Hướng dẫn viết CV ứng tuyển vị trí kế toán

hang.dinh

Member
Hội viên mới
Bất kể công việc nào bạn ứng tuyển, CV của bạn là một trong những thứ quan trọng nhất đầu tiên quyết định liệu bạn có cơ hội tiến xa hơn ở một cuộc gọi phỏng vấn hay không. Ngành kế toán cũng không phải là một ngoại lệ.



Kinh nghiệm làm việc

Bạn mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn đừng lo lắng đến vấn đền này quá. Nếu bạn có một thành tích tốt và những trải nghiệm thú vị tại trường học thì hãy tổng hợp ở đây. Chẳng hạn với công việc kế toán, việc nắm vững kiến thức về luật thuế, định khoản, tính toán…sẽ là yếu tố giúp bạn nổi bật. Ngoài ra bạn có thể đã từng tham gia một CLB kế toán hay một cuộc thi kế toán nào đó ở trường hoặc ở ngoài bạn có thể đề cập. Hoặc đơn giản bạn tham gia nghiên cứu khoa học, khóa luận, hay thực tập ở một công ty kế toán thì bạn hãy nêu bật những điều bạn học hỏi từ đó. Hãy chuẩn bị kiến thức chuyên môn thật tốt vì hầu hết các công ty tuyển dụng về ngành kế toán đều sẽ có test thi tuyển trên giấy hoặc ít nhất bạn sẽ gặp những câu hỏi chuyên ngành ở buổi phỏng vấn bởi người phỏng vấn bạn.

Bạn có thể tham gia các hoạt động đoàn đội, tình nguyện, CLB tiếng Anh. Nghe có vẻ điều này không liên quan đến chuyên ngành kế toán bạn ứng tuyển nhưng hãy thể hiện có những thứ bạn học hỏi được từ đó giúp ích cho chuyên ngành của bạn ví dụ như những kỹ năng mềm…

Nếu bạn tham gia quá nhiều thứ như các club khác nhau, các công việc bán thời gian nhưng bạn không cần thiết bao gồm tất cả các công việc bạn đã từng tham gia và từng làm, mà chỉ nên bao gồm các kỹ năng và trách nhiệm công việc mà có thể áp dụng cho vị trí ứng tuyển của bạn. Ví dụ nếu bạn đã từng là thư ký kế toán, đã từng tham gia khóa học thêm kế toán thực hành ở ngoài thì bạn sẽ không cần phải đề cập đến công việc bán hàng ở siêu thị khi bạn là sinh viên năm thứ nhất.

Cách tốt nhất đề mô tả phần này là bao gồm thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, tên công ty, ví trí công việc, trách nhiệm và sự đạt được.

Kỹ năng

Ngoài những kiến thức về chuyên ngành kế toán thì những kỹ năng mềm cũng là điều vô cùng quan trọng cho một nhân viên kế toán chuyên nghiệp. Với công việc kế toán, tính tỷ mỉ cần thận chú ý đến từng chi tiết là điều cần thiết. Thêm vào đó nếu bạn tham gia khóa học ở các trung tâm ngoài như khóa học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng bán hàng, tư vấn bạn có thể đề cập ở CV của bạn mặc dù đôi khi nhà tuyển dụng họ không quan trọng bằng cấp mà thực lực là thứ họ để tâm hơn. Nhưng bạn muốn chứng minh mình có thực lực trong công việc thì ít nhất bạn phải qua được vòng loại CV để có cơ hội có một cuộc gọi phỏng vấn để bạn được thể hiện. Không những thế thì các bằng cấp thêm như thế cũng chứng minh được bạn là con người ham học hỏi, xác định và mong muốn có một công việc trong tương lai nên đã dành thời gian để học thêm củng cố kỹ năng cho mình.

Ngoài ra các kỹ năng sau bạn có thể bao gồm:

Kỹ năng máy tính-bạn có kinh nghiệm ở việc thực hành kế toán trên phần mềm Misa kế toán bạn được học ở trường hoặc đi học thêm khóa học ở ngoài chẳng hạn, bạn có thể đề cập ở đây.

Kỹ năng phân tích: khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, tư duy logic.

Tóm lại, bạn cần nêu bật những kinh nghiệm, kỹ năng nổi bật có liên quan và phù hợp với công việc kế toán bạn ứng tuyển. Ngoài gia phần trình độ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ (nếu có) bạn nên chỉ ra ở CV của bạn

Nguồn: Tổng hợp
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top