Khi cầu thủ phá đội bóng (Kỳ 9)

vokimthoa

New Member
Hội viên mới
Ông Đoàn Minh Xương trải qua rất nhiều trường hợp bị cầu thủ phá - Ảnh: Bạch Dương
Kỳ 9 - HLV Đoàn Minh Xương: Không HLV nào ở VN chưa bị cầu thủ “đá”

Từng trải qua nghiệp huấn luyện ở nhiều đội bóng như Đồng Tháp, Bình Dương, QK7 hay V.Ninh Bình với không ít lần nhận thất bại cay đắng, HLV Đoàn Minh Xương chính là một trong những người thấm thía nỗi đau bị cầu thủ “đá” văng khỏi ghế huấn luyện

Năm 2006, ông Xương cầm đội B.Bình Dương dự V-League. Nhưng chỉ sau 6 vòng đấu, ông đã phải cuốn gói khỏi đất Thủ. Sau đó, ông lại nhận công việc ở đội QK7. Nhưng đến cuối mùa giải 2007, ông lại một lần nữa phải rút lui khi đội bóng này trên bờ vực xuống hạng, đồng thời có nhiều lời đồn thổi rằng không ít cầu thủ trụ cột của QK7 thời điểm đó nhiều lần “làm độ”. Tiếp đó, ông Xương về quê vợ ở Đồng Tháp để hy vọng “trục” lại con tàu đắm. Nhưng ông đã không thể giúp Đồng Tháp trụ lại V-League và một lần nữa phải ra đi trong buồn bã. Đến giải hạng Nhất 2009, ông đảm nhiệm chiếc ghế HLV trưởng V.Ninh Bình. Sau 4 vòng đấu, ông bị cách chức vì thành tích của đội thiếu thuyết phục, chỉ xếp thứ 5 trên bảng xếp hạng.

Nhiều lần ngồi vào “ghế nóng” và cũng nhiều lần nhận những thất bại cay đắng, HLV Đoàn Minh Xương thừa nhận quyền lực của cầu thủ là một trong những trở ngại cực lớn mà các HLV ở Việt Nam phải đối mặt.

Nhiều đội bóng Việt Nam đang ngày càng mất khả năng kiểm soát cầu thủ. Tình trạng này đang dần chuyển từ “hiện tượng” sang “bản chất” mà bằng chứng là rất nhiều HLV mất việc ở mùa giải 2010 chỉ vì không được lòng cầu thủ. Là một HLV lâu năm trong nghề, ông đã từng chứng kiến hay trải qua cảm giác bị cầu thủ “đá”?

Không có HLV nào ở Việt Nam chưa từng bị cầu thủ “đá”. Tôi khẳng định chắc chắn điều đó. Bản thân tôi cũng từng nhiều lần bất lực trước cầu thủ
Không có HLV nào ở Việt Nam chưa từng bị cầu thủ “đá”. Tôi khẳng định chắc chắn điều đó. Bản thân tôi cũng từng nhiều lần bất lực trước cầu thủ. Tình trạng đó thậm chí ngày càng lan rộng ở nhiều đội bóng và là mối đe dọa lớn cho nghiệp cầm quân của các HLV.

Nhiều đội bóng hiện nay hễ thành tích đi xuống là thay “tướng” như một giải pháp bắt buộc. Các ông chủ không đứng về phía HLV mà đứng về phía cầu thủ. Đó phải chăng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cầu thủ ngày càng lộng quyền, đá bóng theo toan tính của mình và “đá” văng luôn cả HLV, thưa ông?

Chính xác là như vậy. Nhiều đội bóng ở Việt Nam hiện nay trọng cầu thủ hơn HLV. Họ muốn thay HLV hơn là thay cầu thủ. Khi một đội bóng mua cầu thủ nào đó về với giá 5-7 tỉ đồng, họ đương nhiên không chịu ngồi yên khi HLV cất cầu thủ đó trên băng ghế dự bị. Phải nói thật là những cầu thủ được đánh giá cao, có giá chuyển nhượng bạc tỉ thì có tiếng nói và thế lực lớn trong hậu trường. Bản thân cầu thủ đó có năng lực thật đấy, nhưng khi anh ta không muốn đá thì sử dụng anh ta liệu có mang lại hiệu quả gì. Thế nhưng doanh nghiệp đôi khi họ lại không hiểu cho điều đó và không hài lòng với quyết định của HLV.

Ngày càng nhiều đội bóng Việt Nam loạn vì những nhóm cầu thủ nắm trong tay quyền lực. Các HLV lại không được chủ đội bóng coi trọng hơn cầu thủ. Bóng đá Việt Nam ngày càng mất khả năng kiểm soát cầu thủ. Đó phải chăng là một căn bệnh trầm kha và không có thuốc chữa?

Bóng đá Việt Nam mang danh chuyên nghiệp nhưng thực chất sau 10 năm vẫn chỉ là những sự thử nghiệm chứ tính nghiệp dư còn nhiều lắm. Không đội bóng nào, ông chủ nào ở Việt Nam hiện nay có thể vỗ ngực nói rằng đội bóng của mình ngày sau sẽ ra sao. Một đội bóng cứ sau vài năm lại đổi chủ, lại làm bóng đá theo kiểu ngắt ngọn. Ông chủ nào thích thì bỏ tiền ra làm bóng đá vài năm cho vui rồi lại thôi. Điều một đội bóng chú trọng nhất chính là tung tiền ra quy tụ những cầu thủ tốt về để thi đấu. Họ quá chú trọng đến thành tích. Chính họ đã làm hư cầu thủ. Chẳng hạn, những đội bóng ở giải Ngoại hạng Anh coi việc lên xuống hạng là một điều bình thường, miễn sao thi đấu hết mình là được. Manchester United có thay đổi ông chủ, đội bóng vẫn mang tên là Manchester United, vẫn còn bản sắc của họ. Nhưng bóng đá Việt Nam có ai làm chủ mà định hướng được như vậy. Cứ thua vài trận là đã làm toáng lên. Điều đó vô tình càng tiếp tay cho cầu thủ hất cẳng HLV.

Muốn thay đổi thực trạng mất kiểm soát cầu thủ, các đội bóng Việt Nam cần phải có một quy trình đào tạo bài bản, căn cơ. Lãnh đạo CLB phải xem cầu thủ như con, nuôi nấng, chăm sóc từ bữa ăn cho đến giấc ngủ, sinh hoạt. Phải giáo dục tư cách đạo đức cho cầu thủ từ những chuyện hết sức đời thường như thế. Có như vậy cầu thủ mới hết mình vì đội bóng, vì sự biết ơn trong tâm hồn của họ.

Xin cảm ơn ông!

Hồ sơ HLV Đoàn Minh Xương

• Năm 2006, bị B.Bình Dương sa thải chỉ sau 6 vòng đấu. Đây là kết cục đã được nhiều người dự đoán trước vì cầu thủ không nghe lời ông.

• Năm 2007, quyết định rút lui khỏi chức HLV trưởng khi đội hạng Nhất QK7 trên bờ vực xuống hạng. Thông tin rò rỉ sau đó cho thấy một số cầu thủ trụ cột của đội bóng này thường xuyên “làm độ”.

• Cuối năm 2007, không thể cứu Đồng Tháp khi đội bóng này mời về giúp đội trụ lại V-League.

• Năm 2009, chỉ trụ được trên ghế HLV trưởng V.Ninh Bình đúng 3 vòng đấu. Sau vòng đấu thứ 4, V.Ninh Bình chỉ hòa Quảng Nam và xếp hạng 5 trên bảng xếp hạng, HLV Đoàn Minh Xương bị mất chức.
..................................
Khoa hoc
Suc khoe
Doi song
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top