Kiến thức cho người làm kế toán (Phần 3)

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới

Thặng dư vốn cổ phần là gì? Chi tiết về quy định và cách tính​


Giờ đây, thuật ngữ thặng dư vốn cổ phần ắt hẳn đã quá quen thuộc với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư kinh doanh. Thuật ngữ này được xuất hiện rất nhiều trong các báo cáo tài chính của các công ty cổ phần hiện nay. Vậy khái niệm về thặng dư vốn cổ phần là gì? Hay các quy định và cách tính thặng dư vốn cổ phần như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Thặng dư vốn cổ phần

1. Nguồn gốc của khái niệm thặng dư​

Thuật ngữ thặng dư được hiểu là số tiền bị chênh lệch từ giá trị hàng hóa mang lại cho chủ sở hữu sau khi trừ đi phần chi phí mà chủ sở hữu đã chi ra để sản xuất loại hàng hóa đó.
Cụ thể là các công nhân sẽ dùng các nguyên vật liệu sản xuất để tạo ra các loại hàng hóa gồm phí hao nguyên vật liệu đã bỏ ra và giá trị mới do lao động trừu tượng của công nhân. Và phần giá trị mới này chính là giá trị thặng dư nên lao động sống chính là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.

2. Định nghĩa về thặng dư vốn cổ phần​

Định nghĩa về thặng dư vốn cổ phần (Surplus equity) còn được các nhà đầu tư kinh doanh gọi là thặng dư vốn và được hiểu là khoản bị chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thị trường của cổ phiếu được phát hành. Trong đó:
  • Mệnh giá cổ phiếu là giá trị của cổ phiếu được doanh nghiệp quy định sẵn. Trên thị trường hiện nay, mỗi cổ phiếu được niêm yết với một mệnh giá chung là 10.000 VNĐ.
  • Giá thị trường là giá trị thực tế mà các nhà đầu tư phải bỏ ra để được sở hữu số cổ phiếu đó. Tuy nhiên, giá trị này sẽ có nhiều thay đổi, và việc thay đổi sẽ tùy thuộc vào tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đó và các yếu tố vĩ mô khác.

3. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến thặng dư vốn cổ phần​

Để công thức tính thặng dư vốn cổ phần được thực hiện một cách chính xác nhất, bạn đọc cần nắm rõ các yếu tố làm ảnh hưởng đến chúng như:
  • Biến động từ chính trị, kinh tế và xã hội khiến cho giá cổ phiếu dao động thất thường.
  • Doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng từ dư luận xã hội. Nếu có bất kỳ thông tin xấu hoặc tin đồn bất lợi sẽ khiến cho giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đó giảm đáng kể.
  • Mức giá của cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi quy luật cung cầu.
  • Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào thặng dư vốn cổ phần.
  • Cùng một số các yếu tố khác có tầm ảnh hưởng lớn như tỷ giá chuyển đổi, tốc độ tăng trưởng GDP trong nước, lãi suất,…

4. Tiêu chuẩn quy định về thặng dư vốn cổ phần trong mô hình doanh nghiệp​

Hiện nay, theo luật doanh nghiệp đã ban hành về việc các doanh nghiệp hoàn toàn có thể chào bán cổ phần bằng hoặc cao hơn mệnh giá cổ phần đã đăng ký. Tuy nhiên vẫn phải chấp hành một số tiêu chuẩn quy định sau:
4.1. Quy định hạch toán
Các hoạt động chào bán cổ phiếu dùng để huy động vốn không thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vậy nên khoản thặng dư vốn cổ phần sẽ được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn. Và không được phép hạch toán vào khoản thu nhập của doanh nghiệp.
4.2. Miễn tính thuế
Vì các khoản thặng dư vốn không phải là nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ không bị chịu thuế thu nhập hay thuế giá trị gia tăng này.
4.3. Chênh lệch giảm trong nguồn vốn
Hiện nay, có một vài trường hợp mà cổ phiếu doanh nghiệp được giao dịch với giá nhỏ hơn mệnh giá. Vậy nên sẽ xuất hiện phần chênh lệch giảm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Ví dụ:
Trong năm 2022, Công ty ABC (mã cổ phiếu: ABCI) phát hành gần 20.000.000 cổ phiếu, với mệnh giá 10.000 VNĐ/ cổ phiếu. Tuy nhiên tại thời điểm đó, cổ phiếu của ABCI đang được giao dịch với giá là 7.000 VNĐ/ cổ phiếu. Suy ra, phần chênh lệch giảm là:
(7.000 – 10.000) x 20.000.000 = – 60.000.000.000 (âm 60 tỷ đồng)
Và phần bị chênh lệch này sẽ không được đưa vào hạch toán mục chi phí. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ sử dụng khoản thặng dư vốn trước đó để bù vào. Trong trường hợp khoản thặng dư vốn trước đó không đủ thì doanh nghiệp sẽ phải sử dụng đến lợi nhuận sau thuế hoặc các loại quỹ khác của doanh nghiệp.
4.4. Điều chỉnh tăng vốn điều lệ công ty
Thông qua việc kết chuyển khoản thặng dư vốn cổ phần, doanh nghiệp có thể điều chỉnh tăng vốn điều lệ của mình. Tuy nhiên, việc kết chuyển phải được tuân thủ theo các quy định sau:
– Cổ phiếu quỹ
  • Trường hợp bán hết cổ phiếu quỹ: Doanh nghiệp có thể kết chuyển toàn bộ khoản thặng dư vốn để tăng vốn điều lệ.
  • Trường hợp chưa bán hết cổ phiếu quỹ:
  • Khoản thặng dư vốn > Tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa được bán ra => Doanh nghiệp chỉ được dùng phần chênh lệch tăng của thặng dư vốn và tổng giá vốn của cổ phiếu quỹ chưa được bán ra để tăng vốn điều lệ công ty.
  • Khoản thặng dư vốn ≤ Tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa được bán ra => Doanh nghiệp không thể điều chỉnh tăng vốn điều lệ.
– Đối với trường hợp phát hành cổ phiếu để triển khai các dự án đầu tư
Với trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được kết chuyển thặng dư vốn để bổ sung vốn điều lệ sau 3 năm. Và trong điều kiện là dự án đầu tư đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động.
– Đối với trường hợp phát hành cổ phiếu để bổ sung vốn kinh doanh
Doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ sau 1 năm kể từ khi kết thúc đợt phát hành.
>>> Xem thêm: Chức năng của quản trị nhân sự đối với sự phát triển doanh nghiệp.

5. Chi tiết về cách tính khoản thặng dư vốn cổ phần​

Công thức tính khoản thặng dư vốn cổ phần được rất nhiều người chia sẻ. Tuy nhiên, để tính đúng giá trị thì doanh nghiệp nên áp dụng đúng công thức. Dưới đây là công thức tính chính xác nhất hiện nay, cụ thể:
Thặng dư vốn cổ phần = (Giá thị trường – Mệnh giá) x Số lượng cổ phiếu đã phát hành
Trong đó:
  • Giá thị trường: là mức giá thực tế mà các nhà đầu tư phải bỏ ra để mua được cổ phiếu đó. Và mức giá này sẽ nhỏ, bằng hoặc lớn hơn mệnh giá niêm yết. Sự thay đổi mức giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp hay các yếu tố vĩ mô khác.
  • Mệnh giá: được hiểu là giá trị của các cổ phiếu đã được doanh nghiệp đó niêm yết sẵn. Mệnh giá chung của các cổ phiếu hiện nay trên thị trường là 10.000 VNĐ.
Ví dụ:
Để các định nghĩa trong cách tính được bạn đọc dễ hiểu hơn, chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ về khoản thặng dư vốn cổ phần dưới đây:
Công ty cổ phần ABC hoạt động và sản xuất vật tư y tế. Vào ngày 15/03/2022, công ty đã cho phát hành 5.000.000 cổ phiếu với mệnh giá niêm yết là 10.000 VNĐ/ cổ phiếu. Với dự kiến sẽ thu về 50.000.000.000 đồng. Tuy nhiên, do tình hình Covid-19 bùng phát nên nhu cầu sử dụng các mặt hàng này tăng cao. Vì vậy công ty quyết định tăng giá cổ phiếu lên 20.000 VNĐ/ cổ phiếu. Sau khi công ty bán hết cổ phiếu đã phát hành thì thu về được 100.000.000.000 đồng. Như vậy, phần chênh lệch giữa mức giá ban đầu so với mức giá bán thực tế là 50.000.000.000 đồng => Giá trị này được gọi là thặng dư vốn cổ phần của công ty ABC.
Như vậy, trên đây là toàn bộ kiến thức tổng quan về khái niệm thặng dư vốn cổ phần, Chi tiết về quy định và công thức của thặng dư vốn chính xác nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin hữu ích từ bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu và cập nhật thêm được nhiều kiến thức cho bản thân.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO
 

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới

Từ ngày 1/7/2023 các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi thế nào?​

Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ 1/7/2023, tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng, các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng sẽ thay đổi.
Trợ cấp bảo hiểm xã hội 2023

1. Mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau
Theo Khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau được tính như sau:
Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% * Mức lương cơ sở
Theo đó, lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng thì mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.
2. Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi
Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: “Lao động nữ sinh con được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia Bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con”.
Từ 1/7/2023, với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi của người lao động cũng sẽ là 3,6 triệu đồng cho mỗi con.
3. Mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản của lao động nữ được tính như sau:
Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% * Mức lương cơ sở
Với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản từ 1/7/2023 là 540.000 đồng/ngày.
4. Mức trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn tới suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% sẽ được nhận trợ cấp 1 lần.
Mức trợ cấp này được bao gồm cả trợ cấp tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH. Trong đó, mức trợ cấp tính theo mức độ suy giảm lao động được xác định như sau:
Trợ cấp = 5 * Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động – 5) * 0,5 * Mức lương cơ sở
Như vậy, với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp 1 lần tính theo mức độ suy giảm lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng từ 7,45 triệu đồng lên 9 triệu đồng nếu suy giảm 5% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 900.000 đồng.
5. Mức trợ cấp hàng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp dẫn tới suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên sẽ được nhận trợ cấp hàng tháng.
Mức trợ cấp này được bao gồm cả trợ cấp tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH. Trong đó, mức trợ cấp tính theo mức độ suy giảm lao động được xác định như sau:
Trợ cấp/tháng = 30% * Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động – 31) * 2% * Mức lương cơ sở
Với mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp hàng tháng tính theo mức độ suy giảm lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 36.000 đồng/tháng.
6. Mức trợ cấp phục vụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ theo Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì được hưởng trợ cấp phục vụ hàng tháng bằng mức lương cơ sở.
Do vậy, với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp phục vụ cũng sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng.
7. Mức dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật
Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định, người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà quay trở lại làm việc, trong thời gian 30 ngày đầu mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 – 10 ngày.
Mức hưởng dưỡng sức sau điều trị mỗi ngày được tính bằng 30% mức lương cơ sở. Theo đó, lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng thì mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.
8. Mức trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động mất do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân của người đó sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần như sau:
Trợ cấp 1 lần = 36 * Mức lương cơ sở
Với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp này sẽ tăng từ 53,64 triệu đồng lên thành 64,8 triệu đồng.
9. Trợ cấp mai táng
Theo Điều 66 Luật BHXH năm 2014, người lao động đang tham gia BHXH, đang bảo lưu quá trình đóng, đang hưởng lương hưu, đang hưởng trợ cấp cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chết thì thân nhân của họ sẽ được nhận trợ cấp mai táng như sau:
Trợ cấp mai táng = 10 * Mức lương cơ sở
Với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp mai táng sẽ tăng từ 14,9 triệu đồng lên thành 18 triệu đồng.
10. Trợ cấp tuất hàng tháng
Điều 68 Luật BHXH năm 2014 quy định về mức trợ cấp tuất hàng tháng như sau:
– Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng mỗi tháng sẽ được nhận khoản trợ cấp bằng 70% mức lương cơ sở.
– Các trường hợp còn lại mỗi tháng sẽ nhận được khoản trợ cấp bằng 50% mức lương cơ sở.
Với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp tuất hàng tháng tăng từ 1,043 triệu đồng/tháng lên thành 1,26 triệu đồng/tháng đối với thân nhân không có người nuôi dưỡng.
Mức trợ cấp của các trường hợp còn lại sẽ tăng lên 900.000 đồng/tháng.

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO
 

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới

Cách hạch toán hàng nhập khẩu mới nhất 2023​


Hạch toán hàng nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ quan trọng với các doanh nghiệp có giao thương quốc tế. Trong đó, kế toán là người cần nắm vững các nguyên tắc về hạch toán với các loại hàng nhập khẩu và các loại thuế liên quan. Bài viết này sẽ hướng dẫn độc giả cách hạch toán hàng nhập khẩu mới nhất 2023.
hạch toán hàng nhập khẩu mới nhất 2023

1. Hàng hóa nhập khẩu là gì? Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt​

Hàng hóa nhập khẩu được hiểu là các loại hàng được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài bởi doanh nghiệp trong nước. Và không thông qua nhà phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam. Các mặt hàng được nhập khẩu vẫn đảm bảo còn nguyên hộp, đảm bảo hàng mới 100%. Theo Điều 28 – Luật Thương mại 2005 quy định về nhập khẩu hàng hóa rằng: Nhập khẩu hàng hóa là các mặt hàng được đưa vào lãnh thổ của Việt Nam. Được vận chuyển từ nước ngoài hoặc từ một khu vực đặc biệt nào đó nằm trên lãnh thổ Việt Nam mà được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật đưa ra.
Trong quá trình mua hàng hóa nhập khẩu, nhân viên kế toán cần thực hiện các tờ khai Hải quan, đóng thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Trong đó:
Thuế nhập khẩu được định nghĩa là loại thuế đánh vào các loại hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam. Khi các hàng hóa cập bến cửa khẩu, nhân viên hải quan sẽ bắt đầu tiến hành kiểm tra hàng hóa. Cũng như phải đối chiếu và so sánh các mặt hàng đó với tờ khai hải quan. Sau đó, họ sẽ là người tính số thuế nhập khẩu phải thu theo quy định đã đặt ra.
Để hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp được thông quan một cách nhanh chóng. Doanh nghiệp cần phải nộp thuế nhập khẩu (TK SD: 3333).
Thuế tiêu thụ đặc biệt được hiểu là khoản thuế gián thu, chỉ thực hiện truy thu đối với các loại hàng hóa/ dịch vụ mà Nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng. Thông thường, thuế tiêu thụ đặc biệt thường được áp dụng mức thuế suất cao với mục tiêu điều tiết thu nhập của những cá nhân tiêu dùng các loại hàng hóa/ dịch vụ đặc biệt này. Một số các loại hàng hóa/ dịch vụ phải chịu thuế thu nhập đặc biệt gồm: Kinh doanh vũ trường, Karaoke, Massage, Kinh doanh xổ số, Golf, Thuốc lá điếu, rượu, bia, xì gà,… (TK SD: 3332).
Chú ý: Thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) sẽ được cộng vào giá gốc của hàng hóa/ dịch vụ.

2. Hạch toán hàng nhập khẩu theo tỷ giá nào​

Mỗi doanh nghiệp, khi có các yêu cầu phát sinh về giao dịch bằng ngoại tệ thì kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam. Việc quy đổi dựa theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp thực hiện mở tài khoản ở đó. Cùng với đó là chấp thuận một vài nguyên tắc như sau:
  • Mức tỷ giá giao dịch thực tế để tính khoản doanh thu là phần tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại. Thực hiện tại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
  • Mức tỷ giá giao dịch thực tế để tính khoản chi phí là phần tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại. Thực hiện tại nơi người nộp thuế mở tài khoản (thời điểm phát sinh các giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ).

Một số khoản phải trả bằng ngoại tệ

Trường hợp phát sinh khoản nợ phải trả cho người bán (bên Có TK 331) bằng ngoại tệ. Nhân viên kế toán sẽ phải thực hiện quy đổi ra đồng Việt Nam, dựa theo tỷ giá giao dịch tại thời điểm phát sinh – chính là tỷ giá được bán ra của ngân hàng thương mại.
Nếu trong trường hợp ứng trước cho người bán, với đủ điều kiện ghi nhận chi phí thì bên Có TK 331 sẽ dùng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh với số tiền đã ứng trước.
Trường hợp thanh toán các khoản nợ phải trả cho người bán (bên Nợ TK 331) bằng đồng ngoại tệ. Kế toán sẽ là người thực hiện quy đổi ra đồng Việt Nam theo đúng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ. Nếu chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh sẽ được xác định dựa trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó.
Nếu trong trường hợp phát sinh giao dịch ứng tiền trước cho người bán, bên Nợ TK 331 sẽ phải áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Tỷ giá này được lấy theo giá bán ra của ngân hàng thương mại – nơi thường xuyên có giao dịch vào tại thời điểm ứng trước đó.

3. Hạch toán hàng nhập khẩu phi mậu dịch​

3.1. Khái niệm của hàng nhập khẩu phi mậu dịch

Hàng nhập khẩu phi mậu dịch được hiểu là các loại hàng hóa được nhập khẩu không mang tính thương mại, không thuộc hàng cấm, được cho phép nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành. Các loại hàng nhập khẩu phi mậu dịch này bắt buộc phải nộp thuế ngay trước khi thông quan. Một vài sản phẩm như: quà biếu, hàng hóa của cơ quan ngoại giao tại Việt Nam, hàng viện trợ nhân đạo, hàng tạm nhập khẩu,…

3.2. Hướng dẫn cách hạch toán hàng nhập khẩu phi mậu dịch:

Nộp thuế:
  • Nợ TK 333312
  • Có TK 1111 (hoặc TK 1121)
Hạch toán chi phí:
  • Nợ TK 642
  • Có TK 3333
  • Có TK 33312
  • Có TK 1111 (hoặc TK 1121)
Hạch toán thu nhập:
  • Nợ TK 211 (TK 152, TK 156,…)
  • Có TK 711

4. Hạch toán hàng nhập khẩu ủy thác​

4.1. Khái niệm về hàng nhập khẩu ủy thác

Nhập khẩu ủy thác được định nghĩa là hình thức hoạt động của doanh nghiệp nhập khẩu chưa đủ điều kiện để được cấp phép cho việc nhập khẩu trực tiếp. Điều này thường là do doanh nghiệp chưa am hiểu thị trường hoặc chưa đủ khả năng đàm phán hợp đồng ngoại. Vì vậy, các doanh nghiệp này sẽ phải ủy thác hoạt động nhập khẩu của mình cho các doanh nghiệp có thể nhập khẩu trực tiếp, hay còn được gọi là doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu. Hai bên sẽ thực hiện hợp đồng dịch vụ, doanh nghiệp nhận ủy thác là bên cung cấp dịch vụ (bên B) và doanh nghiệp giao ủy thác là bên sử dụng dịch vụ (bên A). Đến khi hoàn thành công việc được ủy thác như trong hợp đồng, bên B sẽ được nhận một khoản hoa hồng ủy thác theo tỷ lệ được quy định trong hợp đồng. Tỷ lệ hoa hồng sẽ được tính dựa trên giá trị lô hàng và mức độ ủy thác.

4.2. Hướng dẫn cách hạch toán hàng nhập khẩu ủy thác

4.2.1. Trường hợp nhận tiền do đơn vị giao ủy thác để mở tín dụng thư (L/C)
– Trường hợp 1: Nhận tiền Việt Nam
  • Nợ TK 111, 112
  • Có TK 338 – Phải trả khác (3388)
– Trường hợp 2: Nhận tiền ngoại tệ
  • Nợ TK 111, 112 (áp dụng tỷ giá thực tế tại ngân hàng thương mại theo thời điểm phát sinh giao dịch).
  • Có TK 338 – Phải trả khác 3388 (áp dụng tỷ giá thực tế tại ngân hàng thương mại theo thời điểm phát sinh giao dịch).
4.2.2. Trường hợp chuyển tiền ký quỹ để mở L/C
  • Nợ TK 244 – Cầm cố, ký quỹ (áp dụng theo tỷ giá thực tế tại ngân hàng thương mại theo thời điểm phát sinh giao dịch).
  • Nợ TK 1386 – Thế chấp, cầm cố, ký quỹ (áp dụng theo tỷ giá thực tế tại ngân hàng thương mại theo thời điểm phát sinh giao dịch).
  • Nợ TK 635 – Phí tài chính (trường hợp lỗ tỷ giá).
  • Có TK 1112, 1122 – Tỷ giá ghi sổ.
  • Có TK 515 – Phần doanh thu của hoạt động tài chính (trường hợp lãi tỷ giá).
4.2.3. Trường hợp nhận hàng và trả hàng cho bên giao ủy thác
Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa – vật tư, nhân viên kế toán sẽ không thực hiện hạch toán giá trị lô hàng trên bảng cân đối kế toán. Họ sẽ theo dõi lô hàng nhận ủy thác nhập khẩu trên hệ thống quản trị và thuyết trình trên báo cáo tài chính về giá trị lô hàng.
Tương tự, nếu trả hàng thì nhân viên kế toán sẽ không ghi nhận lô hàng nhận ủy thác trên bảng cân đối kế toán. Họ sẽ chỉ phản ánh trên hệ thống quản lý và thuyết minh báo cáo tài chính.
>>> Xem thêm: Chi tiết cách hạch toán ngoại tệ theo thông tư 200.
4.2.4. Một số khoản khác liên quan đến nhận ủy thác nhập khẩu
  • Nợ TK 1388 – Phải thu khác
  • Có TK 111, 112,…
4.2.5. Trường hợp kết thúc giao dịch, thực hiện bù trừ các khoản phải thu và phải trả
  • Nợ TK 338 – Phải trả khác (3388)
  • Có TK 138 – Phải thu khác (1388)
Hạch toán hàng nhập khẩu là gì? Cách hạch toán hàng nhập khẩu mới nhất 2023 được thực hiện như nào? Bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích cho công việc hạch toán của bạn đọc.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO
 

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới

Vốn pháp định là gì? Đặc điểm và quy định liên quan đến vốn pháp định​


Vốn pháp định là gì? Là câu hỏi của nhiều người khi nghe đến khái niệm này. Chúng ta đã biết Vốn là một yếu tố quan trọng và cần thiết để khởi tạo bất kỳ một dự án kinh doanh nào. Chúng ta có thể nhắc nhiều tới vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, vốn góp… còn vốn pháp định ít được nhắc tới hơn. Vốn pháp định là một loại vốn khá đặc thù và được áp dụng trong một số lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm và quy định liên quan tới vấn đề này ra sao?

1. Khái niệm Vốn pháp định là gì?​

Vốn pháp định là mức vốn được pháp luật quy định khi các cá nhân tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mức của vốn pháp định sẽ tùy thuộc theo lĩnh vực kinh doanh và được cơ quan có thẩm quyền quy định.
Vốn pháp định là gì

Đặc biệt mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không tuân theo quy tắc phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà liên quan tới tổng số vốn đầu tư. Theo quy định mới nhất vào năm 2000 thì vốn pháp định để thành lập của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nhỏ hơn 30% tổng số vốn đầu tư, ngoại trừ những trường hợp thuộc diện khuyến khích đầu tư.

2. Đặc điểm của vốn pháp định​

So với nhiều loại vốn khác thì vốn pháp định có một số đặc điểm cơ bản sau:
  • Chỉ áp dụng trong phạm vi một số ngành nghề nhất định.
  • Đối tượng áp dụng thuế là các chủ thể kinh doanh. Có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…
  • Ý nghĩa: Giúp doanh nghiệp phòng tránh được rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi thành lập.
  • Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh.
  • Vốn pháp định thường không vượt quá mức vốn góp hoặc vốn kinh doanh.

3. Các ngành nghề cần có vốn pháp định khi thành lập​

Vốn pháp định không chỉ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà tùy thuộc vào quy mô và hình thức đăng ký mà doanh nghiệp sẽ có từng mức quy định cụ thể.
  • Lĩnh vực Kinh doanh cảng hàng không, sân bay từ 100 tỷ – 200 tỷ đồng.
  • Lĩnh vực Kinh doanh vận tải hàng không từ 100 tỷ – 1300 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ hàng không – 30 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng – 20 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố Thông báo hàng hải – 10 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng – 20 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật – 5 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải – 2 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng – 30 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ – 5 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh hoạt động mua bán nợ – 100 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ – 500 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ kiểm toán – 6 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh chứng khoán từ 10 tỷ – 100 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Ngân hàng thanh toán – 10.000 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ từ 200 – 400 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ từ 600 – 1.000 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe – 300 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh tái bảo hiểm từ 400 – 1.100 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh môi giới bảo hiểm từ 4 – 8 tỷ đồng

4. Ý nghĩa của vốn pháp định​

  • Đối với doanh nghiệp:
Vốn pháp định giúp doanh nghiệp đảm bảo năng lực tài chính của mình với khách hàng và đối tác, từ đó tạo nên niềm tin, sự an tâm đối với họ. Bên cạnh đó, vốn pháp định cũng tạo nên thế phòng bị vững chãi trước những biến cố khó lường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giám sát số vốn sở hữu của Doanh nghiệp để cảnh báo cho khách hàng, đối tác, cổ đông và những đối tượng liên quan vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm sút dưới mức vốn pháp định, để từ đó có những biện pháp quản lý kịp thời hoạt động của doanh nghiệp.
  • Đối với khách hàng, đối tác, người tiêu dùng:
Vốn pháp định không phải là một quy định có tính chất xâm phạm quyền tự do kinh doanh của các ngành nghề được áp dụng. Vốn pháp định được ban hành với mục tiêu đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng đối với người tiêu dùng, đối tác và khách hàng của các doanh nghiệp. Dễ có thể nhận ra rằng những ngành nghề bị ràng buộc với quy định về vốn pháp định đều có tính chất nhạy cảm rất cao như ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản… Nếu dễ dàng trong việc thành lập thì quyền lợi của khách hàng sẽ rất dễ dàng bị bác bỏ hoặc chiếm đoạt, gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng với nền kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước.

5. Phân biệt Vốn pháp định và vốn điều lệ​

Với những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đọc đã phần nào tự có những đánh giá riêng để phân biệt được 2 khái niệm vốn pháp định và vốn điều lệ. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp một cách cụ thể nhất để quý bạn đọc có cái nhìn rõ ràng hơn.
Tiêu chíVốn pháp địnhVốn điều lệ
Định nghĩaLà mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.Là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Đặc điểmViệc quy định vốn pháp định nhằm đảm bảo khả năng thực tiễn và mục đích kinh doanh chân chính của doanh nghiệp cũng như bảo hộ quyền lợi của những tổ chức và cá nhân có mối quan hệ với doanh nghiệp, vốn pháp định khác nhau đối với các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau về tổ chức và quy mô kinh doanh, việc quy định vốn pháp định phải thể hiện bằng số tiền tuyệt đối.– Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã
– Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
Ngành nghề quy địnhMột số ngành nghề khi hoạt động cần có mức vốn đầu tư cao như: Ngân hàng, bất động sản….Áp dụng cho tất cả các ngành nghề, trừ những ngành nghề pháp luật quy định về vốn pháp định

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top