III- CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN.
1. Soát xét báo cáo tài chính.
Một cách khái quát, soát xét là thuật ngữ dùng để chỉ dịch vụ xác nhận được thực hiện dựa trên các báo cáo tài chính của các đơn vị không có yêu cầu kiểm toán, với độ tin cậy cần đảm bảo chỉ ở mức độ trung bình, và vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng báo cáo tài chính. Mục đích của soát xét là đưa ra một sự đảm bảo dưới dạng “không khẳng định”, khác với với ý kiến khẳng định được đưa ra trong cuộc kiểm toán thông thường.
Có nghĩa là, thay vì nói rằng báo cáo tài chính được trình bày hợp lý, thì báo cáo được lập trên cơ sở soát xét lại nêu là “... Không có điều gì khiến chúng tôi phải lưu ý và làm cho chúng tôi tin rằng báo cáo tài chính của kỳ kết thúc vào … là không trình bày trung thực và hợp lý về tình hình tài chính và kết quả hoạt động phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành”.
Để tránh hiểu lầm, trong thư cam kết của hợp đồng soát xét, kiểm toán viên cần nêu lên những nội dung sau đây :
- Mục tiêu của dịch vụ được thực hiện.
- Phạm vi của soát xét, trong đo nêu rõ là công việc soát xét được thực hiện phù hợp các chuẩn mực kiểm toán quốc gia, hoặc quốc tế.
- Trong thư hẹn nên đưa ra báo cáo soát xét mẫu.
- Khẳng định rằng không thể dựa vào một cuộc soát xét để phát hiện các sai lệch trọng yếu.
- Khẳng định rằng đây không phải là một cuộc kiểm toán nên sẽ không có ý kiến kiểm toán nào được đưa ra. Nhằm nhấn mạnh điều này và để tránh hiểu lầm, kiểm toán viên có thể xem xét để nêu thêm rằng hợp đồng soát xét không thể thỏa mãn yêu cầu luật định hoặc của các bên thứ ba như một hợp đồng kiểm toán. Trong quá trình thực hiện dịch vụ này, kiểm toán viên thu thập bằng chứng thông qua quá trình tìm hiểu về đơn vị - như phỏng vấn các nhà quản lý, sau đó dùng các thủ tục phân tích để xác định xem báo cáo tài chính có nhất quán với các hiểu biết nói trên hay không ? Trong việc xác định tính chất, thời gian và phạm vi các thủ tục soát xét, kiểm toán viên thường dựa trên :
- Hiểu biết từ các cuộc kiểm toán, hoặc dịch vụ soát xét của các kỳ trước.
- Hiểu biết về các nguyên tắc và thực hành kế toán áp dụng cho ngành nghề của đơn vị.
- Hiểu biết về hệ thống kế toán của đơn vị. Tính trọng yếu của các nghiệp vụ và các số dư tài khoản, và những ước tính của nhà quản lý.
Sau đây là các thủ tục phỏng vấn và phân tích mà kiểm toán viên thường sử dụng trong dịch vụ soát xét :
• Tìm hiểu hoạt động kinh doanh và ngành nghề hoạt động của đơn vị.
• Phỏng vấn về các vấn đề có liên quan đến các nguyên tắc và thực hành kế toán của đơn vị.
• Phỏng vấn về các vấn đề có liên quan đến các thủ tục ghi chép, phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ, tích lũy những thông tin cần khai báo trên các báo cáo tài chính và lập báo cáo tài chính.
• Phỏng vấn về các vấn đề có liên quan đến tất cả các cơ sở dẫn liệu trọng yếu trên báo cáo tài chính.
• Qua phân tích, xác định các mối quan hệ và các khoản mục bất thường. Các thủ tục đó bao gồm :
- So sánh báo cáo tài chính kỳ này với các báo cáo kỳ trước.
- So sánh báo cáo tài chính với các dự đoán về kết quả hoạt động và tình hình tài chính.
- Dựa trên cơ sở kinh nghiệm, hoặc những tiêu chuẩn trong ngành nghề của đơn vị, nghiên cứu về mối quan hệ giữa các khoản mục của báo cáo tài chính, và xem chúng có phù hợp với mô hình dự đoán hay không ? Trong khi áp dụng các thủ tục phân tích, kiểm toán viên sẽ xem xét các vấn đề cần phải điều chỉnh cho công việc kế toán trong những kỳ sau.
• Phỏng vấn các nhà quản lý về các vấn đề nảy sinh trong các buổi họp các cổ đông, của Ban giám đốc, của Hội đồng quản trị và các đối tượng khác mà chúng có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
• Trên cơ sở các thông tin thu thập được, kiểm toán viên đọc và xem báo cáo tài chính trình bày có phù hợp với các chuẩn mực kế toán áp dụng hay không ?
• Nếu cần, thu thập các báo cáo của các kiểm toán viên khác về việc thực hiện hợp đồng kiểm toán, hoặc soát xét báo cáo tài chính đối với các bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính.
• Phỏng vấn những người có trách nhiệm về cac vấn đề có liên quan đến kế toán, chẳng hạn :
- Tất cả các nghiệp vụ có được ghi chép vào sổ sách không ?
- Báo cáo tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán hiện hành hay không ?
- Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, hay trong những nguyên tắc và thực hành kế toán.
- Các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các thủ tục trên.
- Thu thập thư giải trình của nhà quản lý nếu thấy (cần thiết).
2. Kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận
2.1- Thực hiện kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận.
ISA 920 “Hợp đồng về kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận” đã trình bày về những nguyên tắc căn bản và hướng dẫn tổng quát để thực hiện hợp đồng kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận. Như đã trình bày, kiểm toán viên không cung cấp một sự đảm bảo cho những hợp đồng này, mà chỉ báo cáo về các dữ kiện phát hiện được. Trong thư hẹn cần liệt kê các thủ tục thỏa thuận và thông báo là báo cáo này chỉ được phân phối cho một số người sử dụng đặc biệt trong phạm vi giới hạn. Các thủ tục có thể thực hiện bao gồm :
• Phỏng vấn và phân tích.
• Tính toán, so sánh và kiểm tra độ chính xác của viec ghi chép khác.
• Quan sát.
• Điều tra.
• Xác nhận.
2.2- Các nội dung của báo cáo.
Báo cáo sẽ trình bày các nội dung chủ yếu sau đây :
- Các thông tin tài chính và phi tài chính cụ thể đã được kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận.
- Nêu rõ rằng các thủ tục kiểm toán được thực hiện theo thỏa thuận với người nhận báo cáo.
- Nêu rõ rằng công việc được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kiểm toán (quốc tế hoặc quốc gia) được áp dụng cho hợp đồng kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận
- Mục đích của việc kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận.
- Liệt kê các thủ tục kiểm toán đã thực hiện.
- Các vấn đề đã phát hiện trong kiểm toán, chú ý là phải mô tả cụ thể về các sai sót hoặc vi phạm.
- Nêu rõ các thủ tục tiến hành không tạo thành một cuộc kiểm toán hay soát xét, và do đó không đưa ra một sự bảo đảm nào.
- Nêu rõ rằng báo cáo chỉ cung cấp giới hạn trong phạm vi các bên tham gia thỏa thuận về các thủ tục thực hiện.
3. Soạn thảo báo cáo tài chính.
Soạn thảo là việc lập các báo cáo tài chính căn cứ theo sổ sách kế toán và những giải trình của khách hàng, và không cam kết sẽ đưa ra bất kỳ một sự đảm bảo nào về các báo cáo tài chính được cung cấp. Do đó, mục đích của soạn thảo là sắp xếp và trình bày các báo cáo tài chính cho đúng hình thức và phù hợp với các chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành. Như vậy, các đơn vị có thể hợp đồng với các kế toán viên công chứng15 để lập các báo cáo tài chính, hoặc được họ giúp đỡ để lập các báo cáo tài chính cho mình.
Những hiểu biết đó cần được thể hiện qua thư cam kết, trong đo nêu rõ :
-Nội dung của dịch vụ.
-Các giới hạn của dịch vụ - thí dụ như không thể dựa vào dịch vụ soạn thảo để phát hiện các sai sót.
-Nội dung của báo cáo sẽ được soạn thảo. Để thực hiện hợp đồng soạn thảo, kế toán viên công chứng phải có hiểu biết về các vấn đề sau đây :
• Các nguyên tắc, hoặc thông lệ kế toán mà đơn vị áp dụng.
• Đặc điểm của các loại nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.
• Hình thức của các sổ sách kế toán.
• Trình độ của nhân viên kế toán.
• Căn cứ kế toán áp dụng để trình bày các báo cáo tài chính.
• Hình thức và nội dung của các báo cáo tài chính v.v... Các kế toán viên công chứng phải đánh giá các giải trình của khách hàng trong phạm vi hiểu biết đủ để lập các báo cáo tài chính, nhưng ho không có trách nhiệm thực hiện bất kỳ các thủ tục kiểm tra nào để xác minh về các giải trình này. Tuy nhiên, nếu kế toán viên công chứng biết rằng những thong tin do đơn vị cung cấp là không đúng, không đầy đủ hoặc không thỏa mãn những yêu cầu khác để phục vụ cho mục đích của việc soạn thảo các báo cáo tài chính, kế toán viên công chứng sẽ thu thập thêm, hoặc xem xét lại những thông tin đó. Còn nếu khách hàng từ chối cung cấp thông tin để xem xét lại, kế toán viên công chứng sẽ hủy bo hợp đồng. Trước khi phát hành báo cáo, kế toán viên công chứng sẽ xem lại các báo cáo tài chính đã được biên soạn có phù hợp về hình thức và có những sai phạm trọng yếu hay không ?
1. Soát xét báo cáo tài chính.
Một cách khái quát, soát xét là thuật ngữ dùng để chỉ dịch vụ xác nhận được thực hiện dựa trên các báo cáo tài chính của các đơn vị không có yêu cầu kiểm toán, với độ tin cậy cần đảm bảo chỉ ở mức độ trung bình, và vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng báo cáo tài chính. Mục đích của soát xét là đưa ra một sự đảm bảo dưới dạng “không khẳng định”, khác với với ý kiến khẳng định được đưa ra trong cuộc kiểm toán thông thường.
Có nghĩa là, thay vì nói rằng báo cáo tài chính được trình bày hợp lý, thì báo cáo được lập trên cơ sở soát xét lại nêu là “... Không có điều gì khiến chúng tôi phải lưu ý và làm cho chúng tôi tin rằng báo cáo tài chính của kỳ kết thúc vào … là không trình bày trung thực và hợp lý về tình hình tài chính và kết quả hoạt động phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành”.
Để tránh hiểu lầm, trong thư cam kết của hợp đồng soát xét, kiểm toán viên cần nêu lên những nội dung sau đây :
- Mục tiêu của dịch vụ được thực hiện.
- Phạm vi của soát xét, trong đo nêu rõ là công việc soát xét được thực hiện phù hợp các chuẩn mực kiểm toán quốc gia, hoặc quốc tế.
- Trong thư hẹn nên đưa ra báo cáo soát xét mẫu.
- Khẳng định rằng không thể dựa vào một cuộc soát xét để phát hiện các sai lệch trọng yếu.
- Khẳng định rằng đây không phải là một cuộc kiểm toán nên sẽ không có ý kiến kiểm toán nào được đưa ra. Nhằm nhấn mạnh điều này và để tránh hiểu lầm, kiểm toán viên có thể xem xét để nêu thêm rằng hợp đồng soát xét không thể thỏa mãn yêu cầu luật định hoặc của các bên thứ ba như một hợp đồng kiểm toán. Trong quá trình thực hiện dịch vụ này, kiểm toán viên thu thập bằng chứng thông qua quá trình tìm hiểu về đơn vị - như phỏng vấn các nhà quản lý, sau đó dùng các thủ tục phân tích để xác định xem báo cáo tài chính có nhất quán với các hiểu biết nói trên hay không ? Trong việc xác định tính chất, thời gian và phạm vi các thủ tục soát xét, kiểm toán viên thường dựa trên :
- Hiểu biết từ các cuộc kiểm toán, hoặc dịch vụ soát xét của các kỳ trước.
- Hiểu biết về các nguyên tắc và thực hành kế toán áp dụng cho ngành nghề của đơn vị.
- Hiểu biết về hệ thống kế toán của đơn vị. Tính trọng yếu của các nghiệp vụ và các số dư tài khoản, và những ước tính của nhà quản lý.
Sau đây là các thủ tục phỏng vấn và phân tích mà kiểm toán viên thường sử dụng trong dịch vụ soát xét :
• Tìm hiểu hoạt động kinh doanh và ngành nghề hoạt động của đơn vị.
• Phỏng vấn về các vấn đề có liên quan đến các nguyên tắc và thực hành kế toán của đơn vị.
• Phỏng vấn về các vấn đề có liên quan đến các thủ tục ghi chép, phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ, tích lũy những thông tin cần khai báo trên các báo cáo tài chính và lập báo cáo tài chính.
• Phỏng vấn về các vấn đề có liên quan đến tất cả các cơ sở dẫn liệu trọng yếu trên báo cáo tài chính.
• Qua phân tích, xác định các mối quan hệ và các khoản mục bất thường. Các thủ tục đó bao gồm :
- So sánh báo cáo tài chính kỳ này với các báo cáo kỳ trước.
- So sánh báo cáo tài chính với các dự đoán về kết quả hoạt động và tình hình tài chính.
- Dựa trên cơ sở kinh nghiệm, hoặc những tiêu chuẩn trong ngành nghề của đơn vị, nghiên cứu về mối quan hệ giữa các khoản mục của báo cáo tài chính, và xem chúng có phù hợp với mô hình dự đoán hay không ? Trong khi áp dụng các thủ tục phân tích, kiểm toán viên sẽ xem xét các vấn đề cần phải điều chỉnh cho công việc kế toán trong những kỳ sau.
• Phỏng vấn các nhà quản lý về các vấn đề nảy sinh trong các buổi họp các cổ đông, của Ban giám đốc, của Hội đồng quản trị và các đối tượng khác mà chúng có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
• Trên cơ sở các thông tin thu thập được, kiểm toán viên đọc và xem báo cáo tài chính trình bày có phù hợp với các chuẩn mực kế toán áp dụng hay không ?
• Nếu cần, thu thập các báo cáo của các kiểm toán viên khác về việc thực hiện hợp đồng kiểm toán, hoặc soát xét báo cáo tài chính đối với các bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính.
• Phỏng vấn những người có trách nhiệm về cac vấn đề có liên quan đến kế toán, chẳng hạn :
- Tất cả các nghiệp vụ có được ghi chép vào sổ sách không ?
- Báo cáo tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán hiện hành hay không ?
- Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, hay trong những nguyên tắc và thực hành kế toán.
- Các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các thủ tục trên.
- Thu thập thư giải trình của nhà quản lý nếu thấy (cần thiết).
2. Kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận
2.1- Thực hiện kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận.
ISA 920 “Hợp đồng về kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận” đã trình bày về những nguyên tắc căn bản và hướng dẫn tổng quát để thực hiện hợp đồng kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận. Như đã trình bày, kiểm toán viên không cung cấp một sự đảm bảo cho những hợp đồng này, mà chỉ báo cáo về các dữ kiện phát hiện được. Trong thư hẹn cần liệt kê các thủ tục thỏa thuận và thông báo là báo cáo này chỉ được phân phối cho một số người sử dụng đặc biệt trong phạm vi giới hạn. Các thủ tục có thể thực hiện bao gồm :
• Phỏng vấn và phân tích.
• Tính toán, so sánh và kiểm tra độ chính xác của viec ghi chép khác.
• Quan sát.
• Điều tra.
• Xác nhận.
2.2- Các nội dung của báo cáo.
Báo cáo sẽ trình bày các nội dung chủ yếu sau đây :
- Các thông tin tài chính và phi tài chính cụ thể đã được kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận.
- Nêu rõ rằng các thủ tục kiểm toán được thực hiện theo thỏa thuận với người nhận báo cáo.
- Nêu rõ rằng công việc được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kiểm toán (quốc tế hoặc quốc gia) được áp dụng cho hợp đồng kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận
- Mục đích của việc kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận.
- Liệt kê các thủ tục kiểm toán đã thực hiện.
- Các vấn đề đã phát hiện trong kiểm toán, chú ý là phải mô tả cụ thể về các sai sót hoặc vi phạm.
- Nêu rõ các thủ tục tiến hành không tạo thành một cuộc kiểm toán hay soát xét, và do đó không đưa ra một sự bảo đảm nào.
- Nêu rõ rằng báo cáo chỉ cung cấp giới hạn trong phạm vi các bên tham gia thỏa thuận về các thủ tục thực hiện.
3. Soạn thảo báo cáo tài chính.
Soạn thảo là việc lập các báo cáo tài chính căn cứ theo sổ sách kế toán và những giải trình của khách hàng, và không cam kết sẽ đưa ra bất kỳ một sự đảm bảo nào về các báo cáo tài chính được cung cấp. Do đó, mục đích của soạn thảo là sắp xếp và trình bày các báo cáo tài chính cho đúng hình thức và phù hợp với các chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành. Như vậy, các đơn vị có thể hợp đồng với các kế toán viên công chứng15 để lập các báo cáo tài chính, hoặc được họ giúp đỡ để lập các báo cáo tài chính cho mình.
Những hiểu biết đó cần được thể hiện qua thư cam kết, trong đo nêu rõ :
-Nội dung của dịch vụ.
-Các giới hạn của dịch vụ - thí dụ như không thể dựa vào dịch vụ soạn thảo để phát hiện các sai sót.
-Nội dung của báo cáo sẽ được soạn thảo. Để thực hiện hợp đồng soạn thảo, kế toán viên công chứng phải có hiểu biết về các vấn đề sau đây :
• Các nguyên tắc, hoặc thông lệ kế toán mà đơn vị áp dụng.
• Đặc điểm của các loại nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.
• Hình thức của các sổ sách kế toán.
• Trình độ của nhân viên kế toán.
• Căn cứ kế toán áp dụng để trình bày các báo cáo tài chính.
• Hình thức và nội dung của các báo cáo tài chính v.v... Các kế toán viên công chứng phải đánh giá các giải trình của khách hàng trong phạm vi hiểu biết đủ để lập các báo cáo tài chính, nhưng ho không có trách nhiệm thực hiện bất kỳ các thủ tục kiểm tra nào để xác minh về các giải trình này. Tuy nhiên, nếu kế toán viên công chứng biết rằng những thong tin do đơn vị cung cấp là không đúng, không đầy đủ hoặc không thỏa mãn những yêu cầu khác để phục vụ cho mục đích của việc soạn thảo các báo cáo tài chính, kế toán viên công chứng sẽ thu thập thêm, hoặc xem xét lại những thông tin đó. Còn nếu khách hàng từ chối cung cấp thông tin để xem xét lại, kế toán viên công chứng sẽ hủy bo hợp đồng. Trước khi phát hành báo cáo, kế toán viên công chứng sẽ xem lại các báo cáo tài chính đã được biên soạn có phù hợp về hình thức và có những sai phạm trọng yếu hay không ?