4.7. Kế toán phải trả nội bộ
4.7.1. Khái niệm và yêu cầu quản lý
Phải trả nội bộ phản ánh các khoản nợ phải trả và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới với nhau về các khoản thu hộ, chi hộ hoặc các khoản phải nộp cấp trên hoặc phải cấp cho cấp dưới trong cùng 1 đơn vị kế toán.
Phải trả nội bộ phải hạch toán chi tiết cho từng đơn vị nội bộ có quan hệ phải trả, trong đó phải theo dõi chi tiết từng khoản phải trả, đã trả, còn phải trả. Nội dung các khoản phải trả nội bộ bao gồm:
- Ở đơn vị cấp trên:
+ Các khoản cấp trên phải cấp cho cấp dưới (ngoài kinh phí);
+ Các khoản nhờ cấp dưới chi trả hội
+ Các khoản đã thu hộ cấp dưới;
+ Các khoản phải trả nội bộ vãng lai khác.
. Ở đơn vị cấp dưới:
+ Các khoản cấp dưới phải nộp lên cấp trên theo quy định;
+ Các khoản nhờ cấp trên hoặc đơn vị nội bộ khác chi trả hộ;
+ Các khoản đã thu hộ đơn vị cấp trên và đơn vị nội bộ khác; + Các khoản phải trả nội bộ vãng lai khác.
Các đơn vị cấp dưới trong quan hệ thanh toán nội bộ là các đơn vị hạch toán phụ thuộc và không phải lập báo cáo tài chính gửi ra bên ngoài. Cuối kỳ, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư Phải trả nội bộ và Phải thu nội bộ với các đơn vị có quan hệ theo từng nội dung thanh toán và thanh toán bù trừ với từng đối tượng. Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng khoản của từng đơn vị có quan hệ, đồng thời khi cấp trên lập BCTC tổng hợp toàn đơn vị phải hạch toán bù trừ trên Phải trả nội bộ, Phải thu nội bộ. Nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.
4.7.2. Tài khoản sử dụng
TK 336- Phải trả nội bộ: phản ánh các khoản nợ phải trả nội bộ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả nội bộ của đơn vị.
4.7.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1- Phản ánh số tiền, vật tư đơn vị đã thu hộ các đơn vị nội bộ, ghi:
Nợ TK 111112, 152, 153,... / Có TK 336
2- Khi có quyết định trích nộp quỹ lên cho đơn vị cấp trên, phản ánh số phải nộp cho đơn vị cấp trên, ghi: quỹ
Nợ TK 431 / Có TK 336
- Khi chuyển tiền nộp, ghi
Nợ TK 336 / Có TK 111, 112
3- Khi chuyển trả số đã thu hộ cho đơn vị nội bộ bằng tiền, NVL, CCDC: Nợ TK 336 / Có TK 111, 112, 152, 153....
4- Đối với các khoản thu phí lệ phí đơn vị phải nộp cho cấp trên, ghi:
Nợ TK 3373 / Có TK 336
- Khi chuyển tiền nộp, ghi
Nợ TK 336 / Có TK 111, 112,...
5- Bù trừ khoản phải trả nội bộ với khoản phải thu nội bộ của cùng đối tượng:
Nợ TK 336 / Có TK 136
6- Mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp (trường hợp mua sắm tập trung thực hiện ký hợp đồng và mua sắm TSCĐ và đơn vị nhận tài sản từ đơn vị mua sắm tập trung là đơn vị cấp dưới của đơn vị mua sắm tập trung và hạch toán phụ thuộc), kế toán tại đơn vị mua sắm tập trung như sau:
a) Khi rút dự toán chuyển trả nhà cấp: cung
Nợ TK 331 / Có TK 336
Có TK 008
Đồng thời, ghi
Nợ TK 336 / Có TK 2411
b) Khi bàn giao TSCĐ cho đơn vị cấp dưới:
4.8. Kế toán tạm thu
4.8.1. Khái niệm và yêu cầu quản lý
Tạm thu phản ánh các khoản tạm thu phát sinh tại đơn vị nhưng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu ngay. Các khoản tạm thu bao gồm:
Đối với các khoản đơn vị được phép rút tạm ứng từ dự toán về quỹ tiền mặt hoặc được NSNN cấp bằng Lệnh chi tiền (Lệnh chi tiền tạm ứng, LCTTC) về TK tiền gửi dự toán của đơn vị tại KBNN, đơn vị phải theo dõi chi tiết việc sử dụng số tiền mặt đã tạm ứng này hoặc sử dụng tiền từ TK tiền gửi dự toán để phản ánh vào TK chi phí liên quan, đồng thời phải làm đầy đủ thủ tục thanh toán số tạm ứng đã nhận hoặc số tiền gửi dự toán đã sử dụng để phản ánh vào TK doanh thu (hoặc các khoản nhận trước chưa ghi thu) tương ứng.
Đối với các khoản tạm thu về phí, lệ phí đơn vị xác định số nộp NSNN, số được để lại đơn vị trên cơ sở số thực thu và số phải thu nếu xác định chắc chắn sẽ thu được ngay trong kỳ. Đối với các dự án viện trợ mà nhà tài trợ chuyển tiền thanh toán thẳng cho bên thứ 3 (không qua TK tiền gửi của đơn vị) hoặc các khoản viện trợ bằng hàng thì không xem là Tạm thu.
Khi tiếp nhận, sử dụng dự toán ứng trước cho ĐTXDCB, phản ánh vào TK 1374 số đã sử dụng và TK 3374 số đã nhận. Khi được giao dự toán chính thức thì kết chuyển số đã nhận vào TK 3664 và số đã sử dụng vào TK 241.
Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản tạm thu, khoản nào đủ điều kiện ghi nhận doanh thu được chuyển sang TK doanh thu tương ứng; Khoản nào dùng để đầu tư mua sắm TSCĐ mua NLVL, CCDC nhập kho được kết chuyển sang TK các khoản nhận trước chưa ghi thu.
4.7.1. Khái niệm và yêu cầu quản lý
Phải trả nội bộ phản ánh các khoản nợ phải trả và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới với nhau về các khoản thu hộ, chi hộ hoặc các khoản phải nộp cấp trên hoặc phải cấp cho cấp dưới trong cùng 1 đơn vị kế toán.
Phải trả nội bộ phải hạch toán chi tiết cho từng đơn vị nội bộ có quan hệ phải trả, trong đó phải theo dõi chi tiết từng khoản phải trả, đã trả, còn phải trả. Nội dung các khoản phải trả nội bộ bao gồm:
- Ở đơn vị cấp trên:
+ Các khoản cấp trên phải cấp cho cấp dưới (ngoài kinh phí);
+ Các khoản nhờ cấp dưới chi trả hội
+ Các khoản đã thu hộ cấp dưới;
+ Các khoản phải trả nội bộ vãng lai khác.
. Ở đơn vị cấp dưới:
+ Các khoản cấp dưới phải nộp lên cấp trên theo quy định;
+ Các khoản nhờ cấp trên hoặc đơn vị nội bộ khác chi trả hộ;
+ Các khoản đã thu hộ đơn vị cấp trên và đơn vị nội bộ khác; + Các khoản phải trả nội bộ vãng lai khác.
Các đơn vị cấp dưới trong quan hệ thanh toán nội bộ là các đơn vị hạch toán phụ thuộc và không phải lập báo cáo tài chính gửi ra bên ngoài. Cuối kỳ, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư Phải trả nội bộ và Phải thu nội bộ với các đơn vị có quan hệ theo từng nội dung thanh toán và thanh toán bù trừ với từng đối tượng. Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng khoản của từng đơn vị có quan hệ, đồng thời khi cấp trên lập BCTC tổng hợp toàn đơn vị phải hạch toán bù trừ trên Phải trả nội bộ, Phải thu nội bộ. Nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.
4.7.2. Tài khoản sử dụng
TK 336- Phải trả nội bộ: phản ánh các khoản nợ phải trả nội bộ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả nội bộ của đơn vị.
4.7.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1- Phản ánh số tiền, vật tư đơn vị đã thu hộ các đơn vị nội bộ, ghi:
Nợ TK 111112, 152, 153,... / Có TK 336
2- Khi có quyết định trích nộp quỹ lên cho đơn vị cấp trên, phản ánh số phải nộp cho đơn vị cấp trên, ghi: quỹ
Nợ TK 431 / Có TK 336
- Khi chuyển tiền nộp, ghi
Nợ TK 336 / Có TK 111, 112
3- Khi chuyển trả số đã thu hộ cho đơn vị nội bộ bằng tiền, NVL, CCDC: Nợ TK 336 / Có TK 111, 112, 152, 153....
4- Đối với các khoản thu phí lệ phí đơn vị phải nộp cho cấp trên, ghi:
Nợ TK 3373 / Có TK 336
- Khi chuyển tiền nộp, ghi
Nợ TK 336 / Có TK 111, 112,...
5- Bù trừ khoản phải trả nội bộ với khoản phải thu nội bộ của cùng đối tượng:
Nợ TK 336 / Có TK 136
6- Mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp (trường hợp mua sắm tập trung thực hiện ký hợp đồng và mua sắm TSCĐ và đơn vị nhận tài sản từ đơn vị mua sắm tập trung là đơn vị cấp dưới của đơn vị mua sắm tập trung và hạch toán phụ thuộc), kế toán tại đơn vị mua sắm tập trung như sau:
a) Khi rút dự toán chuyển trả nhà cấp: cung
Nợ TK 331 / Có TK 336
Có TK 008
Đồng thời, ghi
Nợ TK 336 / Có TK 2411
b) Khi bàn giao TSCĐ cho đơn vị cấp dưới:
4.8. Kế toán tạm thu
4.8.1. Khái niệm và yêu cầu quản lý
Tạm thu phản ánh các khoản tạm thu phát sinh tại đơn vị nhưng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu ngay. Các khoản tạm thu bao gồm:
- Các khoản tạm ứng kinh phí hoạt động từ NSNN về quỹ tiền mặt hoặc NSNN cấp bằng lệnh chi tiền vào tài khoản tiền gửi của đơn vị; Các khoản viện trợ, vay nợ nước ngoài mà nhà tài trợ, nhà cho vay chuyển tiền vào TK tiền gửi của đơn vị tại Ngân hàng;
- Các khoản thu về phí, lệ phí đơn vị đã thu được;
- Các khoản ứng trước dự toán của năm sau;
- Các khoản tạm thu khác, như thu từ hoạt động đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì HĐTX của đơn vị; thu bán hồ sơ thầu công trình đầu tư XDCB thu, chi thanh lý, nhượng bán TSCĐ mà theo quy định phần chênh lệch đơn vị phải nộp NSNN; các khoản tạm thu chưa xác định là doanh thu của đơn vị....
Đối với các khoản đơn vị được phép rút tạm ứng từ dự toán về quỹ tiền mặt hoặc được NSNN cấp bằng Lệnh chi tiền (Lệnh chi tiền tạm ứng, LCTTC) về TK tiền gửi dự toán của đơn vị tại KBNN, đơn vị phải theo dõi chi tiết việc sử dụng số tiền mặt đã tạm ứng này hoặc sử dụng tiền từ TK tiền gửi dự toán để phản ánh vào TK chi phí liên quan, đồng thời phải làm đầy đủ thủ tục thanh toán số tạm ứng đã nhận hoặc số tiền gửi dự toán đã sử dụng để phản ánh vào TK doanh thu (hoặc các khoản nhận trước chưa ghi thu) tương ứng.
Đối với các khoản tạm thu về phí, lệ phí đơn vị xác định số nộp NSNN, số được để lại đơn vị trên cơ sở số thực thu và số phải thu nếu xác định chắc chắn sẽ thu được ngay trong kỳ. Đối với các dự án viện trợ mà nhà tài trợ chuyển tiền thanh toán thẳng cho bên thứ 3 (không qua TK tiền gửi của đơn vị) hoặc các khoản viện trợ bằng hàng thì không xem là Tạm thu.
Khi tiếp nhận, sử dụng dự toán ứng trước cho ĐTXDCB, phản ánh vào TK 1374 số đã sử dụng và TK 3374 số đã nhận. Khi được giao dự toán chính thức thì kết chuyển số đã nhận vào TK 3664 và số đã sử dụng vào TK 241.
Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản tạm thu, khoản nào đủ điều kiện ghi nhận doanh thu được chuyển sang TK doanh thu tương ứng; Khoản nào dùng để đầu tư mua sắm TSCĐ mua NLVL, CCDC nhập kho được kết chuyển sang TK các khoản nhận trước chưa ghi thu.