LT - Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 3

Đan Thy

Member
Hội viên mới
1.4. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN

Các đơn vị kế toán HCSN phải tổ chức công tác kế toán theo quy định của nhà nước để thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin về đơn vị.

1.4.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Đơn vị hành chính sự nghiệp phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán bắt buộc (không được sửa đổi mẫu biểu) theo quy định của Chế độ KTHCSN hiện hành, gồm 4 loại: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, Biên lai thu tiền. Ngoài 4 loại này và các chứng từ bắt buộc quy định tại các văn bản khác, đơn vị tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.

Đối với mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không để hư hỏng, mục nát. Séc, Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.

1.4.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản (TK) kế toán áp dụng cho đơn vị HCSN được nhà nước quy định thống nhất, bao gồm 10 loại. Trong đó:

Các TK trong bảng từ loại 1 đến loại 9 được hạch toán kép, dùng để kế toán tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính), áp dụng cho tất cả các đơn vị, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.

Các TK ngoài bảng, gồm TK loại 0 được hạch toán đơn. TK loại 0 liên | quan đến NSNN hoặc có nguồn gốc NSNN (TK 004, 006, 008, 009, 012, | 013, 014, 018) cần được phản ánh theo MLNSNN, theo niên độ (năm trước, năm nay, năm sau (nếu có)) và theo yêu cầu quản lý của NSNN.

Các đơn vị HCSN căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành để lựa chọn tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị.

1.4.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán

Đơn vị HCSN phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị. Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán.

Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Tùy theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu sổ kế toán. Có 3 hình thức kế toán được áp dụng tại đơn vị HCSN

(1) Nhật ký chung

(2) Nhật ký-Sổ cái

(3) Chứng từ ghi sổ

Đơn vị HCSN có thể áp dụng một trong ba hình thức này tùy theo đặc điểm hoạt động, quy mô của đơn vị, và có thể thực hiện ghi sổ thủ công hoặc sử dụng phần mềm kế toán. Trong đó, hình thức Nhật ký-Sổ cái phù hợp với các đơn vị quy mô nhỏ; hình thức Chứng từ ghi sổ phù hợp với các đơn vị quy mô trung bình, lớn; hình thức NKC có thể áp dụng bất kỳ đơn vị ở quy mô nào.

1.4.4. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán

Đơn vị HCSN có trách nhiệm lập báo cáo tài chính (BCTC) và báo cáo quyết toán (BCQT) vào cuối kỳ kế toán năm để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng bên trong đơn vị và bên ngoài đơn vị.

Báo cáo tài chính

BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị. Thông tin BCTC giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Thông tin BCTC của đơn vị HCSN là thông tin cơ sở để hợp nhất BCTC của đơn vị cấp trên.

Các đơn vị HCSN lập BCTC theo mẫu biểu đầy đủ, trừ một số đơn vị có thể lựa chọn để lập BCTC theo mẫu biểu đơn giản. BCTC của đơn vị HCSN phải được nộp cho CQNN có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm (31/12).

Báo cáo quyết toán

BCQT NSNN dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phi NSNN của đơn vị HCSN, được trình bày chi tiết theo MLNSNN để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông trên BCQT NSNN phục vụ cho việc đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về NSNN và các cơ chế tài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, là căn cứ quan trọng giúp CQNN, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá, giám sát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị. Đơn vị HCSN có sử dụng NSNN phải lập BCQT ngân sách đối với phần kinh phí do NSNN cấp.

BCQT nguồn khác phản ánh tình hình thu - chi các nguồn khác (ngoài nguồn NSNN) của đơn vị HCSN, theo quy định của pháp luật phải thực hiện quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác.

Thông tin trên Báo cáo quyết toán nguồn khác phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị áp dụng, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan có thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách áp dụng cho đơn vị.

Đơn vị HCSN có phát sinh các khoản thu, chi từ nguồn khác, nếu có quy định phải quyết toán như nguồn NSNN cấp với cơ quan có thẩm quyền thì phải lại BCQT đối với các nguồn này. Thời hạn nộp BCQT năm của ĐVHCSN có sỉ dụng kinh phí NSNN thực hiện theo quy định Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top