Chia sẻ những kinh nghiệm xin việc làm cho các bạn trẻ

hangnghiem

Khỉ vàng đáng iu ^_*
Hội viên mới
Thân gửi các bạn!

Như mọi người đều biết, sau khi tốt nghiệp xong thì điều đầu tiên làm các bạn băn khoăn lo lắng nhất đó chính là “ Việc Làm”. Làm sao mình có thể tìm được việc làm ưng ý, một việc làm ổn định và mình sẽ bắt đầu từ đâu?....Mình tin chắc rằng, những vấn đề mà mình vừa nêu ra ở trên đều là những vấn đề mà các bạn sinh viên đặc biệt là sinh viên năm cuối rất quan tâm. Do vậy, qua TOPIC này mình muốn chúng ta hãy chia sẻ những kinh nghiệm, những bí quyết cho nhau trong vấn đề tìm kiếm việc làm. Đặc biệt, rất hoan nghênh những thành viên – những bậc tiền bối đi trước đóng góp ý kiến cho các đàn em đi sau những kinh nghiệm xương máu trong vấn đề tìm kiếm việc làm. Mình mới đọc một bài báo nói về 4 bí quyết xin việc khá hay và nêu lên đây để mọi người tham khảo và cho ý kiến nhé:

Bí quyết 1: Biết rõ phải tìm việc ở đâu

Ngày nay, mặc dù nhiều công ty có sử dụng các chuyên gia săn đầu người để kiểm tra các ứng viên, đặc biệt là những vị trí quản lý cấp cao, song các phần mềm kiểm tra sơ yếu lí lịch, những bài đánh giá trực tuyến để phân loại ban đầu các ứng viên vẫn là những công cụ phổ biến.

“Và thay vì đăng các thông báo tuyển dụng mở trên phương tiện thông tin đại chúng, nơi có thể thu hút các ứng viên đủ loại, các công ty có xu hướng sử dụng quảng cáo trên những tạp chí, báo chuyên ngành hoặcnhững mục quảng cáo tuyển dụng chuyên về lĩnh vực của họ”, Mark Bartz, đồng sáng lập hãng tư vấn tìm việc Executive Careers Inc, cho biết.

Còn theo Ginny Gomez, phó chủ tịch phát triển sản phẩm của hãng Peopleclick, một công ty tư vấn và phần mềm về tuyển dụng: “Các công ty ngày nay có xu hướng thông báo tuyển dụng trên trang web của công ty, hay những trang web việc làm. Về phía các ứng viên, họ cũng có thể chủ động đăng gửi sơ yếu lý lịch vào đây, thông báo mình tìm một loại công việc cụ thể nào đó”. Khi có nhu cầu cho một vị trí công việc mới, một hệ thống sẽ tự động sắp xếp và gạn lọc các bản sơ yếu l‎ý lịch thông qua những từ khóa để tìm kiếm các ứng viên thích hợp.

Và khi bạn sử dụng trang web của một công ty để đăng gửi sơ yếu l‎ý lịch, bạn có thể phải trả lời một loạt các câu hỏi thiết kế sẵn nhằm đem lại cho nhà tuyển dụng một vài nhận định nào đó. Họ muốn đánh giá sơ bộ xem năng lực bạn có thích hợp với loại công việc bạn muốn tìm hay không, đồng thời kiểm tra các kỹ năng của bạn.

“Các câu hỏi như vậy luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược tuyển dụng của các công ty, và các ứng viên nên biết rằng nếu không vượt qua những đánh giá sơ bộ này, họ sẽ bị loại ngay lập tức”, Gomez nói.

Bí quyết 2: Đảm bảo rằng công ty quan tâm tới bạn

“Hãy thiết kế bản sơ yếu l‎ý lịch để nêu bật kinh nghiệm có liên quan tới công việc bạn đang dự tuyển. Đồng thời, bạn cần nêu bật lý do tại sao nhà tuyển dụng nên quan tâm tới bạn”, Phil Carpenter, phó chủ tịch tiếp thị tại SimplyHired.com, một trang web tìm việc trực tuyến, cho biết.

Theo Amy Hoover, phó chủ tịch điều hành TalentZoo, một nhà tuyển dụng chuyên về các công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thì để làm được điều này “cần phải nhấn mạnh kết quả, chứ không phải hành động”.

“Mục tiêu của bạn là để người đọc bản sơ yếu lý lịch cuối cùng phải đặt ra câu hỏi: làm thế nào mà anh ta làm được điều này?”, Mark Bartz cho biết.

Muốn nổi bật thì ngoài việc đưa ra những câu trả lời thể hiện trình độ chuyên môn, và kinh nghiệm, còn phải chứng tỏ cả những kỹ năng tuyệt vời khác không thể đào tạo được dễ dàng như trực giác, sáng tạo, sâu sắc, tháo vát,.... “Đây là nhân tố then chốt giúp bạn được nhận vào làm việc”, Bartz nói.

Bên cạnh đó, một vấn đề khác cần phải quan tâm là sau khi bản sơ yếu l‎ý lịch của bạn đã vượt qua vòng sơ loại đầu tiên này, thì điều gì giúp nó lọt vào trong top 10? Câu trả lời là các từ khoá tương thích tối đa với công việc bạn đăng gửi. Có như vậy nó mới thích hợp với các phần mềm kiểm tra tra sơ yếu l‎ý lịch.

Bartz đề xuất về việc đánh bóng bản thân trên các bản sơ yếu l‎ý lịch và thư giới thiệu phải sao cho ngắn gọn nhưng đủ ý. Ví dụ “một nhà tiếp thị sản phẩm với chuyên môn trong hoạt động xây dựng nhãn hiệu và nghiên cứu thị trường”. Sau đó, nêu bật kinh nghiệm trong quá khứ của bạn trong khoảng 12 đến 20 từ hay cụm từ nói về từng lĩnh vực chuyên môn, ví dụ đối với hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn có thể cho biết rằng mình đã làm việc với các dự án liên quan tới “nghiên cứu nhân khẩu học” hay “chu kỳ sống của sản phẩm”.

Bí quyết 3: Giải thích rằng bạn mong muốn công việc này

Việc bạn muốn một vị trí công việc và thể hiện điều đó là hai việc hoàn toàn khác biệt.

“Những gì sẽ khiến bạn trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh tại cùng một vạch xuất phát là một bức thư giới thiệu chi tiết để nhân viên tuyển dụng biết bạn đã thực sự dành thời gian để suy nghĩ về hoạt động kinh doanh của công ty họ và vai trò mà bạn có thể đảm nhận hiệu quả nếu được tuyển dụng vào công ty”, - Phil Carpenter cho biết.

Còn theo Amy Hoover , bạn thể hiện cho công ty thấy bạn suy nghĩ như thế nào về các hành động giúp tiếp thị sản phẩm tốt hơn hay cải thiện chất lượng dịch vụ hiệu quả hơn. Nó sẽ giúp bạn trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác.

“Trong cuộc phỏng vấn, hãy nêu bật các dự án thành công mà bạn đã từng làm và cảm thấy sung sướng vì đã đặt hết vào đó tình cảm và tâm huyết của mình. Đấy chính là một đặc tính các nhà tuyển dụng rất mong thấy được ở các ứng viên xin việc”, - Mark Bartz cho biết.

Bí quyết 4: Tìm hiểu về công ty dự tuyển

“Việc có những hiểu biết đầy đủ về bản chất công việc bạn dự tuyển, về công ty bạn mong muốn làm việc và về ngành công nghiệp công ty hoạt động là vô cùng thiết yếu”, - Ginny Gomez cho biết.

Còn theo Mark Bartz, bạn nên tìm hiểu về công ty dự tuyển thông qua một người nào đó bên trong công ty. Nếu cá nhân bạn không biết một ai đó trong công ty, bạn có thể tìm thấy những thông tin cần thiết qua những trang web về mạng lưới kinh doanh tại địa phương.

Cuối cùng, sự lịch thiệp, nhã nhặn trong các giao tiếp tìm việc luôn là một tài sản quý giá. “Một cái bắt tay thích hợp cùng lời cảm ơn đúng lúc sẽ có tác dụng rất lớn”, - Amy Hoover cho biết, “Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ gửi e-mail cảm ơn tới nhà tuyển dụng trong vòng hai mươi tư giờ sau cuộc phỏng vấn”.

Và bạn không nên thất vọng nếu không tìm được việc sau nhiều nỗ lực. Trên thực tế, không ít người thành đạt đã phải mất nhiều thời gian để có được một công việc như mong muốn. Lúc này, điều quan trong là bạn phải tiếp tục với những bước đi trên và điều chỉnh theo tình hình thực tế. Bạn nên định kỳ xem xét lại để đánh giá thư xin việc, sơ yếu lý lịch, phương pháp tìm kiếm của mình, các ngành và công việc bạn đang xin vào làm. Việc đó sẽ giúp bạn tiếp tục giữ đúng hướng đi và giảm thiểu những cố gắng không cần thiết.

Theo Thanh Bình
(Dịch từ CNN Money)
 
Ðề: Chia sẻ những kinh nghiệm xin việc làm cho các bạn trẻ

Lời khuyên đối với đơn xin việc cho vị trí chuyên viên tài chính

Cơ hội nghề nghiệp cho các chuyên viên tài chính có thể tìm thấy trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào. Cho dù bạn nộp đơn cho vị trí kế toán trưởng hoặc trưởng phòng tài chính, chuyên viên phân tích tài chính hoặc lên kế hoạch tài chính, quản lý danh mục vốn đầu tư hoặc cố vấn đầu tư đi chăng nữa thì những điều kiện thiết yếu của đơn xin việc vẫn như nhau.

Khi viết đơn xin việc cho các vị trí này, bạn hãy chú trọng vào kỹ năng, lĩnh vực chuyên môn, bằng cấp và thành tích cụ thể. Đơn xin việc phải chuyển tải được những gì bạn có thể làm cho công ty mình đang nhắm đến. Điều này có thể đạt được bằng cách minh họa những gì bạn đã cống hiến cho các công ty cũ hoặc cho tình hình tài chính ổn định của khách hàng.

Xác định mục tiêu của bạn

Trước khi viết đơn xin việc, bạn cần xác định rõ mục tiêu công việc. Nghiên cứu sơ bộ - xem xét thông tin tuyển dụng để biết vị trí nào đang trống và công ty nào đang tìm người, rồi đảm bảo mình đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng đưa ra. Việc nghiên cứu này sẽ giúp bạn xác định được đâu là những kỹ năng và kinh nghiệm mà mình nên nhấn mạnh trong đơn xin việc.

Tóm tắt năng lực chuyên môn chính yếu

Khi bạn xây dựng đơn xin việc, việc tóm tắt ưu điểm và năng lực chuyên môn chính yếu trong nửa trang đầu là hết sức quan trọng. Bạn có thể liệt kê trong phần Sơ lược năng lực chuyên môn và Lĩnh vực chuyên môn. Đây là một ví dụ về đoạn văn mở đầu của một người nộp đơn cho vị trí Trưởng phòng tài chính (CFO):

Trưởng phòng tài chính với 15 năm kinh nghiệm làm kế toán và quản lý trong công ty. Kinh nghiệm quản lý thực tiễn với chuyên môn phát triển hệ thống kế toán, quản lý và báo cáo tài chính. Thành tích đã được chứng minh trong việc phát triển và ứng dụng hệ thống quản lý tài chính và hoạt động công ty giúp cải thiện tình hình lời lỗ cùng vị thế cạnh tranh vững mạnh.


Khi đọc đoạn văn ngắn này, nhà tuyển dụng tương lai sẽ nắm bắt được ngay phạm vi kinh nghiệm chuyên môn của ứng viên này. Kế tiếp là phần Lĩnh vực chuyên môn, liệt kê một loạt từ khóa phù hợp với lựa chọn nghề nghiệp của bạn. Trong trường hợp của ứng viên trên, phần này có thể bao gồm những cụm từ sau:
  • Lập kế hoạch tài chính và chiến lược
  • Quản lý lời lỗ
  • Kiểm toán và khớp số liệu kế toán
  • Vốn lưu động
  • Phát triển và quản lý ngân sách
  • Đàm phán liên doanh hoặc sát nhập công ty
  • Quản lý và lập mô hình lưu chuyển tiền mặt
  • Định giá doanh nghiệp
Phần Lĩnh vực chuyên môn nên nêu bật kỹ năng đặc biệt và nền tảng kiến thức cụ thể của bạn. Bạn cũng nên liệt kê luôn bằng cấp chuyên môn đạt được trong ngành này.
Nhấn mạnh những thành tích của bạn

Phần còn lại của đơn xin việc nên xoáy vào khả năng chuyên môn của bạn. Ở mỗi vị trí công tác cũ, bạn nên viết một đoạn văn ngắn mô tả những nhiệm vụ cơ bản của bạn, kèm theo một danh sách gạch đầu dòng các thành tích. Nên đưa ra kết quả công tác bằng số liệu cụ thể. Ví dụ:
  • <LI class=MsoNormal style="COLOR: black">Góp phần làm tăng lợi tức và doanh thu của công ty lên 76% trong vòng 15 tháng, nhờ tăng trưởng hữu cơ và sáp nhập.
  • Gia tăng lưu chuyển tiền mặt lên 15 triệu đô-la bằng cách củng cố chức năng phân tích khoản nợ, giảm thời hạn thu hồi nợ từ 48 ngày xuống còn 15 ngày và hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ từ các khách hàng đầu tư không có lợi.
Các cụm từ then chốt liệt kê trong đơn xin việc của bạn


Nhân viên kế toán, nhân viên lập kế hoạch tài chính, kế toán chi phí, giám đốc quản lý danh mục chứng khoán, giám đốc tài chính, chuyên viên phân tích báo cáo tài chính, kiểm soát viên quốc tế, chuyên viên phân tích tài chính, trưởng phòng tài chính, thủ quỹ, trợ lý kiểm soát viên, kế toán sổ sách, nhân viên phụ trách khoản nợ phải trả, nhân viên phụ trách khoản nợ phải thu, nhân viên thu nợ, chuyên viên phân tích cổ phiếu đầu tư, chuyên viên phân tích khoản nợ, nhân viên tính lương, giám đốc tiền lương, trợ lý tài chính, giám đốc phụ trách quan hệ với nhà đầu tư, chuyên viên thu mua, giám đốc phụ trách mua hàng, kế toán tài sản cố định, tái sử dụng công nghệ xử lý kinh doanh, quản lý các nguy cơ trong kinh doanh, phân tích giá trị gia tăng, lập dự án tài chính, sổ cái, bảng cân đối, báo cáo tài chính, phân tích các khoản chi, báo cáo thuế, lên kế hoạch đóng thuế, bảng lương, quản trị lợi nhuận/phúc lợi, quản lý danh mục chứng khoán, lãnh đạo nhóm đa chức năng, lập kế hoạch tài chính và chiến lược, quản lý lời và lỗ, kiểm toán và khớp số liệu kế toán, vốn lưu động, quản lý ngân sách, liên doanh và sát nhập, quản lý lưu chuyển tiền mặt, định giá doanh nghiệp, báo cáo ngân hàng dữ liệu, kiểm toán và khớp số liệu kế toán, điều tiết kế toán, Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh, MS Excel, điều đình với ngân hàng, bảng tính.
Hàng ngàn nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên lý tưởng. Bạn biết mình cần tìm kiếm điều gì thông qua đơn xin việc cũng như biết chắc sẽ có những nhân vật khó tính làm công việc lựa chọn hồ sơ ứng viên. Do vậy, khi viết đơn xin việc cho mình, bạn cần đảm bảo nó phải thật hoàn hảo.

Thái Hằng / HRVietnam
 
Ðề: Chia sẻ những kinh nghiệm xin việc làm cho các bạn trẻ

có ai làm kế toán trong nhà hàng không? công việc phải làm là j vậy? giúp em với nhé. Thank mọi người!!!
 
Ðề: Chia sẻ những kinh nghiệm xin việc làm cho các bạn trẻ

nói thật khi đọc những kinh nghiệm này thì cũng giúp ích cho mình rất nhiều. Tuy nhiên thật khó để hoàn thiện được. Điều quan trọng là bạn hãy là ngưòi chọn việc chứ đừng để việc chọn người
 
Ðề: Chia sẻ những kinh nghiệm xin việc làm cho các bạn trẻ

đúng là gừng càng già càng cay!ah
 
Ðề: Chia sẻ những kinh nghiệm xin việc làm cho các bạn trẻ

hay quá...cần học mới được...hì
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top