LT - Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 2

Đan Thy

Member
Hội viên mới
1.2.3. Phương thức cấp phát kinh phí

Phương thức cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước được hiểu là cách thức mà nhà nước sử dụng cho các đối tượng sử dụng ngân sách theo đúng yêu cầu định trước. Hiện nay, dựa theo Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30.12.2016, việc cấp phát và chi ngân sách có 2 hình thức

(a) Chi ngân sách theo hình thức rút dự toán từ KBNN Thực hiện chi theo hình thức rút dự toán tại KBNN đối với 5 nhiệm vụ chi:

*Chi thường xuyên trong dự toán được giao của các CQNN, các ĐVSNCL, các tổ chức CT-XH, tổ chức CTXH-NN, tổ chức XH, tổ chức XHNN thường xuyên được NSNN hỗ trợ kinh phí và các đơn vị được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thường xuyên theo quy định luật;

*Chi viện trợ đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia;


*Chi xúc tiến du lịch, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư (không bao gồm chi xúc tiến đầu tư quốc gia);

*Chi đặt hàng sản xuất phim tài liệu và khoa học, phim hoạt hình, phim truyện điện ảnh theo chính sách của Nhà nước;

*Chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

Căn cứ chế độ, tiến độ, khối lượng thực hiện của từng chương trình, dự án, nhiệm vụ và mức tạm ứng theo quy định, Sở Tài chính thực hiện rút dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP, mức rút tối đa bằng dự toán giao cho từng chương trình, dự án, nhiệm vụ. Trường hợp rút dự toán nhưng sử dụng không đúng mục tiêu hoặc không sử dụng hết, thì phải hoàn trả NSTW trong phạm vi tối đa 30 ngày kể từ ngày rút dự toán.

Đối với bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên cho NS cấp dưới ở địa phương, UBND cấp trên quy định việc rút dự toán của NS cấp dưới phù hợp với thực tế ở địa phương và bảo đảm đúng mục tiêu theo quy định. Định kỳ, chậm nhất vào ngày 15 tháng sau, KBNN tổng hợp, báo cáo cơ quan tài chính củng cấp tình hình thực hiện rút dự toán chi bổ sung cân đối NS, chi bổ sung có mục tiêu của NS cấp trên cho NS cấp dưới của tháng trước.

Trường hợp phát hiện việc rút dự toán chi bổ sung cân đối NS, bổ sung có mục tiêu của cơ quan tài chính không đúng quy định, KBNN có văn bản thông báo cho cơ quan tài chính biết, đồng thời tạm dừng việc rút dự toán chi bổ sung cân đối NS, chi bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên cho NS cấp dưới.

(b) Chi ngân sách theo hình thức lệnh chi tiền

Thực hiện chi theo hình thức lệnh chi tiền đối với 12 nhiệm vụ:

*Chi cho vay theo chính sách xã hội của nhà nước và các chương trình, dự án khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

*Chi chuyển kinh phí cho cơ quan BHXH Việt Nam để chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo quy định; kinh phí đóng và hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng theo quy định của pháp luật về BHYT; kinh phí hỗ trợ quỹ BHTN theo quy định của pháp luật về BHTN;

*Chi góp vốn cổ phần, đóng niên liễm cho các tổ chức tài chính quốc tế (trừ các khoản đã giao trong dự toán của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở TW thực hiện rút dự toán tại KBNN);

Chi cấp vốn điều lệ và chi hỗ trợ cho các tổ chức tài chính Nhà nước theo quy định;

*Chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách;

*Chi hỗ trợ các DN hoạt động công ích, phòng và chi xúc tiến đầu tư quốc gia; Chi hỗ trợ, đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với các DN, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức XH-NN không quan hệ thường xuyên với NS;

*Chi hỗ trợ các địa phương khác và chi hỗ trợ cơ quan, đơn vị của cấp trên theo quy định;

*Chi bổ sung dự trữ quốc gia và chi bảo quản hàng dự trữ quốc gia (đối với các hàng hóa được Nhà nước giao cho các DN dự trữ); Chi bổ sung QDTTC và các khoản ghi thu, ghi chi NS theo chế độ.

* Chi chương trình mục tiêu Biển Đông - Hải đảo cho lĩnh vực quốc phòng, ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương thực hiện)

*Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt và các nhiệm vụ chi khác được cấp bằng hình thức lệnh chi tiền của cơ quan công an, quốc phòng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

* Chi bảo đảm hoạt động đối với cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; Chi trả nợ vay của NSNN (trừ các khoản thanh toán gốc, lãi, phí phát hành, hoán đổi, thanh toán trái phiếu Chính phủ);

* Chi viện trợ đột xuất của Nhà nước cho nước ngoài;

1.3. Đối tượng kế toán, yêu cầu và nguyên tắc kế toán

1.3.1. Đối tượng kế toán

Đối tượng kế toán của đơn vị HCSN bao gồm 6 nhóm sau:


Tiền, đầu tư tài chính, các khoản phải thu, hàng tồn kho;

TSCĐ, khấu hao và hao mòn lũy kếtài sản XDCB dở dang;

Các khoản phải trả, phải nộp

Nguồn vốn kinh doanhnguồn kinh phí và các quỹ;

Thu (doanh thu), chi (chi phí) và thặng dư (thâm hụt) lũy kế

Các tài sản và nguồn vốn khác liên quan đến đơn vị kế toán.

1.3.2. Yêu cầu và nguyên tắc kế toán

Kế toán của đơn vị HCSN phải đáp ứng 7 yêu cầu như sau:


Trung thực: Thông tin, số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo dựa trên các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế và hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Khách quan: Thông tin, số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng thực tế, không bị xuyên tạc, bóp méo.

Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

Kịp thời: Thông tin, số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

Dễ hiểu: Thông tin, số liệu kế toán được trình bày trên BCTC phải rõ

ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Những thông tin phức tạp cần được giải trình trong phần thuyết minh.

Có thể so sánh được: Thông tin sẽ hữu ích nếu nó giúp người đọc phân tích, đánh giá và ra quyết định dựa trên sự so sánh. Thông tin, số liệu kế toán giữa dự toán với thực tế, giữa các kỳ kế toán trong một đơn vị HCSN, giữa các đơn vị HCSN hay giữa đơn vị HCSN với KBNN chỉ có thể so sánh khi chúng được trình bày nhất quán.

Để đảm bảo điều này, Nhà nước xây dựng hệ thống MLNSNN thống nhất và yêu cầu các đơn vị phải tổ chức hạch toán, báo cáo phù hợp với MLNSNN. Các hoạt động thu - chi của đơn vị HCSN là một bộ phận trong tổng thể thu - chi của NSNN. Do vậy, để phục vụ cho yêu cầu so sánh, đối chiếu, kiểm soát và tổng hợp báo cáo thu - chi NSNN, kế toán HCSN phải tổ chức theo dõi các khoản thu - chi phát sinh tại đơn vị chi tiết theo MLNSNN.

Công khai: Để tăng cường trách nhiệm giải trình, đảm bảo tính minh bạch trong khu vực công, BCTC của các đơn vị HCSN phải được công khai theo quy định của pháp luật về kế toán và các văn bản có liên quan.

Kế toán của đơn vị HCSN phải tuân thủ 7 nguyên tắc như sau:
•Cơ sở dồn tích: Các nghiệp vụ kinh tế được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không phải vào thời điểm thực thu, thực chi tiền.

•Hoạt động liên tục: BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là đơn vị đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong một tương lai gần: điều này đặt ra yêu cầu là phải sử dụng giá gốc để ghi nhận, trình bày thông tin các đối tượng kế toán có liên quan. Nếu giả thiết hoạt động liên tục bị vi phạm (đơn vị sắp giải thể, sáp nhập, thanh lý,...) thì BCTC phải lập theo một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC.

•Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc là số tiền thực tế mà đơn vị đã chi hoặc sẽ phải chi để có được đối tượng kế toán là các loại tài sản khác nhau. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trú khi có các quy định cụ thể của nhà nước.

•Phù hợp: việc ghi nhận khoản thu phải phù hợp với nhau. Xác định, ghi nhận các khoản chi phải phù hợp với các khoản thu của kỳ kế toán, để qua đó có căn cứ quyết toán tình hình thu - chi, cũng như xác định đúng kết quả kinh doanh trong hoạt động SXKDDV của đơn vị.

• Nhất quán: chính sách, phương pháp kế toán mà đơn vị sử dụng phải nhất quán ít nhất trong 1 kỳ kế toán năm. Trường hợp chính sách và phương pháp kế toán đã chọn có thay đổi, thì đơn vị phải giải trình lý do thay đổi và được cấp có thẩm quyền xác nhận là hợp lý.

•Thận trọng: là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc đòi hỏi: không đánh giá giá trị của tài sản và các khoản thu nhập cao hơn giá trị thực không đánh giá giá trị của các khoản nợ phải trả và các khoản chi thấp hơn giá trị thực.

•Trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp: Thiếu thông tin đó hoặc thông tin đó không chính xác sẽ làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top