Góp vốn bằng xe Ô Tô

chudinhxinh

Member
Hội viên mới
GÓP VỐN BẰNG XE Ô TÔ:

–THỦ TỤC GÓP VỐN BẰNG TÀI SẢN LÀ XE Ô TÔ?

1. Luật doanh nghiệp 2014

*Tại điều 35, khoản 1 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

"Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.”

Như vậy, bạn có thể góp tài sản khác ngoài tiền mặt để tạo thành vốn công ty. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản khi góp tài sản để tạo thành vốn vào doanh nghiệp được quy định tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

"Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.”

–Cũng tại điều 36, khoản 2 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

"Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.”

–Như vậy, theo Luật doanh nghiệp 2014, cá nhân, tổ chức được quyền góp vốn bằng tài sản. Việc góp vốn bằng tài sản phải thực hiện các việc sau:

  1. Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu ( Trừ doanh nghiệp tư nhân), hoặc giao nhận tài sản cho công ty.
  2. Không phải chịu lệ phí trước bạ;
2. Luật thuế

2.1 Hóađơn

–Tại phụ lục 04, điểm 2.15 ,Thông tư 39/2014/TT-BTC quyđịnh về việc góp vốn như sau:

2.15. Hoá đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau:

a) Bên có tài sản góp vốn là cá nhân, tổ chức không kinh doanh:

a.1. Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản.

a.2. Trường hợp cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, giá trị quyền sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tư nhân, trường hợp không có chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn của tài sản thì phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá theo quy định của pháp luật để làm cơ sở hạch toán giá trị tài sản cố định.

b) Bên có tài sản góp vốn, có tài sản điều chuyển là tổ chức, cá nhân kinh doanh:

b.1. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

*Theo quy định trên thì :

– Cá nhân, tổ chức không kinh doanh góp vốn bằng tài sản của mình, không cần có hóa đơn mà là "chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản”

– Cá nhân dùng tài sản, quyền sử dụng đất góp vốn thành lập DN tư nhân hay Văn phòng luật sư thì "không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản”

– "Nếu có chứng từ chứng minh được giá vốn của tài sản thì phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá”

2.2 Thuế giá trị gia tăng

–Tại điều 5, khoản 7,Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về những trường hợp không phải kê khai tính thuế GTGT có quyđịnh như sau:

” Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:

a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.”

*Theo quy định trên, đối với tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp, hoặc liên doanh liên kết, thì tài sản góp vốn không cần xuất hóa đơn, và không chịu thuế GTGT

4. Thủ tục góp vốn bằng xe ô tô

Căn cứ vào Hợp đồng liên doanh, liên kết giữa các bên,


    • Hợp đồng liên doanh, liên kết
    • Biên bản định giá tài sản
    • Biên bản giao nhận điều chuyển tài sản
    • Biên bản chứng nhận góp vốn
    • Hóa đơn GTGT (trường hợp tài sản cần đăng ký quyền sở hữu)
    • Bộ hồ sơ tài liệu gốc về tài sản.
*Như vậy, cá nhân, tổ chức có thể góp vốn bằng tài sản (là ô tô) theo Điều lệ công ty để tạo thành vốn của công ty. Thủ tục này bao gồm 2 giai đoạn sau:

  1. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn (ô tô) từ người góp vốn sang tên công ty
  2. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể: tăng vốn điều lệ.
  3. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn (ô tô) từ người góp vốn sang tên công ty
*Để tiến hành chuyển quyền sở hữu chiếc ô tô này, phải chuẩn bị:

  1. Hợp đồng góp vốn (hoặc Biên bản góp vốn) giữa người góp vốn và Công ty bằng giá trị xe ô tô;
  2. Lập Biên bản thỏa thuận giữa người góp vốn (chủ sở hữu) và doanh nghiệp (đối với Công ty TNHH 1 thành viên); Biên bản họp Hội đồng thành viên(đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Hợp danh), Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị (đối với Công ty Cổ phần) để tiến hành định giá tài sản góp vốn (ô tô); hoặc Biên bản thỏa thuận định giá giữa Tổ chức chuyên nghiệp định giá và Doanh nghiệp;
  3. Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Công an cấp xã) nơi người đang sử dụng xe thường trú;
  4. Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định;
(Chú ý: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 thì Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ; tuy nhiên vẫn phải tiến hành làm chứng từ theo quy định tại Cơ quan Thuế);

  1. Giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp đăng ký sang tên xe khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phải mang theo biển số xe (trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe);
  2. Bản sao Giấy CMND (hoặc Hộ chiếu) còn hiệu lực của người góp vốn; Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp của Doanh nghiệp và Giấy chứng nhận mẫu dấu của Doanh nghiệp.
+ Khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như trên, người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký sang tên xe mang tên Công ty tại Cơ quan Đăng ký xe (Cảnh sát giao thông);

Lưu ý: Trong trường hợp không phải người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp trực tiếp đến làm việc thì phải có Giấy giới thiệu hoặc Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật của người đại diện theo pháp luật.

+ Cơ quan đăng ký xe tiếp nhận hồ sơ đăng ký sang tên xe, kiểm tra đủ thủ tục quy định, viết giấy hẹn cho người sử dụng xe.

+ Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe phải giải quyết cấp biển số, giấy chứng nhận đăng ký mang tên Công ty.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top