Chứng chỉ hành nghề KT

otcon

Member
Hội viên mới
Cả nhà ơi! Muốn lấy chứng chỉ hành nghề kế toán thì thi thế nào nhỉ?? Em làm bán thời gian mấy chỗ mà đứng tên KTT nên muốn thi lây cái chứng chỉ hành nghề.Em đang ở SG nhé.
 
Ðề: Chứng chỉ hành nghề KT

bạn click vào đây tham khảo nhé. Hichic mình chưa gửi được kèm file
a) Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trung thực, liêm khiết, không thuộc các đối tượng không được hành nghề kế toán, hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật;
b) Có chứng chỉ tin học trình độ B trở lên;
c) Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ và lệ phí thi theo quy định.
d) Có bằng cử nhân chuyên ngành Tài chính, Kế toán và thời gian công tác thực tế về Tài chính, Kế toán từ 5 năm trở lên.

2. Hồ sơ đăng ký dự thi:
Người đăng ký dự thi lần đầu để lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán, hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
a) Phiếu đăng ký dự thi;
b) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của tổ chức quản lý lao động hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú
c) Các bản sao văn bằng chứng chỉ theo quy định có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng;
d) 3 ảnh màu cỡ 4 x 6 chụp trong thời gian không quá 6 tháng, hai phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận thông báo thi, lịch thi, kết quả thi;
- Cố ý ngồi không đúng chỗ ghi số báo danh của mình
- Trao đổi với thí sinh khác
- Thí sinh bị khiển trách ở môn thi nào sẽ bị trừ 1/4 số điểm của bài thi môn đó.
Caûnh caùo:
- Đã bị khiển trách nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nội quy phòng thi
- Trao đổi giấy nháp hoặc bài thi cho nhau
- Thí sinh bị cảnh cảo ở môn thi nào sẽ bị trừ 1/2 số điểm của bài thi môn đó
Ñình chæ thi:
- Đã bị cảnh cáo nhưng vẫn cố tình vi phạm nội quy phòng thi
- Bị phát hiện mang tài liệu vào phòng thi
- Thí sinh bị đình chỉ thi môn nào thì bài thi môn đó được chấm điểm 0
Trong kyø thi naêm 2005 coù 3 thí sinh bò ñình chæ thi vì mang taøi lieäu vaøo phoøng thi

9. Những người dự thi chưa thi đủ hoặc chưa đạt yêu cầu đủ 8 môn thi, đủ 5 môn thi hoặc đủ 3 môn thi được Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận điểm thi (Phụ lục số 02). Giấy chứng nhận điểm thi là cơ sở để lập hồ sơ xin dự thi các môn chưa thi, thi lại các môn chưa đạt yêu cầu hoặc dự thi để nâng điểm

11. Caáp giaáy chöùng nhaän truùng tuyeån vaø Chöùng chæ haønh ngheà keá toaùn:
Người dự thi đạt yêu cầu của kỳ thi được cấp ““Giấy chứng nhận trúng tuyển kế toán viên hành nghề”

12. Chi tiết các môn thi

1. Pháp luật về kinh tế;
2. Tài chính;
3. Tiền tệ, tín dụng;
4. Kế toán;
5. Tin học (trình độ B);

1. Pháp luật về kinh tế
(1) Nhà nước và Pháp luật:
+ Bộ máy nhà nước và địa vị pháp lý của bộ máy nhà nước;
+ Bản chất, vai trò của pháp luật;
+ Hệ thống pháp luật.
(2) Quản lý nhà nước về kinh tế:
+ Đặc điểm quản lý nhà nước về kinh tế;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và địa vị pháp lý của chúng;
+ Địa vị pháp lý của các chủ thể doanh nghiệp.
(3) Luật Doanh nghiệp nhà nước; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
+ Quy định về thành lập doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp;
+ Chủ thể kinh doanh, phân loại chủ thể kinh doanh;
+ Các loại hình doanh nghiệp và địa vị pháp lý của chúng.
(4) Hợp đồng kinh tế:
+ Đặc điểm chung của hợp đồng kinh tế;
+ Ký kết hợp đồng kinh tế;
+ Thực hiện, thay đổi, đình chỉ hợp đồng kinh tế;
+ Trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng kinh tế.
+ Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế.
(5) Luật Lao động:
+ Hợp đồng lao động;
+ Địa vị pháp lý của người lao động và của người sử dụng lao động;
+ Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.
(6) Luật dân sự:
+ Ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự;
+ Quyền sở hữu;
+ Trách nhiệm pháp lý về hợp đồng dân sự.
(7) Luật Ngân sách nhà nước:
+ Nhiệm vụ, quyền hạn các cấp lập và xét duyệt Ngân sách nhà nước;
+ Nội dung các nguồn thu, chi ngân sách các cấp;
+ Quy trình lập dự toán, chấp hành ngân sách và
quyết toán Ngân sách nhà nước.
(8) Luật khuyến khích đầu tư trong nước; pháp luật về phá sản doanh nghiệp; pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế.

2. Tiền tệ, tín dụng
(1) Tiền tệ tín dụng và lãi suất tín dụng:
+ Tiền tệ;
+ Tín dụng;
+ Các hình thức tín dụng;
+ Thanh toán và các hình thức thanh toán;
+ Lãi suất tín dụng;
+ Vai trò của lãi suất tín dụng trong điều chỉnh sự phát triển kinh tế - xã hội.
(2) Ngân hàng và hoạt động của các ngân hàng:
+ Ngân hàng nhà nước
- Chức năng Ngân hàng nhà nước;
- Nhiệm vụ (xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ);
-Tài sản của Ngân hàng nhà nước (Tài sản Nợ, tài sản Có);
- Bảng cân đối của Ngân hàng nhà nước.
+ Ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng
- Khái niệm Ngân hàng thương mại;
- Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại;
- Đánh giá kết quả của Ngân hàng thương mại.
(3) Các tổ chức phi ngân hàng và hoạt động của chúng
+ Công ty bảo hiểm;
+ Công ty tài chính;
+ Công ty chứng khoán;
+ Kho bạc Nhà nước;
+ Công ty thuê tài sản;
+ Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng tại doanh nghiệp;
+ Các quỹ: Quỹ hỗ trợ phát triển; Tiết kiệm bưu điện...

3. Tài chính
(1) Nhận thức mới về vốn kinh doanh, các luồng chuyển dịch vốn, thị trường tài chính, các kênh tạo vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường:
+ Các hình thức huy động vốn để phát triển kinh doanh;
+ Trích lập và sử dụng khấu hao tài sản cố định;
+ Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh;
+ Nội dung cơ chế giao quyền sử dụng, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn
sản xuất, kinh doanh đối với Doanh nghiệp nhà nước.
(2) Nội dung của các luật thuế và các khoản thu của Ngân sách nhà nước.
(3) Cơ chế tài chính của từng loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ...)
(4) Chi phí, doanh thu, lợi nhuận:
+ Điểm hòa vốn, xác định điểm hòa vốn;
+ Doanh thu;
+ Giá trị hiện tại và giá trị tương lai của chi phí và thu nhập;
+ Các quỹ dự phòng trong doanh nghiệp;
+ Lợi nhuận và các quỹ kinh tế trong doanh nghiệp;
+ Hiệu quả vốn đầu tư;
+ Lựa chọn phương án đầu tư.
(5) Đổi mới doanh nghiệp nhà nước:
+ Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước;
+ Chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH một thành viên,
thành công ty hợp danh;
+ Bán, khoán, cho thuê Doanh nghiệp nhà nước.
(6) Thi, chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) và hoạt động tài chính các đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN.

4. Kế toán
(1) Pháp luật về kế toán
+ Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn;
+ Chuẩn mực kế toán Việt Nam;
+ Các chế độ kế toán.
(2) Nội dung công tác kế toán:
+ Chứng từ kế toán;
+ Tài khoản kế toán và sổ kế toán;
+ Báo cáo tài chính;
+ Kiểm tra kế toán, kiểm kê tài sản;
+ Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.
(3) Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán.
(4) Hoạt động nghề nghiệp kế toán.
(5) Thực hành kế toán doanh nghiệp:
+ Kế toán các yếu tố của quá trình sản xuất, kinh doanh (Tài sản cố định,
hàng tồn kho, lao động và tiền lương);
+ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm;
+ Kế toán thành phẩm, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận;
+ Kế toán vốn bằng tiền, các nghiệp vụ thanh toán, nguồn vốn và các
quỹ xí nghiệp;
+ Phương pháp lập và kiểm tra báo cáo tài chính.
(6) Thực hành kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước:
+ Kế toán tiền và tương đương tiền;
+ Kế toán nguồn kinh phí, quỹ, chênh lệch thu, chi;
+ Kế toán thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán.

5. Tin học
(1) Hệ điều hành Windows:
+ Thư mục và tệp;
+ Các lệnh cơ bản.
(2) Hệ MS WINDOWS và các ứng dụng cơ bản.
(3) Chương trình Microsft Word:
+ Các lệnh làm việc, làm việc theo khối;
+ Tạo bảng biểu, đặt trang in.
(4) Hệ Microsft EXCEL và các ứng dụng cơ bản.
(5) Hệ quản trị dữ liệu FOXBASE/FOXPRO:
+ Cấu trúc tệp dữ liệu Foxpro;
+ Các tệp lệnh, tìm kiếm, sửa đổi thông tin.
(6) Máy tính, mạng máy tính, internet, trang điện tử.
(7) Thực hành soạn thảo văn bản, hoặc ghi sổ kế toán trên máy vi tính.
 
Ðề: Chứng chỉ hành nghề KT

SẮP CÓ KỲ THI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN, BẠN XEM NHÉ
(Nhưng nói trước là khó lắm đấy, năm 2007 chỉ có 1 người ở TP HCM đậu thôi, HN được 7 người)

THÔNG BÁO
Về kỳ thi kiểm toán viên lần thứ 15
Và kỳ thi kế toán viên hành nghề lần thứ 5 năm 2008
-----------------------------------------------------

Kính gửi: - Các công ty kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán
-……………………………………………………

Thực hiện Quy chế thi và cấp chứng chỉ Kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán ban hành theo Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Công văn số 17784/BTC-TCCB ngày 31/12/2007 về việc cách tính điểm môn Ngoại ngữ; Công văn số 5822/BTC-CĐKT ngày 20/5/2008 về việc hướng dẫn điều kiện dự thi Kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề; Hội đồng thi Kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề cấp Nhà nước thông báo kỳ thi Kiểm toán viên lần thứ 15 và kế toán viên hành nghề lần thứ 5 và thi sát hạch đối với người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài năm 2008, như sau:
I- THI KIỂM TOÁN VIÊN

II- THI KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ
1- Các môn thi, thời gian và hình thức thi:
1.1- Người dự thi lần đầu:
a- 04 môn thi viết, thời gian 180 phút/ môn, gồm:
(1) Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp;
(2) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
(3) Thuế và quản lý thuế nâng cao;
(4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
b- Môn Tin học (Trình độ B): Thi thực hành trên máy vi tính 30 phút (Bằng máy tính xách tay hoặc máy để bàn). Đây là môn thi điều kiện (Đạt 5/10 điểm là đạt yêu cầu) không tính vào tổng số điểm.
1.2- Người dự thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu , thi các môn chưa thi, thi nâng điểm: Người dự thi năm 2006, 2007, nay (2008) muốn thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu, thi các môn chưa thi, thi nâng điểm thì sẽ thi và bảo lưu kết quả các môn đã thi theo quy định tại Quyết định số 59/2004/QĐ-BTC và Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC, gồm: (1) Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp; (2) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao; (3) Tiền tệ tín dụng, (4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao; (5) Tin học. Trường hợp dự thi nâng điểm thì kết quả thi sẽ lấy theo điểm thi của lần thi có điểm cao nhất.
Thời gian dự thi và hình thức dự thi: Các môn (1), (2), (3), (4) thi viết 180 phút. Môn Tin học thi viết 120 phút, thi thực hành trên máy vi tính 30 phút.
2- Điều kiện dự thi
2.1- Dự thi lần đầu
Người đăng ký dự thi lần đầu kỳ thi năm 2008 phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phải có điều kiện quy định tại điểm a, d, h Mục 2.1 Phần I trên đây;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán;
c) Thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên kể từ năm ghi trên bằng tốt nghiệp đại học tính đến ngày 20/10/2008 (Bằng Đại học cấp năm 2003 trở về trước).
2.2- Dự thi lại môn thi chưa đạt yêu cầu, thi nâng điểm hoặc thi tiếp các môn chưa thi
Phải có giấy chứng nhận điểm thi kỳ thi năm 2006, 2007 do Hội đồng thi Kiểm toán viên cấp Nhà nước cấp.
III- ĐĂNG KÝ DỰ THI
1- Đăng ký dự thi lần đầu kỳ thi năm 2008
b) Người đăng ký dự thi lần đầu để lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán có thể đăng ký dự thi cả 5 môn hoặc đăng ký dự thi tối thiểu 3 môn trong số 5 môn thi nói trên; các môn còn lại sẽ được đăng ký thi tiếp kỳ thi năm 2009 hoặc năm 2010.
đ) Miễn thi môn Tin học cho người có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành công nghệ thông tin.
e) Miễn thi môn Tin học và Ngoại ngữ cho người có Thẻ thẩm định viên về giá do tổ chức có thẩm quyền cấp.
2- Đăng ký dự thi lại hoặc thi tiếp các môn chưa thi
Những người đã dự thi kỳ thi năm 2006, 2007 nhưng chưa đạt yêu cầu hoặc chưa thi hết các môn thi sẽ được đăng ký dự thi kỳ thi năm 2008 theo hướng dẫn sau:
b) Đối với người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán: Đăng ký dự thi các môn chưa thi, thi lại các môn đã thi chưa đạt 5 điểm và có thể thi thêm các môn đã đạt từ 5 điểm trở lên (kể cả môn Tin học) để đảm bảo tổng số điểm tối thiểu 5 môn thi là 32 điểm.
3- Người dự thi chỉ được thi các môn đã đăng ký
IV- HỒ SƠ DỰ THI
Mỗi người đăng ký dự thi Kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề nộp 01 bộ hồ sơ.
1- Người dự thi lần đầu, hồ sơ gồm:
a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan quản lý và dán ảnh cỡ 4x6;
b) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc Uỷ ban Nhân dân địa phương nơi thường trú;
c) Các bản sao văn bằng chứng chỉ có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng: Bằng Đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học (photo dọc khổ giấy A4);
d) 2 ảnh mầu cỡ 4x6 chụp năm 2008 ghi rõ họ tên, năm sinh phía sau ảnh và 2 phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận thông báo thi, kết quả thi.
đ) Nếu là bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kinh tế, quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh thì phải nộp kèm theo bảng điểm có ghi rõ số đơn vị học trình của tất cả các môn học.
2- Người thi lại hoặc thi tiếp các môn chưa thi, hồ sơ gồm:
a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan quản lý và dán ảnh cỡ 4x6;
b) Bản sao Giấy chứng nhận điểm thi kỳ thi 2006, 2007 do Hội đồng thi kiểm toán viên cấp Nhà nước cấp;
c) 2 ảnh màu cỡ 4x6 chụp năm 2008 ghi rõ họ tên, năm sinh phía sau ảnh và 2 phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận thông báo thi, kết quả thi.
3- Người có Chứng chỉ hành nghề kế toán đăng ký dự thi chuyển tiếp lấy Chứng chỉ kiểm toán viên, hồ sơ gồm:
a) Có đủ hồ sơ quy định tại điểm a, b, d mục 1, Phần IV thông báo này;
b) Bản sao Chứng chỉ hành nghề kế toán do Bộ Tài chính cấp;
c) Bản sao chứng chỉ ngoại ngữ có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng.
4- Phát hành hồ sơ dự thi: Từ ngày 20/8/2008 đến ngày 20/9/2008:
b) Hồ sơ dự thi kế toán viên hành nghề:
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Văn phòng Hội Kế toán TP. HCM - 142 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 3 - TP. HCM; Điện thoại: 08.9303908.
5- Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 20/8/2008 đến hết ngày 20/9/2008 tại các địa chỉ nêu tại mục 4, Phần IV thông báo này.
6- Lệ phí dự thi: Chỉ tính cho những môn đăng ký dự thi theo mức thông báo tại nơi nhận hồ sơ. Lệ phí dự thi phải nộp khi nộp hồ sơ dự thi. Lệ phí thi đã nộp không được hoàn lại trừ trường hợp người dự thi đã được Hội đồng thi thông báo không đủ điều kiện dự thi năm 2008.
7- Hồ sơ dự thi làm không theo mẫu quy định, không đầy đủ, lập không đúng theo thông báo này, hồ sơ của người không đủ điều kiện dự thi hoặc chưa nộp lệ phí dự thi, hồ sơ nộp sau ngày 20/9/2008 sẽ không được chấp nhận: Hồ sơ đã nộp không trả lại người đăng ký dự thi.
V- THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM THI
Thời gian thi dự kiến vào cuối tháng 10/2008 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Lịch thi và địa điểm thi cụ thể Hội đồng thi sẽ thông báo cho từng người đủ điều kiện dự thi vào đầu tháng 10/2008 và thông báo trên Website của Bộ Tài chính.
2- Thời gian thi: Dự kiến vào cuối tháng 10/2008
3- Địa điểm thi: Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
4- Nội dung và cách thức thi sát hạch: Theo quy định tại Điều 17 - Chương III của Quy chế thi và cấp Chứng chỉ KTV và Chứng chỉ hành nghề kế toán (Ban hành theo Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Thông tin chi tiết về kỳ thi năm 2008 xem Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ Tài chính và bản tin trên website của Bộ Tài chính./.
 
Ðề: Chứng chỉ hành nghề KT

Hix ...đọc đã thấy khó rùi .Mà ko bít lệ phí cụ thể thế nào nhỉ ?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top