận hành dự án như hàng tồn kho, giảm vốn hoạt động thường xuyên,

Thu hồi vốn đầu tư

NPV cung cấp phương pháp kỹ thuật chiết khấu dòng tiền dựa trên tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư ban đầu. Khi NPV là dương, có nghĩa là dự án đầu tư có dòng tiền thu bù đắp được dòng tiền chi phí và tạo thêm một khoản để đảm bảo cho tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư

Ví dụ 2, Công ty AB đang xem xét mua một thiết bị với chi tiết dự tính như sau

Chi phí đầu tư ban đầu (dòng tiền chi): 3.170.000đ
Tuổi thọ dự án: 4 năm
Thu nhập hằng năm (dòng tiền thu): 1.000.000 đ
Giá trị tài sản thu hồi khi thanh lý ở năm thứ 5: 00đ
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư tối thiểu: 10%

Bảng tính giá trị hiện tại của dự án mua thiết bị được thể hiện qua bảng như sau

Bảng 2
NămSố tiềnHệ số chiết khấuGiá trị hiện tại dòng tiền
Chi phí tiết kiệm hàng năm1-51.000.000 đ3,1703.170.000 đ
Vốn đầu tư ban đầuHiện tại(3.170.000 đ)1,000(3.170.000 đ)
+000 đ

Tra cứu trên bảng giá trị hiện tại dòng tiền phát sinh đều hàng năm với thời gian 5 năm và tỷ lệ chiết khấu 20% - Bảng tính các hệ số chiết khấu theo công thức (1/r) [1- (1/(1+r)^n]

Bảng chiết tính này đồng nghĩa với mỗi năm công ty có được dòng tiền thu là 1.000.000đ, dòng tiền thu này bù đắp một phần dòng tiền chi cho vốn đầu tư ban đầu là 3.170.000đ và một phần đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu từ trên vốn đầu tư (10%). Việc bù đắp này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3
NămDòng tiền chi trong nămDòng tiền thu trong nămMức đảm bảo cho tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư - 10%Mức bù đắp vốn đầu tư trong năm
Vốn đầu tư chưa bù đắp đến cuối năm
13.170.000đ1.000.000đ317.000đ683.000đ2.487.000đ
22.487.000đ 1.000.000đ249.000đ751.000đ1.736.000đ
31.736.000đ1.000.000đ173.000đ827.000đ909.000đ
4909.000đ1.000.000đ91.000đ909.000đ000 đ
3170.000đ

=> Tổng vốn đầu tư đã được bì đáp 3.170.000đ

Những giả thiết sử dụng trong phương pháp NPV

Có hai giả thiết cơ bản được sử dụng trong tính NPV. Thứ nhất, ngoại trừ vốn đầu tư ban đầu, tất cả dòng tiền được giả thiết rằng chỉ xảy ra lúc năm nhằm đơn giản hóa việc tính toán, chiết khấu. Tuy nhiên, vấn đề này đôi khi không thực tế. Thứ hai, tất cả dòng tiền thu từ dự án đầu tư được giả thiết là sử dụng toàn bộ cho việc bù đắp vốn đầu tư và cũng như đảm bảo tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư. Điều này đôi khi không thực tế nên có thể dẫn đến nguy cơ tinh thiếu chính xác trong tính toán NPV.

Chọn lựa tỷ lệ chiết khấu dòng tiền

NPV dương thể hiện tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư vượt quá tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư sử dụng để chiết khấu dòng tiền. NPV âm thể hiện rằng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư của dự án nhỏ tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư được sử dụng để chiết khấu dòng tiền. Vì vậy, nếu sử dụng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư tối thiểu được sử dụng để chiết khấu dòng tiền dự án đầu tư khi NPV dương có nghĩa là dự án sẽ có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư lớn hơn tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư tối thiểu và ngược lại nếu NPV âm có nghĩa là dự án đầu tư có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư nhỏ hơn tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư tối thiểu..

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư tối thiểu là gì, chính là chi phí sử dụng vốn tối thiểu mà doanh nghiệp đặt ra cho một dự án. Chi phí sử dụng vốn (cost of capital) là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn bình quân mà một doanh nghiệp phải trả cho những khoản tín dụng dài hạn và các cổ động đầu tư vào dự án. Nếu tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn, doanh nghiệp sẽ không bù đắp được thu nhập cho các tổ chức tín dụng hay các cổ đông trong việc sử dụng vốn của họ. Vì vậy, dự án đầu tư với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư thấp hơn chi phí sử dụng vốn sẽ bị phản đối, loại bỏ.

Chi phí sử dụng vốn được sử dụng như là một tiêu chuẩn để sàng lọc dự án đầu tư. Khi chi phí sử dụng vốn được sử dụng để chiết khấu dòng tiền trong phân tích NPV, bất kỳ dự án nào có NPV âm đều không đảm bảo bù đắp chi phí sử dụng vốn nên doanh nghiệp cần loại bỏ dự án, dự án không được chấp nhận.

Mở rộng phương pháp NPV cho dòng tiền khác nhau

Để mở rộng và củng cố thêm việc sử dụng NPV trong sàng lọc dự án đầu tư dài hạn, chúng ta nghiên cứu ví dụ sau:
Ví dụ 3. Theo hợp đồng bản quyền, công ty BC có một cơ hội để đưa ra thị trường một sản phẩm mới với chu kỳ sống là 5 năm. Sản phẩm này được mua từ một nhà sản xuất của công ty A và công ty BC chịu trách nhiệm chi phí xúc tiến và phân phối. Theo bảng quyền này, công ty HC có thể đổi mới sản phẩm ở cuối năm thứ 5. Sau khi nghiên cứu cẩn thận, công ty BC dự tính chỉ phí và thu nhập của sản phẩm này như sau :

Chi phí đầu tư cho thiết bị: 60.000.000đ
Vốn hoạt động: 100.000.000đ
Chi phí sửa chữa lớn thiết bị từ năm thứ 4: 5.000.000đ
Giá trị thu hồi từ thiết bị ở năm thứ 6: 10.000.000đ
Doanh thu và chi phí hàng năm
Doanh thu: 200.000.000đ
Giá vốn hàng bán: 125.000.000đ
Chi phí khác cho hoạt động: 35.000.000đ

Ở cuối năm thứ 5, nếu công ty BC không mua lại bản quyền, vốn hoạt động dư thừa có thể đầu tư vào hoạt động khác. Công ty BC sử dụng tỷ lệ chiết khấu 14%. Sản phẩm mới có nên thực hiện hay không.

Ví dụ này liên quan với những dòng tiền chi và dòng tiền thu khác nhau. Giải pháp chiết khấu loại dòng tiền có đặc điểm này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4

Doanh thu: 125.000.000đ
Trừ giá vốn hàng bán: 125.000.000đ
Trừ chi phí khác: 35.000.000đ
Dòng tiền thuần hàng năm: 40.000.000đ
Số nămSố tiềnTỷ lệ chiết khấu 14%Giá trị hiện tại của dòng tiền
Mua thiết bịHiện tại(60.000.000 đ)1,000(60.000.000 đ)
Vốn hoạt độngHiện tại(100.000.000 đ)1,000(100.000.000 đ)
Chi phí sửa chữa lớn4(5.000.000 đ)0,592 (1)2.960.000đ
Dòng tiền thuần hằng năm từ hoạt động1-540.000.000 đ3,433 (2)137.320.000đ
Giá trị thiết bị thanh lý510.000.000đ0,519 (1)5.190.000đ
Vốn hoạt động sử dụng cho hoạt động khác5100.000.000đ0,519 (1)51.900.000đ
Giá trị hiện tại thuần31.450.000đ

(1) Tra cứu trên bảng giá trị hiện tại dòng tiền phát sinh một lần với tỷ lệ chiết khấu 14% . Bảng tính các hệ số chiết khấu theo công thức (1/(1+r)^n) Tra cứu trên bảng giá trị hiện tại dòng tiền phát sinh đều hàng năm với tỷ lệ chiết khấu 20% - Bảng tính các hệ số chiết khấu theo công thức (1/r) [1 - (1/(1+r)^n]
Với những đề xuất trên, NPV của dự án là dương nên tiến hành dự án trên công ty sẽ đảm bảo được chi phí sử dụng vốn tối thiểu là 14%

Mở rộng phương pháp giá trị hiện tại thuần với nhiều phương án đầu tư

Với tất cả những ví dụ đã thảo luận trước đây đều liên quan đến đánh giá, chọn lựa một dự án đầu tư dài hạn riêng lẻ. Trong phần kế tiếp, chúng ta sẽ mở rộng nghiên cứu phương pháp NPV trong việc đánh giá, lựa chọn hai dự án và tích hợp khái niệm chi phí thích hợp để chiết khấu, phân tích các dòng tiền. Để so sánh khả năng cạnh tranh của các dự án đầu tư dài hạn, chúng ta có thể sử dụng một trong hai phương pháp là phương pháp tổng chi phí (total cost approach) và phương pháp chênh lệch chi phí (incremental cost approach)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top